Đau Mỏi đầu Gối Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đau nhức đầu gối sau sinh là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của chị em. Nếu không được can thiệp kịp thời, những cơn đau nghiêm trọng có thể dẫn tới các vấn đề phức tạp, tác động đến tâm lý cũng như sức khỏe của người mẹ.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng đau nhức đầu gối sau sinh.
Mục lục
Đau nhức đầu gối sau sinh là gì?
Trong thai kỳ, do phải chịu nhiều áp lực khi cơ thể tăng trọng lượng, khớp gối của phụ nữ mang thai thường có xu hướng yếu đi. Đau nhức đầu gối sau sinh là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở khớp gối khi sản phụ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Các cơn đau có tính chất khác nhau phụ thuộc tình trạng của mỗi chị em, đau thậm chí khởi phát từ các tháng gần cuối của thai kỳ và kéo dài, dai dẳng sau khi sinh xong.
Triệu chứng đau đầu gối sau sinh
Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Các biểu hiện hay gặp bao gồm:
- Nhức mỏi, khó chịu vùng đầu gối. Đôi khi bệnh nhân thấy có tiếng lạo xạo ở đầu gối khi di chuyển, đau khi ngồi lâu rồi đứng dậy.
- Cảm giác tê buốt, mất cảm giác 2 chân, yếu cơ, chân không có lực.
- Có thể sưng nóng đầu gối kèm theo rát, đau, ửng đỏ.
Nguyên nhân đau mỏi khớp gối sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối sau sinh. Sau đây là một số nguyên nhân mà chị em hay gặp phải:
Tăng cân trong thai kỳ
Đây là nguyên nhân chính gây tình trạng đau khớp gối ở phụ nữ sau sinh. Sự phát triển của thai nhi khiến cơ thể người mẹ phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài. Các khớp xương đặc biệt là khớp gối có xu hướng yếu đi gây nên những cơn đau nhức, thậm chí gây khó khăn trong việc di chuyển. Ngay cả sau khi em bé chào đời, tình trạng này vẫn có thể kéo dài do khớp cần thời gian để phục hồi.
Thay đổi hormon nội tiết trong quá trình mang thai
Các hormon dù chỉ thay đổi với một lượng nhỏ cũng có thể dẫn tới các biến đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ. Trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ cơ thể phụ nữ thường tiết nhiều hormon 2-relaxin. Đây là loại hormon có xu hướng làm giãn dây chằng ở các khớp phục vụ cho quá trình phát triển của bào thai. Tình trạng này gây nên các cơn đau nhức, tê mỏi vùng chi dưới, đặc biệt là đầu gối. Kết thúc thai kỳ, cơ thể cũng cần 1 khoảng thời gian để ổn định và quay trở lại trạng thái bình thường nên tình trạng đau vẫn kéo dài ngay cả khi người mẹ đã sinh con.
Có tiền sử mắc các bệnh xương khớp trước đó
Nổi bật nhất có thể kể đến bệnh viêm khớp mạn tính. Đây là bệnh lý khá phổ biến. Tổn thương khớp kết hợp với áp lực gia tăng từ việc mang thai khiến vùng gối sưng đau, nóng rát.
Lối sống ít vận động
Người mẹ có thói quen ngồi lâu trong một tư thế, không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có nguy cơ đau khớp gối sau sinh. Nguyên nhân do các khớp không được thư giãn đầy đủ, khô dịch khiến khớp thiếu linh động và gây đau nhức trong quá trình di chuyển, vận động.
Đau đầu gối sau sinh có tự khỏi được không?
Đau đầu gối sau sinh có thể cần 1 đến 2 tuần nhưng có trường hợp cần 3 – 4 tháng để khỏi hoàn toàn nếu các mẹ tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ thường lười vận động trong thời gian này do chế độ nghỉ thai sản, kết hợp với việc ăn uống không điều độ, nhiều dầu mỡ dễ khiến cho cơ thể tăng cân quá mức. Đây là lý do khiến cho những tổn thương ở khớp gối trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho khớp gối của thai phụ.
