Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay Có Nguy Hiểm Không?

Những cơn đau mỏi vai gáy tê bì chân tay đã không còn xa lạ gì với nhiều người. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay có nguy hiểm không và cách phòng tránh nhé!

Đau vai gáy tê có nguy hiểm không?

Đau vai gáy tê có nguy hiểm không?

Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?

Chứng đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi một hoặc một nhánh dây thần kinh, mạch máu ở vùng tay, vai gáy bị chèn ép, đè nén hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây ra co cơ, kích thích thần kinh bất chợt.

Dây thần kinh bị chèn ép thường là do áp lực lớn đến từ các mô xung quanh, như xương, sụn, cơ hoặc gân. Áp lực này làm gián đoạn chức năng của dây thần kinh, từ đó gây ra đau, ngứa ran, tê hoặc yếu tay. Còn khi hệ mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị chèn ép, nó sẽ làm máu ở vùng này bị lưu thông kém đi, khiến máu đi tới nuôi dưỡng dây thần kinh, cơ ở vùng tay vai gáy bị thiếu, dẫn đến tê đau.

Đau vai gáy tê tay là một hiện tượng thường gặp và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó chiếm hơn ở những người cao tuổi hoặc những người có nghề nghiệp phải lao động nặng nhọc, ngồi lâu một chỗ.

(*) Tê tay: Tê tay là tình trạng khi bạn cảm thấy mất cảm giác thông thường ở một bên tay hoặc cả hai bên tay, bao gồm cả những ngón tay. Tê tay cũng thường đi kèm với cảm giác như châm chích, ghim kim hoặc đốt cháy ở vùng bị tê.

Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?

Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?

Dấu hiệu nhận biết

Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Tuy nhiên, thường gặp nhất là:

  • Cơn đau bắt đầu từ vùng gáy rồi lan sang khu vực tai, cổ. Nếu không được điều trị, cơn tê đau sẽ tiếp tục lan xuống đến vùng bả vai và cánh tay (ở một bên hoặc cả hai bên);
  • Có các cơn mỏi, nặng tay, biểu hiện ở việc khi nâng đỡ vật hoặc lái xe thì cần thường xuyên phải đổi tay cầm, giữ lái vì tay mỏi tê khó chịu;
  • Các cơn đau có thể đi kèm cảm giác chóng mặt, ù tai, dễ nghẹn, khó nuốt…
  • Đau vai gáy tê tay kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống.

Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này (Ảnh minh họa)

Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này (Ảnh minh họa)

Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không?

Thông thường, đau vai gáy tê tay là hậu quả của một số hoạt động sau:

  • Ngủ, sinh hoạt sai tư thế (khi ngủ gối đầu quá cao, ngủ không trở mình, ngủ hay nằm nghiêng gây nhiều áp lực lên cánh tay, ngủ co quắp, nằm vạ vật trên ghế xem tivi quá lâu, cúi đầu xem điện thoại, viết trong thời gian dài...);
  • Công việc phải ngồi lâu một tư thế (nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân sản xuất, lái xe, nhân viên đánh máy...)
  • Vận động sai (đột ngột quay cổ, giật cổ, không khởi động trước khi vận động,...)
  • Căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng có thể khiến các cơ bị co thắt chặt, chèn ép lên dây thần kinh. Vì thế, bạn cũng có thể bị đau vai gáy, tê tay khi bị căng thẳng quá mức.

Với những nguyên nhân này, bệnh không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng một số biện pháp tự chăm sóc, các bài tập đơn giản tại nhà.

Tuy nhiên, đau vai gáy tê tay cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh xương khớp có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày hay thậm chí là gây ra tàn tật.

Ngủ, sinh hoạt sai tư thế có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê tay ngay sau khi thức dậy (Ảnh minh họa)

Ngủ, sinh hoạt sai tư thế có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê tay ngay sau khi thức dậy (Ảnh minh họa)

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là bệnh gì?

Chấn thương vùng cổ

Vùng cổ vai gáy là vùng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị ngã, tai nạn xe hơi hay chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao.

