Dầu Neem Là Gì? Tác Dụng Của Dầu Neem Với Sức Khỏe Ra Sao?

Gần đây các chị em đang rộ lên phong trào sử dụng dầu Neem (Neem oil) để chăm sóc sắc đẹp. Cây Neem có nguồn gốc từ Ấn Độ, khi du nhập vào Việt Nam đã được truyền thông ca ngợi như loại cây “thần dược”. Vậy thực hư ra sao?

Thực ra, dầu Neem từ lâu được biết đến trong y học dân gian truyền thống như là một phương thuốc rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị sẹo mụn rất tuyệt vời. Ngoài ra, rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường đã duy trì đường huyết ổn định nhờ uống trà lá cây này. Nó còn có tác dụng với các bệnh khác như viêm gan, viêm dạ dầy, loét dạ dày, táo bón, đau nhức…

Vậy dầu Neem là gì? Nó có vai trò gì đối với sắc đẹp và sức khỏe ? Sử dụng dầu Neem như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Có lưu ý gì khi sử dụng dầu Neem không?

Tất cả sẽ được mình giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu là người quan tâm tới sắc đẹp và sức khỏe, còn chần chứ gì nữa mà không đọc tiếp thôi?

Nếu bạn thắc mắc không biết có những loại tinh dầu nào? Chúng có tác dụng ra sao? Cách sử dụng thế nào? Hãy tham khảo ngay bài: Tổng hợp các loại tinh dầu phổ biến hiện nay

Mục lục

  • Lịch sử về cây Neem
  • Dầu Neem là gì?
  • Tác dụng của dầu Neem
    • 1. Chống rệp
    • 2. Là chất diệt côn trùng tự nhiên
    • 3. Chăm sóc và bảo vệ da
    • 4. Thuốc chống muỗi
    • 5. Trị gàu, trị chấy
    • 6. Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường typ 2
    • 7. Điều trị bệnh dạ dày
  • Làm thế nào để mua và sử dụng dầu Neem hiệu quả?
    • Cách sử dụng
  • Tác dụng phụ của dầu Neem
  • Cuối cùng, đôi điều bạn nên nhớ về dầu Neem:

Lịch sử về cây Neem

dầu neem

Cây Neem, Azadirachta Indica (còn gọi là Lilac hoặc Margosa Ấn Độ), được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ hoặc Miến Điện. Từ “Neem” xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là chữa lành bệnh tật. Rất nhiều bộ phận của cây Neem được sử dụng như lá, hạt, vỏ cây, hoa. Neem là một cây thường xanh lớn, phát triển nhanh, có thể đạt độ cao khoảng 40 đến 80 feet. Nó có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt độ cao và có thể sống đến 200 năm. Nó phát triển ở nhiều nước châu Á cũng như các khu vực nhiệt đới của Tây bán cầu. Dầu Neem, được chiết xuất từ hạt của cây, đã được sử dụng làm dược phẩm và thuốc trừ sâu trong hơn 4.000 năm.

Tại Ấn Độ, nó thường được trồng ở nhiều khu vườn của người bản địa. Nhất là trong những nhà có trẻ con, cây Neem trong vườn có thể là phương thuốc cho rất nhiều bệnh thường gặp.

Vỏ cây, lá và hạt được sử dụng để sản xuất thuốc. Ngoài ra gốc, hoa và trái cũng được sử dụng nhưng ít hơn. Lá của nó có quanh năm, ngoại trừ khi gặp hạn hán nghiêm trọng hoặc nếu tiếp xúc với sương giá lâu.

Các thành phần hoạt động chính trong Neem là Terpenoids, chẳng hạn như Azadirachtin, có tác dụng kháng khuẩn được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Người dân ở vùng nhiệt đới đôi khi nhai cành cây Neem thay vì sử dụng bàn chải đánh răng, nhưng điều này có thể gây bệnh. Cành cây Neem thường bị nhiễm nấm trong vòng hai tuần sau khi thu hoạch và nên tránh sử dụng theo phương pháp này.

Dầu Neem là gì?

Dầu Neem là một chất lỏng màu vàng nâu với một mùi tỏi/lưu huỳnh mạnh mẽ và hương vị rất đắng. Nó được chiết xuất từ hạt Neem. Dầu Neem thuộc về một nhóm các hợp chất Terpenoids gọi là limonoids có trong thực vật họ cam quýt. Azadirachtin, Nimbin, Nimbolide, Meliantriol và Salannin là một số limonoids tìm thấy trong cây Neem, mạnh nhất trong số đó là Azadirachtin.

