Đau Mỏi Vai Gáy Hoa Mắt Chóng Mặt Là Bệnh Gì, Cách Xử Lý Ra ...

5/5 - (4 bình chọn)

đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt

Đau Mỏi Vai Gáy Hoa Mắt Chóng Mặt Là Bệnh Gì, Cách Xử Lý Ra Sao?

Đau Mỏi Vai Gáy Hoa Mắt Chóng Mặt Là Bệnh Gì, Cách Xử Lý Ra Sao?

Đặt lịch

Trên thực tế, có khá nhiều người đã từng gặp phải triệu chứng đau mỏi vai gáy, hoa mắt, chóng mặt. Theo các chuyên gia, có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này, trong đó có cả yếu tố bệnh lý.

Đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài trên 2, 3 tuần mà thuyên giảm thì đâu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

  • Thoái hóa cột sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Vẹo cổ bẩm sinh.
  • Hẹp ống sống.
  • U đỉnh phổi.
  • Viêm hoặc chấn thương vùng cổ.
Đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt có thể khởi phát do các bệnh lý về xương khớp
Đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt có thể khởi phát do các bệnh lý về xương khớp

Ngoài ra, tình trạng đau mỏi vai gáy, hoa mắt, chóng mặt còn có thể liên quan đến chứng thiếu máu não hoặc do đau đầu vận mạch. Đau đầu vận mạch là tình trạng mạch máu não bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền, hệ quả là dẫn đến những cơn đau gáy dữ dội, cảm giác đau có thể kéo dài đến tận thái dương kèm theo chóng mặt, buồn nôn.

Nếu tình trạng chóng mặt đau mỏi vai gáy xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, thì người bệnh bị cần thăm khám bác sĩ sớm để điều trị và theo dõi thường xuyên. Nhất là khi các triệu chứng trên đi kèm với biểu hiện tê bì tay, teo cơ, yếu tay…

Nguyên nhân đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tình trạng chóng mặt đau vai gáy cũng có thể khởi phát do bạn nằm hoặc ngồi sai tư thế, vận động quá mức, căng thẳng mệt mỏi hay dị tật bẩm sinh.

Yếu tố cơ học gây đau vai gáy, buồn nôn, chóng mặt

Các yếu tố cơ học có thể khiến bạn bị đau vai gáy, buồn nôn, chóng mặt là:

  • Lao động nặng nhọc.
  • Thực hiện 1 động tác nhiều lần trong thời gian dài.
  • Chấn thương.
  • Vận động, ngồi làm việc, lái xe, xem ti vi sai tư thế.
  • Ngủ gối cao đầu, ngủ nghiêng nhiều 1 bên.

Nếu tình trạng đau vai gáy xuất hiện do những yếu tố trên, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều vào buổi sáng sớm mỗi khi thức dậy. Tuy nhiên cảm giác khó chịu có thể kết thúc sau vài ngày hoặc tối đa là vài tuần. Trong trường hợp có áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với việc thay đổi lối sống, sinh hoạt thì tình trạng đau vai gáy sẽ thuyên giảm nhanh hơn.

Mang vác nặng là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy thường gặp nhất
Mang vác nặng là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy thường gặp nhất

Đau vai gáy chóng mặt do căng thẳng

Có thể sẽ khiến bạn bất ngờ nhưng tình trạng đau vai gáy chóng mặt cũng có thể xảy ra khi bạn bị căng thẳng, áp lực chuyện công việc hoặc thức khuya thường xuyên. Nguyên nhân là do khi đầu óc không được thoải mái, vùng cơ và các dây thần kinh xung quanh như vai gáy cũng bị áp lực và căng cứng hơn. Bên cạnh đó, cổ – vai – gáy lại đóng vai trò là con đường duy nhất đưa các xung truyền thần kinh từ não đi xuống các bộ phận. Bởi vì thế mà chúng vô cùng nhạy cảm và cũng dễ bị đau hơn so với nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Chóng mặt đau mỏi vai gáy do thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột, áp suất khí quyển hạ thấp hoặc khi ngồi trước quạt hay điều hòa, dầm mưa lâu và tắm gội ban đêm đều là các yếu tố có thể làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Hệ quả là các cơ bị thiếu máu cục bộ dẫn đến hội chứng căng đau vai gáy kèm hiện tượng chóng mặt, hoa mắt.