Những chấn thương ảnh hưởng đến xương vùng cổ và các dây thần kinh tại đây có thể gây ra những cơn đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay.

Thoái hóa đốt sống cổ

Khi chúng ta già đi, các đĩa đệm ở vùng cột sống cổ sẽ bị thoái hóa dần, canxi lắng tụ dày ở các dây chằng dọc cổ, các gai cột sống được hình thành, chèn ép và làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân;
  • Đau đầu;
  • Tiếng lục cục khi bạn xoay cổ;
  • Mất thăng bằng và phối hợp giữa các chi;
  • Co thắt cơ ở cổ hoặc vai;
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến đau cổ, tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân (Ảnh minh họa)

Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến đau cổ, tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân (Ảnh minh họa)

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Là chứng bệnh chiếm đến 80% các bệnh lý về cột sống. Chứng bệnh này thường có biểu hiện đau nhức tại khu vực cổ, vai, gáy. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau tại các vùng cánh tay, bàn tay kèm theo biểu hiện tê, mỏi.

Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực

Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực là một hội chứng gồm những rối loạn gây chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu chi phối các chi trên.

Nếu hội chứng này được gây ra bởi các mạch máu bị chèn ép, triệu chứng thường là các cơn đau cổ kèm theo nóng hoặc lạnh do máu lưu thông kém. Còn nếu nó được gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh, triệu chứng có thể là đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở vai, cánh tay, đi kèm với tê nhức ở cổ.

Hội chứng đau cân cơ

Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome - MPS) là một bệnh lý đau mãn tính. Ở hội chứng này, mỗi khi ta nhấn vào các điểm kích hoạt (trigger point) thì cơn đau sẽ xuất hiện tại đó và có thể thấy đau ở cả những nơi cách xa điểm kích hoạt (như đau đầu, đau cổ, đau vai,...).

Ngoài đau cơ, hội chứng này cũng gây ra tình trạng tê, ngứa ran, yếu và cứng khớp.

Hội chứng đau cân cơ là một trong những nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa)

Hội chứng đau cân cơ là một trong những nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa)

Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome)

Còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy). Đây là một hội chứng gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ.

Tùy vào nguyên nhân và giai đoạn của bệnh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đau vùng cổ gáy lan lên vùng chẩm, đau xuống vai, cánh tay, bàn tay. Kèm theo các rối loạn vận động: yếu cơ, cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý gồm những cơn đau tập trung ở nhiều điểm khác nhau trên cơ thể, như: sau đầu, đỉnh hai vai, vùng ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay ngoài,... Những người bị đau cơ xơ hóa cũng có thể bị tê và ngứa ran ở tay, cánh tay, bàn chân, chân và mặt.

Bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa)

Bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa)

Các bệnh lý khác

Ngoài ra, đau vai gáy tê tay có có thể là biểu hiện của một số bệnhh lý khác như:

  • Vẹo cổ bẩm sinh
  • Dị tật
  • Ung thư cột sống
  • Lao
  • U hố sau
  • Nhiễm trùng
  • .v.v.

Điều trị đau vai gáy tê tay

Để điều trị bệnh hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bạn bị đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân do ngủ, sinh hoạt sai tư thế, ngồi quá lâu, vận động sai, các phương pháp điều trị có thể là:

  • Thay đổi tư thế đúng;
  • Tập các bài tập kéo giãn và tăng cường.
  • Dùng cao dán giảm đau.

Nếu bạn bị tê đau do chấn thương, có thể cần:

  • Sử dụng thuốc;
  • Bó nẹp bảo vệ tay

Nếu đau vai gáy tê tay là do bệnh lý, bệnh nhân cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh, và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đó, thông thường:

  • Sử dụng thuốc;
  • Phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị bổ sung:

  • Châm cứu;
  • Bấm huyệt;
  • Vật lý trị liệu;
  • .v.v.

Điều trị đau vai gáy tê bì chân tay

Điều trị đau vai gáy tê bì chân tay

Thay đổi tư thế đúng

Muốn giảm và hạn chế tình trạng đau vai gáy tê tay, bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm.