Khi nào đau đầu gối sau sinh cần đi khám bác sĩ?
Trong đa số các trường hợp, tình trạng đau có thể chấm dứt khi khớp gối được phục hồi hoàn toàn. Nếu các cơn đau kéo dài quá 4 tháng hoặc đau có tính chất nghiêm trọng, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu cơn đau gây ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ để có được biện pháp điều trị nhanh chóng và an toàn nhất.
Cách điều trị đau nhức đầu gối sau sinh
Điều trị đau nhức đầu gối sau sinh phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây đau. Do đó, chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng của cơ thể.
Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, việc sử dụng bất cứ một loại thuốc nào đều được cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc và chỉ sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen khi đau nhiều… Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc có thể áp dụng sau đây:
Chườm lạnh
Nhiệt độ thấp làm tê liệt các dây thần kinh ngoại biên, bệnh nhân bớt cảm giác đau đồng thời khớp bớt sưng đỏ. Chườm lạnh thích hợp cho các trường hợp đau nhức đầu gối cấp tính và có viêm do có khả năng giảm đau nhanh chóng, cách thực hiện đơn giản.
Cách làm: bọc đá vào khăn sau đó chườm lên gối trong khoảng 20 phút. Có thể chườm lạnh bất cứ khi nào bệnh nhân thấy đau.
Lưu ý không nên chườm lạnh quá 20 phút. Nếu vẫn thấy đau, người bệnh nên tạm nghỉ 1 tiếng trước khi chườm lần tiếp theo. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.Video: Hướng dẫn chườm lạnh đúng cách
Chườm nóng
Chườm nóng giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng cứng khớp và giúp phục hồi tổn thương. Việc tăng lưu thông máu sẽ thúc đẩy khả năng tái tạo của cơ thể, nhờ đó mà các tổn thương được phục hồi nhanh chóng hơn. Đây là biện pháp phù hợp với tình trạng đau khớp gối mãn tính, nguyên nhân không do viêm như đau vai gáy, thoái hóa khớp gối mãn tính…
Cách thực hiện: Dùng khăn ấm đắp lên vùng gối 10 – 15 phút cho đến khi hết nóng, có thể tiến hành nhiều lần. Nhiệt độ cao giúp thư giãn cơ xương và cải thiện tuần hoàn, giảm nhức mỏi khớp. Trong quá trình chườm nóng, chị em có thể đấm bóp, massage nhẹ nhàng ở các vùng da xung quanh đầu gối để thúc đẩy lưu thông máu nhiều hơn.
Có thể kết hợp phương pháp chườm nóng với các vị thuốc đông y như gừng, lá lốt, thì là… để tăng cường tác dụng giảm đau.
Massage – xoa bóp đầu gối
Massage là dùng các kích thích vật lý bằng tay giúp cải thiện tuần hoàn, giảm đau, giảm nhức mỏi chân tay khi vận động. Xoa bóp giúp tăng tiết dịch khớp, giảm cứng khớp và tăng khả năng hồi phục của khớp gối.
Cách massage gối cho phụ nữ sau sinh:
- Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên giường cứng, 2 chân duỗi thẳng.
- Xát gối: đặt 2 bàn tay ôm vào 2 khớp gối sau đó xát từ trên xuống lặp lại khoảng 20 lần.
- Day gối: đặt 2 bàn tay lên phần xương bánh chè sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi chiều làm 20 lần.
- Miết gối: để bệnh nhân ngồi tư thế cẳng chân vuông góc với đùi. Đặt 2 ngón tay cái lên mặt trước của gối, các ngón tay còn lại vòng ra phía sau gối. Dùng ngón cái miết mạnh từ trước ra sau gối, lặp lại khoảng 20 lần.