Các hợp chất sinh hóa trên góp phần vào việc kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, hạ sốt. Chất Azadirachtin là thuốc trừ sâu hoàn toàn tự nhiên có tác dụng mạnh mẽ giúp kiểm soát sâu bệnh. Sau khi chiết xuất Azadirachtin, phần còn lại được gọi là dầu Neem kỵ nước đã lọc (clarified hydrophobic Neem oil). Theo báo cáo của Current Science, dầu Neem hoạt động như một tác nhân kiểm soát côn trùng không độc hại hiệu quả đối với nông nghiệp .

Bởi dầu Neem giàu chất dinh dưỡng, nó cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên bởi vì nó chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ da khỏi bị hư hại trước tác động môi trường và quá trình oxy hóa bên trong. Ngoài ra nó còn chứa các axit béo quan trọng và vitamin E giúp dưỡng ẩm cho làn da, đặc biệt là làn da khô. Dầu Neem cũng giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra trong da vì nó chứa carotenoids, cung cấp các hợp chất chống oxy hóa cao. Kết quả là, chiết xuất dầu Neem và dầu Neem ép lạnh được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như xà phòng, sản phẩm chăm sóc tóc, mỹ phẩm chăm sóc da, kem dưỡng da tay và thậm chí là dầu gội cho thú cưng.

Tác dụng của dầu Neem

1. Chống rệp

The Environmental Protection Agency đã ghi nhận rằng dầu Neem trong các sản phẩm thương mại có uy tín có tính an toàn và hiệu quả chống lại rệp cả trong nhà và trong môi trường thương mại. Các thử nghiệm về hiệu suất được tiến hành cho thấy dầu Neem giúp kiểm soát trứng, nhộng và rệp giường. Vết cắn của loài này thường gây đỏ, ngứa như muỗi đốt. Nó thường có màu đỏ sau khi hút máu. Sau chiến tranh thế giới, rệp giường đã giảm nhưng thời gian gần đây, nó tăng nhanh chóng bởi sự tăng du lịch quốc tế và sự đề kháng thuốc diệt côn trùng.

(Rệp giường là một loại kí sinh trùng hút máu động vật và con người. Một con rệp giường lớn có kích thước lên tới 8mm, là một loại côn trùng. Chúng thường được tìm thấy trong phòng ngủ, chủ yếu ở khách sạn, nhà nghỉ cũng như nhà riêng. Chúng có thể ẩn trong và xung quanh giường, chờ chúng ta ngủ và đi ra hút máu. Chúng hoạt động mạnh nhất 1 giờ trước khi trời sáng)

Cơ quan EPA đã cấp đăng ký cho hai sản phẩm mới: một là TER-TRU1, chứa 5,5% dầu Neem ép lạnh, là một công thức xử lý tại chỗ sử dụng cho nhà riêng hoặc quy mô thương mại như khách sạn hay nhà nghỉ. Hai là TER-CX1, chứa 22% dầu Neem ép lạnh, là công thức để sử dụng quy mô thương mại.

2. Là chất diệt côn trùng tự nhiên

Neem được coi là thuốc trừ sâu an toàn, tự nhiên. Tạp chí Insect Science lưu ý rằng: “Các chương trình kiểm soát sử dụng thuốc diệt côn trùng thông thường nhắm vào môi trường sống của con người có chi phí tốn kém vì các môi trường sống này rộng rãi, đặc biệt là ở các thành phố của các nước châu Phi. Ngoài ra, có những lo ngại nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông thường với quy mô lớn. Rõ ràng là cần có các phương pháp thay thế hiệu quả hơn, rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn. Một phương pháp có thể áp dụng là sử dụng các chế phẩm làm từ các bộ phận của cây Neem, Azadirachta indica A. Jussieu”

Azadirachtin là thành phần quan trọng trong dầu Neem có thể giúp ngăn ngừa sâu bệnh không phá hủy cây cối. Trong khi có các thành phần khác trong dầu Neem có tính chất diệt côn trùng, Azadirachtin chiếm 90% tác dụng của thuốc trừ sâu dầu Neem.

EPA kiểm tra dư lượng tiềm năng của dầu Neem sau khi xử lý trên mặt đất cho thấy dư lượng giảm nhanh chóng giữa các lần sử dụng và sau lần sử dụng cuối cùng. Các sản phẩm Neem không cung cấp kiểm soát côn trùng tuyệt đối, tuy nhiên, sử dụng thường xuyên có thể làm giảm đáng kể các quần thể gây hại bằng cách đẩy lùi chúng và ức chế sự phát triển, tăng trưởng, sinh sản, giao phối và đẻ trứng của chúng. Nó cũng có tính kháng nấm, lớp dầu trên bề mặt ngăn chặn sự nảy mầm của bào tử nấm.