Khi ngủ. Chỉ nên sử dụng gối cao khoảng 10 cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy. Phần trên của vai cần đặt ở trên gối để tránh kéo dãn cột sống cổ và cơ bắp ở vùng này.

Khi xem tivi. Nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra thành ghế, cổ tựa vào điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.

Khi dùng điện thoại. Hạn chế cúi đầu quá lâu để sử dụng điện thoại hoặc kẹp điện thoại vào vai khi nghe.

Những người phải ngồi lâu một tư thế, hay phải cúi đầu (diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công,...) nên giải lao giữa giờ làm việc hoặc khi có thể; tránh căng thẳng và thực hiện một số bài tập để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vùng vai gáy.

Bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm (Ảnh minh họa)

Bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm (Ảnh minh họa)

Các bài tập

Có thể luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn như: Uỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống...

Thực hiện các động tác này hằng ngày có thể giúp giảm tình trạng đau vai gáy, tê tay.

Sử dụng thuốc

Thuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng đau vai gáy tê tay gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm;
  • Thuốc phong bế thần kinh;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Các vitamin nhóm B.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp (Ảnh minh họa)

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Nếu người bệnh bị đau vai gáy tê tay do một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống... thì cần phải phẫu thuật.

Châm cứu

Châm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quả, bởi nó kích thích cơ thể sản sinh ra morphin nội sinh, có khả năng ức chế cơn đau. Đồng thời, nó cũng giúp giảm áp lực lên hệ cơ và dây thần kinh, ổn định lại hoạt động của các dây chằng, từ đó giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng đau mỏi, tê bì. Ngoài ra, châm cứu còn có khả năng điều hòa nội tiết trong cơ thể, giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái, ổn định cảm xúc.

Để tiến hành châm cứu, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có chuyên môn, có giấy phép hành nghề. Việc này giúp bạn hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn.

☛ Tìm hiểu thêm: Châm cứu đau vai gáy – Thực hư về hiệu quả

Châm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quả

Châm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quả

Bấm huyệt

Bấm huyệt giúp cơ thể lưu thông dòng chảy khí huyết, cân bằng lại âm - dương, kích hoạt tuần hoàn máu, từ đó đẩy lùi tà khí, đau nhức, bệnh tật. Ngoài ra, bấm huyệt cũng có tác dụng giải tỏa tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị.

☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà

Vật lý trị liệu

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp giảm đau vai gáy, tê tay, giảm co cứng cơ, giãn mạch, như:

Các phương pháp điện trị liệu. Có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh, đưa thuốc giảm đau vào đúng vùng tổn thương.

Phương pháp laser. Giúp làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.

Kéo dãn cột sống bằng hệ thống kéo dãn kỹ thuật số. Đây là phương pháp để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm. Kỹ thuật này nhằm giải nén, tạo điều kiện để nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức.

Các phương pháp khác. Chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng,...

Lưu ý trong điều trị

  • Khi bị đau vai gáy tê tay, bệnh nhân không nên xoay, vặn mạnh để tránh làm tổn thương thêm các dây thần kinh;
  • Không tự ý uống thuốc tùy tiện;
  • Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, vẫn nên luyện tập để phòng tránh bệnh tái phát.
  • Không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính.

Phòng tránh

Bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh căn bệnh này.

  • Vận động hợp lý. Không nên ngồi nguyên một tư thế khi làm việc và sinh hoạt, mà nên vận động nhẹ để giúp các cơ được giãn ra và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe toàn diện và cả sức khỏe xương khớp.
  • Dinh dưỡng khoa học. Mỗi người cần nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Bổ sung dưỡng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp như canxi, các loại vitamin, omega-3,… Đồng thời hạn chế sử dụng những chất kích thích, các loại thức ăn nhanh.

Kết luận

Đau vai gáy tê tay là chứng bệnh gặp thường xuyên ở nhiều người, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Vì vậy, dù bệnh không nguy hiểm, ta vẫn nên quan tâm điều trị, thực hiện những biện pháp toàn diện để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa hội chứng này.

👉 Có thể bạn quan tâm:

Từ khóa » đau Mỏi Cổ Tê Tay