Vùng cơ ở vai gáy là khu vực thường xuyên phải hoạt động nên khó tránh khỏi việc hay bị đau nhức. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cơn đau vai gáy có nguyên nhân không rõ ràng và bạn cần được theo dõi và thăm khám sớm.

Các tổn thương vai gáy nếu như không được cải thiện kịp thời có thể để lại những biến chứng khó phục hồi lên khớp. Trong đó, khá nhiều người đã bị đau khớp mạn tính, hình thành gai xương, biến dạng khớp và khó khăn trong việc vận động…. Đặc biệt, vai gáy bị tổn thưởng còn đồng nghĩa với việc sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, trong khi đó đây lại là hai thành phần chịu lực quan trọng của khớp. Do đó, khi gặp phài tình trạng này, bạn cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Chẩn đoán chứng đau mỏi vai gáy, hoa mắt, chóng mặt

Đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt nếu như chỉ kéo dài 1-2 ngày thì có thể do yếu tố cơ học hay thời tiết. Trong trường hợp tình trạng này khỏi hẳn trong 1-2 tuần thì thường là do căng thẳng. Tuy nhiên, nếu đau mỏi vai gáy kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan.

XEM THÊM

  • Đau vai gáy nên ăn gì? Top 8 thực phẩm có lợi nhất chuyên gia khuyên dùng
Khi có dấu hiệu đau mỏi vai gáy kéo dài trong nhiều ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh
Khi có dấu hiệu đau mỏi vai gáy kéo dài trong nhiều ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh

Hãy đến ngay các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín nếu thấy tình trạng chóng mặt đau vai gáy dữ dội hoặc kéo dài liên tục trong vài tuần. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương vai gáy thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm khám lâm sàng.

Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương vai gáy, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kỹ thuật sau:

  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp X-quang vai gáy, bác sĩ có thể phát hiện được các khe hẹp tại vị trí giữa 2 đốt sống, khối u…
  • Chụp CT: Chụp CT sẽ cho ra những hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của phần cổ vai gáy.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện ra các vấn đề liên quan đến dây thần kinh, tủy sống, dây chằng vùng cổ vai gáy.
  • Chụp tủy sống: Phương pháp chụp tủy sống có thể thay thế cho kỹ thuật chụp cộng hưởng từ trong trường hợp cần thiết.

Cách điều trị đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt

Đau cổ vai gáy hoa mắt chóng mặt trong thời gian dài không chỉ gây đau, khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người bệnh. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa bệnh sau đây để đẩy lùi triệu chứng bệnh cũng như nâng cao sức khỏe.

Điều trị theo Tây y

Uống thuốc giảm đau, áp dụng vật lý trị liệu và phẫu thuật là những phương pháp Tây y được dùng nhiều trong chữa đau mỏi vai gáy.

Uống thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau mỏi vai gáy có thể thuộc nhóm kê toa hoặc không kê toa. Cụ thể:

  • Nhóm thuốc không kê toa: Gồm Paracetamol, Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen, Myonal,…
  • Nhóm thuốc kê toa: Thuốc kháng viêm, giảm đau có Steroid Corticoid: Glucosamin sulfat.
Thuốc giảm đau chữa đau mỏi vai gáy chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ
Thuốc giảm đau chữa đau mỏi vai gáy chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ

Vật lý trị liệu

Để cải thiện tình trạng đau vai gáy thì người bệnh không nên bỏ qua các phương pháp vật lý trị. Trong đó, phổ biến nhất là kỹ thuật:

  • Điện phân trị liệu: Phương pháp này có tác dụng chống co thắt cơ, giảm kích thích dây thần kinh đồng thời thuyên giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy chóng mặt.
  • Siêu âm trị liệu: Siêu âm trị liệu giúp hỗ trợ gia tăng tuần hoàn máu, giảm đau, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng giúp giảm kết dính khớp, giãn cơ, tăng cường tái tạo các mô khớp mới.
  • Sóng ngắn: Tác dụng của phương pháp vật lý trị liệu này là tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong vai gáy, tăng cường chuyển hóa, chống hiện tượng phù nề, kháng viêm giảm đau.
  • Laser: Phương pháp Laser giúp giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức sụn khớp.
  • Vận động vùng cổ gáy: Tùy vào tình trạng đau mỏi vai gáy mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một số bài tập nhẹ nhàng nhằm kéo giãn cơ thể. Trong đó, sử dụng phổ biến nhất là đông tác ưỡn cổ, ngửa đầu ra phía sau, cúi đầu về phía trước, nghiêng đầu sang trái, sang phải hoặc xoay tròn đầu và cổ và cử động cổ lên xuống,… Tất cả các bài tập này đều giúp giãn cơ tại vị trí cổ, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

Phẫu thuật: Trong trường hợp tình trạng đau mỏi vai gáy khởi phát do một số bệnh lý như hẹp ống sống, trượt đốt sống, chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm thì người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Điều trị theo Đông y

Đông y có thể áp dụng kỹ thuật châm cứu hoặc một số bài thuốc giảm đau vai gáy hiệu quả.

  • Châm cứu: 3 huyệt chính thường được thầy thuốc tác động để giảm đau mỏi vai gáy là: Huyệt phong thuỷ (trị chứng cứng gáy, cứng cổ), Huyệt phong trì (điều trị chứng đau đầu, đau mỏi vai gáy), Huyệt đại chùy (tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cơn đau mỏi vai gáy tái phát).
  • Bài thuốc số 1 (Xương khớp tại Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102): Đây là thành quả của sự kết hợp hài hòa của hơn 30 vị nam dược giúp bổ chính khu tà, đem lại hiệu quả điều trị bệnh từ trong ra ngoài. Nhờ đó mà người bệnh có thể khỏi hoàn toàn triệu chứng đau mỏi vai gáy, hoa mắt chóng mặt với 3 giai đoạn là: Điều trị triệu chứng, điều trị căn nguyên gây bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Một số thành phần trong bài thuốc bổ xương khớp, giảm đau vai gáy của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Một số thành phần trong bài thuốc bổ xương khớp, giảm đau vai gáy của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
  • Bài thuốc số 2 (Xương khớp Đỗ Minh Đường): Dựa vào việc bám sát nguyên lý chữa bệnh xương khớp của Đông y cùng với mục đích muốn đẩy lùi toàn diện bệnh mà nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã cố gắng kết hợp 4 công dụng trong 1 bài thuốc cổ truyền. Cũng nhờ vậy mà căn nguyên gây bệnh được loại bỏ dứt điểm, ngăn chặn bệnh tái phát. Cụ thể đó là: Thuốc xương khớp, thuốc bổ gan giải độc, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc kiện tỳ ích tràng.
  • Bài thuốc Đông y số 3: Gồm thương truật, can khương, quế chi mỗi loại 8g; xuyên khung, ý dĩ phục linh mỗi loại 12g và cuối cùng là 6g cam thảo. Tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch và cho vào ấm sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần sử dụng.

Mẹo dân gian chữa chóng mặt đau vai gáy

Mẹo dân gian cũng được khá nhiều người áp dụng thành công để giảm đau mỏi vai gáy. Các nguyên liệu thường được sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, có tính sát khuẩn, kháng viêm cực tốt. Tuy nhiên, phương pháp này lại chì phù hợp với trường hợp đau vai gáy nhẹ, chưa có triệu chứng nghiêm trọng.