Dầu Neem là một sản phẩm tự nhiên tuyệt vời giúp giảm thiểu hoạt động của côn trùng và nấm gây hại cho cây mà không ảnh hưởng tiêu cực đến côn trùng hoặc ong có lợi miễn là bạn sử dụng nó một cách chính xác. Dầu Neem ở nồng độ cao có thể giết chết côn trùng nói chung vì có thể khiến chúng bị ngạt. Nhưng, dầu Neem ở nồng độ thấp sẽ được hấp thụ vào lá, chồi khiến các loài côn trùng gây hại khi ăn phải sẽ bị chán ăn, ngừng ăn, rối loạn sinh trưởng (khó lột xác) và rối loạn sinh sản khiến chúng dần chết đi. Nếu côn trùng không ăn lá, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi dầu Neem vì vậy nó có ít hoặc không có tác dụng đối với côn trùng có ích như ong, bướm, bọ rùa. Nếu cẩn thận hơn, bạn hãy áp dụng dầu Neem vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối khi côn trùng có ích ít hoạt động nhất.

Dầu Neem được đánh giá cao về hiệu quả chống lại một loạt các loài côn trùng gây hại bao gồm rệp (aphid), rệp vảy (scales), bọ trĩ (thrips), ruồi trắng (whiteflies), rầy bông (mealybugs) cũng như kiểm soát sự lây lan của bệnh sốt rét. Dầu Neem cũng có tác dụng chống nấm mốc, rỉ sét, đốm đen và các bệnh nấm khác. Hỗn dịch dầu Neem có hiệu quả nhất khi chống lại sâu non và mang lại lợi ích lớn nhất nếu áp dụng trước khi sâu bệnh phát triển hoặc nấm đã lây lan.

Bạn có thể dùng lá Neem đặt trong túi quần áo len để chống lại nấm mốc, sâu bướm và thêm hạt Neem giúp côn trùng tránh xa tủ quần áo.

Các sản phẩm Neem thường được sử dụng làm chất bổ sung thức ăn gia súc để tiêu diệt ký sinh trùng. Bởi vì Neem tương đối rẻ tiền, nó thậm chí còn hữu ích để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch ở các nước đang phát triển.

3. Chăm sóc và bảo vệ da

Khoa Hóa sinh và Công nghệ sinh học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Kwame Nkrumah (KNUST) công bố rằng dầu Neem giàu axit béo thiết yếu (EFA), triglyceride, vitamin E và canxi. Bởi vì giàu EFA và vitamin E nên dầu Neem có thể dễ dàng thâm nhập sâu vào da để chữa lành các vết nứt nhỏ do da thiếu nước trầm trọng. Axit béo có trong dầu Neem là axit oleic (52,8%), axit linoleic (2,1%), axit palmitic (12,6%) và axit stearic (21,4%).

Các axit béo và vitamin E được tìm thấy trong dầu Neem dễ dàng được hấp thu vào da mà không làm cho da bị nhờn. Sau khi hấp thụ, các hoạt chất này hoạt động để làm trẻ hóa các tế bào da và khôi phục độ đàn hồi cho da. Vitamin E là chất chống oxy hóa hiệu quả, cản trở quá trình oxy hóa trong da và khôi phục tổn thương do gốc tự do gây ra. Nó mang đến làn da mềm mại, làm trẻ hóa và cải thiện độ đàn hồi của da, làm mờ vết sẹo cũ và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.

Dầu Neem kích thích sản xuất collagen, rất tốt cho da bị lão hóa. Thật vậy, nếu sử dụng thường xuyên, dầu Neem có thể giúp làm mờ các nếp nhăn trong khi giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Sau khi rửa và lau khô da, thoa vài giọt dầu Neem vào vùng da bị khô và nhăn. Để được thêm lợi ích của dầu Neem, dùng kem mặt nạ được làm từ vỏ cây và lá Neem. Khi mặt nạ khô, các hợp chất làm mịn da đã thấm vào da. Việc này giúp giảm nhăn và làm cho da mịn màng hơn, trẻ trung hơn. Kem mặt nạ này là chất làm săn da và đặc biệt hữu dụng cho những người có da quá nhạy cảm.

Dầu Neem đã được chứng minh là một phương thuốc tự nhiên làm giảm các triệu chứng của bệnh eczema – bao gồm khô, đỏ, ngứa da – nhưng nó sẽ không chữa được nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Eczema là một bệnh tự miễn dịch của da, gây khô da và ngứa. Dầu Neem giúp làm giảm tình trạng khô và ngăn ngừa các nhiễm khuẩn thứ phát do vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn điều trị bệnh giời leo (zona). Neem cũng có thể vô hiệu hóa hoạt động của virut nên nó ngăn chặn virút sinh sôi không để bệnh zona không bùng phát. Nếu các vết giời leo xuất hiện, thoa dầu Neem sẽ giảm đau và giúp da mau lành.

