Đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau ... - JEX

Mu bàn chân bị đau nhức

Mu bàn chân bị đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nghiêm trọng như thoái hóa khớp cổ chân

Nguyên nhân khiến mu bàn chân bị đau đến từ hai hướng: Một là các yếu tố tác động bên ngoài và hai là bệnh lý xương khớp tiềm ẩn bên trong, cụ thể:

Những bệnh lý xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp cổ chân, viêm mắt cá chân và gout… khiến sụn khớp và xương ở bàn chân bị tổn thương (bào mòn theo thời gian) kèm theo phản ứng viêm sẽ làm cho mu bàn chân bị sưng. Cùng với biểu hiện sưng tấy, mu bàn chân của bạn sẽ đỏ lên, nóng ran và căng cứng gây cản trở các cử động của bàn chân.

Bên cạnh thoái hóa, viêm khớp và gout, mu bàn chân sưng tấy còn có thể là do một số bệnh lý khác như viêm dây thần kinh ngoại biên, tắc nghẽn mạch máu, viêm gân bàn chân, hoại tử chỏm xương đốt bàn chân… Do đau mu bàn chân là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau, thế nên cần phải đến bệnh viện kiểm tra để xác định chính xác nguồn gốc vấn đề.

Mu bàn chân là phần nhô lên cao nên thường là vị trí “chịu trận” đầu tiên, thế nên mu bàn chân rất dễ bị đau và sưng tấy khi có tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như va quệt, cọ xát… Ngay cả khi bạn đi giày quá chật hoặc đứng quá lâu cũng có thể khiến mu bàn chân bị sưng.

Triệu chứng đau mu bàn chân

Cơn đau ở mu bàn chân có thể bất ngờ xuất hiện khi bạn gặp chấn thương trong lúc chơi thể thao

Tuy nhiên, yếu tố chính gây đau mu bàn chân từ bên ngoài đó là lực tác động mạnh trong khi chơi thể thao, làm việc hoặc các va quệt khi tham gia giao thông khiến bạn bị bong gân, rách dây chằng khớp cổ chân; trật mắt cá hoặc gãy xương bàn chân… Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại cử động ở cổ chân hay bàn chân gây căng thẳng cũng dẫn đến sưng mu bàn chân. Ngoài ra, nguy cơ đau mu bàn chân sẽ cao hơn ở người lớn tuổi và người thừa cân:

Theo thời gian, bàn chân của chúng ta sẽ trở nên rộng hơn và phẳng hơn, khiến mu bàn chân bị lõm xuống gây đau mu bàn chân hoặc mắt cá chân.

Dư cân tăng áp lực lên bàn chân cũng là nguyên do khiến mu bàn chân dễ bị đau, nhất là đối với người phải đứng nhiều hoặc mang giày cao gót liên tục trong nhiều giờ.

Mu bàn chân bị đau có thể chỉ là phản ứng cơ học thông thường ngay tại thời điểm bị tác động lực, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân nguy hiểm. Bạn cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân, từ đó xác định phương pháp chữa trị hiệu quả.

Nói là đau mu bàn chân nhưng cơn đau này sẽ lan tỏa khắp bàn chân gồm ngón chân, cổ chân và mắt cá chân. Kèm theo cảm giác đau nhức là những biểu hiện dưới đây:

  • Đỏ ở vùng mu bàn chân.

  • Sưng mu chân và khu vực lân cận.

  • Căng cứng bàn chân khiến việc cử động bàn chân gặp khó khăn.

  • Nóng ran khi sờ vào mu bàn chân.

Tổn thương xương mu bàn chân

Tổn thương xương bàn chân, khớp cổ chân… là nguyên nhân khiến mu bàn chân bị đau nhức

Những triệu chứng này sẽ tăng mức độ khi bạn vận động bàn chân. Vậy nên, cần điều trị đau mu bàn chân sớm để việc đi lại và sinh hoạt thường ngày không bị cản trở.