  • Dùng ngải cứu: Sao ngải cứu cùng muối biển và cho vào túi chườm lên vùng vai gáy bị đau, thực hiện động tác ấn và di nhẹ nhàng.
  • Sử dụng phèn chua, cam và hành khô: Cắt bỏ phần đầu quả cam, khoét ruột rồi nhét phèn chua và hành khô vào. Nướng quả cam đến khi vỏ đen thì dừng lại. Cắt thành từng miếng rồi đắp lên gáy.
  • Xoa bóp: Việc xoa bóp nhẹ nhàng tại khu vực bị đau sẽ giúp giảm đau cũng như tăng cường lưu thông máu và giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn.

Chữa chóng mặt, đau mỏi vai gáy ở đâu tại Hà Nội?

Việc tìm một địa chỉ uy tín để khám chữa đau mỏi vai gáy là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh. Bởi các bệnh lý về xương khớp sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm nếu như không có phác đồ điều trị hiệu quả, chính xác từ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Tại Hà Nội, những địa chỉ chữa đau mỏi vai gáy được nhiều người đánh giá cao về cả chất lượng dịch vụ cũng như giá thành, hiệu quả điều trị mà bạn có thể tham khảo là:

  • Bệnh viện quân đội 108 – Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam, có sở hữu 2 chuyên khoa về xương khớp rất nổi tiếng đó là Khoa Nội – Thận – Khớp và Khoa ngoại Chấn thương chỉnh hình.
  • Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 – Đây là cơ sở y tế điều trị các bệnh xương khớp theo Y học cổ truyền. Bên cạnh việc kế thừa và phát huy những bài thuốc quý từ xa xưa, Quân dân 102 cũng áp dụng thêm các biện pháp trị liệu khác như bấm huyệt, châm cứu,…
  • Trung tâm Thuốc dân tộc – Là đơn vị Y học cổ truyền rất nổi tiếng tại Việt Nam nhờ sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền.
Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 chữa bệnh bằng đông y có biện chứng
Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 chữa bệnh bằng đông y có biện chứng

Phòng ngừa đau vai gáy hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Để phòng ngừa cũng như kiểm soát hiệu quả chứng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn, các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng đồng thời những biện pháp sau:

  • Thay đổi các tư thế sai khi vận động, làm việc, học tập. Chẳng hạn như ngồi vẹo, ngồi quá lây, xoay cổ, xoay lưng mạnh đột ngột,… Tất cả các hoạt động này đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và gây nên các cơn đau vai gáy.
  • Trong trường hợp phải lao động nặng nhọc, bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của đồng nghiệp hoặc các máy móc, thiết bị chuyên dụng nhằm hạn chế tối đa áp lực lên vùng cổ-vai-gáy.
  • Hạn chế mang vác nặng, quá sức, nhất là khi bạn không thường xuyên phải làm việc nặng nhọc.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, cân bằng dưỡng chất. Trong đó, tập trung bổ sung các dưỡng chất như canxi, kali, vitamin nhóm B, C, E,… nhằm nâng cao sức khỏe, độ bền bỉ của cơ, xương, khớp.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút với các bài tập có cường độ phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Phân bổ hợp lý thời gian nghỉ ngơi và làm việc để tránh căng thẳng, tạo áp lực lên xương khớp.
  • Cung cấp cho cơ thể đủ 2 lít nước/ ngày để xương khớp đủ ẩm và hoạt động trơn tru.
  • Hạn chế hút thuốc lá, chất kích thích và rượu bia,…bởi đây đều là tác nhân nguy hiểm khiến xương khớp dễ bị mài mòn, thoái hóa.
  • Giữ ấm cho cơ thể nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện các vấn đề liên quan đến xương khớp cần khắc phục ngay.

Đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt có thể khởi phát do yếu tố bệnh lý hoặc không. Tuy nhiên, mặc dù tình trạng này do bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì bạn cũng cần phải đến bệnh viện để thăm khám và khắc phục kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến học tập, công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

  • Đau vai gáy nhức đầu có nguy hiểm không? Thông tin chi tiết
  • Đau vai gáy khó thở là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Từ khóa » đau Mỏi Vai Gáy Chóng Mặt