Giảm áp lực lên đầu gối
Phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối cần tránh mang vác vật nặng, hạn chế leo dốc hoặc đi ở nơi đường gồ ghề không bằng phẳng. Có thể mang lót hoặc đệm giày nếu thấy cần thiết để giảm áp lực lên gối khi di chuyển.
Điều chỉnh tư thế
Phụ nữ sau sinh nên thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu. Điều này có thể khiến tuần hoàn trì trệ dẫn tới cứng khớp, đau khi vận động hoặc chuyển tư thế. Khi ngồi, nên ngồi thẳng 2 chân vuông góc với mặt đất, không vắt chéo chân. Tư thế ngủ tốt nhất cho đầu gối theo chuyên gia là nằm thẳng. Tuy nhiên chị em vẫn có thể nằm nghiêng nhưng cần kẹp một chiếc gối mềm giữa 2 chân để giảm lực do 2 gối tác động lên nhau.
Vận động vừa sức
Các bài tập thể lực nhẹ nhàng là một cách giúp thư giãn xương khớp, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện chức năng sụn gối.
Yoga là bộ môn thường được chị em lựa chọn với các động tác đa dạng, có hiệu quả trong việc giúp cơ thể trở nên dẻo dai và thư giãn. Những lợi ích mà yoga đem lại:
- Tăng đàn hồi cho dây chằng, giảm nhức mỏi chân tay và đau, cứng khớp.
- Tăng cường thể chất, giúp thư giãn và ngủ sâu giấc.
- Kiểm soát cân nặng sau sinh, tránh gây áp lực lên khớp gối.
Phòng ngừa đau đầu gối sau sinh
Để tránh đau khớp gối sau sinh, các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong thời gian mang thai, tăng cường vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
- Duy trì, tăng cường chế độ luyện tập sau khi sinh.
- Tránh mang vác nặng, tránh ngồi sai và phải thay đổi tư thế thường xuyên.
- Nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya hoặc bỏ bữa.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, đậu nành… Tránh sử dụng các thực phẩm gây hại cho xương khớp như các loại quả họ cà, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thức ăn chứa quá nhiều muối…
- Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có gas.
- Khám thai định kỳ, đảm bảo cân nặng hợp lý cho cả mẹ và thai nhi.
- Bổ sung thêm canxi, vitamin D trước và sau sinh.
Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh!
Tài liệu tham khảo
https://benhvienquandan102.org/dau-khop-goi-sau-sinh-5473.html
Từ khóa » đau Khớp Gối Sau Sinh
-
Đau Mỏi Khớp Gối Sau Sinh - Vinmec
-
Đau Khớp Gối Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Đầu Gối Sau Sinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
{Hỏi – đáp} Đau Nhức đầu Gối Sau Khi Sinh Do đâu? Cách điều Trị Ra ...
-
Đau Nhức đầu Gối Sau Sinh - CIH - Bệnh Viện Quốc Tế City
-
Đau đầu Gối Sau Sinh – Mẹ Nên Làm Gì để Khắc Phục
-
Vì Sao Mẹ Bị đau Nhức Xương Khớp Sau Khi Sinh? - Phòng Khám ACC
-
Đau Khớp Gối Sau Khi Sinh – Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân đau Khớp Gối Sau Sinh Và Cách Chữa Trị
-
Đau Khớp Gối Sau Sinh Và Cách Chữa Hiệu Quả, An Toàn Giúp Mẹ ...
-
Viêm Khớp Sau Sinh Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều ...
-
Vạch Mặt Nguyên Nhân Gây Viêm Khớp Sau Sinh - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đau 2 đầu Gối Sau Sinh
-
Đau Khớp Gối Sau Sinh Và Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả Nhất
-
Bị đau đầu Gối Sau Sinh Do đâu? Cách Trị đau Khớp Gối Sau Khi Sinh
-
Hướng Dẫn Cách Giảm Nhức Mỏi Sau Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau Gối Sau Sinh, Làm Sao để Giảm Triệu Chứng? | ThS.BS.CK2 Mai ...