Vì đau mu bàn chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thế nên phải xác định chính xác nguồn gốc vấn đề mới đưa ra phương pháp khắc phục tối ưu nhất, cụ thể như sau:

Điều trị đau mu bàn chân tại nhà

Khi mu bàn chân bị đau, bạn cần thực hiện ngay những điều dưới đây để giảm cảm giác đau nhức cũng như kiểm soát cơn đau chuyển nặng:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn bàn chân: Lúc này, bạn cần hạn chế việc di chuyển và ngừng các hoạt động mạnh cũng như mang vác nặng.

  • Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh y tế hoặc bọc đá vào khăn tắm sạch rồi đặt nhẹ nhàng lên mu bàn chân. Giữ như vậy khoảng 15 -20 phút/ 1 lần và mỗi ngày nên chườm lạnh khoảng 3 lần. Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp và liên tục, lần chườm sau nên cách lần chườm trước khoảng 1 tiếng rưỡi  đến 2 tiếng.

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng không được quá liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Như đã nói, khi đau mu bàn chân không sưng hay sưng bất thường thì đều có thể là biểu hiện của một tổn thương nào đó liên quan đến xương và khớp vùng bàn chân mà nguy cơ cao là thoái hóa khớp cổ chân hoặc viêm khớp dạng thấp, nhất là ở người lớn tuổi. Vì vậy, để loại bỏ tận gốc cơn đau mu bàn chân, chúng ta cần kiểm soát quá trình viêm – cơ chế sinh bệnh thoái hóa và viêm khớp nói chung.

Viêm khớp khởi phát do hệ miễn dịch nhầm lẫn sụn khớp hoặc màng hoạt dịch là kháng nguyên ngoại lai nên phát đi tự kháng thể và chất gây viêm để tiêu diệt. Cuộc “nội chiến” này dần dần hủy hoại sụn khớp, xương dưới sụn và làm giảm chất lượng dịch khớp khiến bạn cảm thấy đau nhức, kèm theo hiện tượng căng cứng và sưng quanh khớp.

Những nghiên cứu mới cho thấy việc bổ sung kịp thời các tinh chất tự nhiên có tác dụng ức chế yếu tố gây viêm, ngăn không cho quá trình viêm xảy ra như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau mu bàn chân hiệu quả. Cùng với công dụng kháng viêm, những dưỡng chất này (có trong JEX thế hệ mới) còn thúc đẩy phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn cũng như cải thiện chất lượng dịch khớp giúp khớp cổ chân, khớp ngón chân hoạt động trơn tru, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh lý thoái hóa, viêm khớp xảy ra ở vùng bàn chân đạt kết quả cao hơn.

Sản phẩm Jex thế hệ mới

Tổng hợp nhiều dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp – JEX thế hệ mới giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm đau mu bàn chân hiệu quả.

Cùng với đó, bạn có thể ngâm bàn chân vào nước muối ấm pha loãng rồi massage nhẹ nhàng. Nước muối ấm sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau hiệu quả, nhất là đối với trường hợp đau do viêm khớp hoặc viêm dây thần kinh ngoại vi.

Bài liên quan: Đau bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, vị trí và cách cải thiện

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Sau một vài ngày áp dụng điều trị tại nhà nhưng mu bàn chân vẫn đau nhức, tốt nhất bạn nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa thăm khám để được tư vấn cách loại bỏ cơn đau mu bàn chân dứt điểm. Bởi vì có thể đau mu bàn chân là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân nào đó mà bạn không biết.

Trong các bệnh lý xương khớp khiến mu bàn chân bị đau, thoái hóa khớp cổ chân là vấn đề nghiêm trọng nhất. Căn bệnh này nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể hủy hoại xương bàn chân và khớp cổ chân khiến chức năng vận động của người bệnh bị suy giảm rõ rệt.

Tóm lại, dù đau mu bàn chân khi đá bóng, đau mu bàn chân khi chơi các môn thể thao khác, đau mu bàn chân khi đứng quá lâu hay đau mu bàn chân bất thường sau một sáng thức dậy… đều sẽ tiềm ẩn một nguy cơ bệnh lý hoặc chấn thương nào đó. Bạn cần gặp bác sĩ sớm nếu nhận thấy tình trạng không thuyên giảm sau khi đã áp dụng giải pháp điều trị tại nhà.

Từ khóa » đau Má Bàn Chân