KNUST cũng nói rằng dầu Neem, khi được sử dụng như xà phòng, là chất kháng khuẩn và hỗ trợ người mắc các bệnh về da như mụn trứng cá vì nó có thể giúp làm dịu kích ứng và viêm bằng cách loại bỏ vi khuẩn khỏi bề mặt da.

Dầu Neem đã được sử dụng trong y học dân gian truyền thống như một biện pháp khắc phục cho mụn trứng cá vì có chứa hợp chất tương tự như aspirin giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi da, kháng viêm và giảm tấy đỏ. Hàm lượng axit béo cao trong dầu Neem được cho là có khả năng ngăn ngừa và điều trị sẹo sau mụn trứng cá và không gây mụn. Lá Neem cũng là một loại tẩy tế bào chết tuyệt vời có thể được sử dụng trong mặt nạ làm sạch bề mặt da và thu nhỏ lỗ chân lông.

Nhắc đến dầu thiên nhiên có khả năng chăm sóc da không thể không nhắc đến một loại dầu rất phổ biến. Đó chính là Dầu dừa

4. Thuốc chống muỗi

Dầu Neem tạo ra một loại thuốc đuổi muỗi tự nhiên tuyệt vời an toàn để sử dụng. Theo báo cáo trong Journal of the American Mosquito Control Association, sử dụng dầu Neem 2% trộn với dầu dừa bôi trên da của người tham gia nghiên cứu sẽ bảo vệ bạn trong khoảng 12 giờ trước các loại muỗi anophen. Họ cho rằng việc sử dụng dầu Neem là an toàn và thậm chí có thể được sử dụng để bảo vệ khỏi bệnh sốt rét ở các nước có nguy cơ dịch sốt rét bùng phát.

Nếu nói đến tinh dầu thiên nhiên có khả năng đuổi muỗi, không thể không nhắc tới: Tinh dầu sả

5. Trị gàu, trị chấy

Gàu là một hiện tượng các mảng bám bong tróc xuất hiện trên da đầu gây ngứa ngáy khó chịu và kém tự tin. Nguyên nhân của căn bệnh này do các loại nấm gây ra. Trong thành phần của dầu Neem có hoạt chất chống khuẩn và diệt nấm, chỉ cần kết hợp vài giọt dầu Neem cùng dầu gội đầu, bạn sẽ đánh bay gàu nhanh chóng, trả lại cho bạn mái tóc bóng mượt và sạch gàu hơn.

Dầu Neem còn có tác dụng trị chấy. Nếu bạn không may bị chấy trên đầu thì tất cả những gì bạn cần làm là sử dụng dầu Neem pha loãng bôi lên da dầu. Để qua đêm và gội đầu vào sáng hôm sau. Trước và sau khi gội đầu (với xà bông gội đầu Neem), dùng lược chải chấy để lấy đi những con chấy và trứng chết. Vì dầu Neem an toàn và không dựa vào chất độc để diệt chấy, nên có thể sử dùng Neem hàng ngày để ngừa chấy mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

6. Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường typ 2

Lá Neem là loại dược thảo truyền thống dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá Neem đã rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh này. So sánh với các loại thảo dược khác được dùng để điều trị tiểu đường, lá Neem được xếp hạng cao nhất với tiềm năng lớn trong điều trị tiểu đường. (Xem thêm tại đây)

7. Điều trị bệnh dạ dày

Y khoa truyền thống Ấn Độ thường dùng Neem để điều trị các vết loét và các bệnh về dạ dày. Người Ấn Độ thường dùng lá Neem để làm thuyên giảm bất cứ rối loạn nào của dạ dày. Các nghiên cứu khoa học đã xác định sự hữu hiệu của dầu Neem và tinh chất Neem trong chữa trị cho bệnh dạ dày. Neem giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bảo vệ dạ dày, hỗ trợ trong việc trừ khử độc tố và vi khuẩn độc hại.

Các nghiên cứu gần đây thấy rằng Neem có tiềm năng điều trị dạ dày, cần nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng này để đưa vào điều trị tây y. (Xem thêm tại đây)

Làm thế nào để mua và sử dụng dầu Neem hiệu quả?

Điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ nhãn trước khi mua hàng vì trên thị trường có nhiều loại dầu Neem không nguyên chất. Bạn nên lựa chọn loại dầu có màu vàng nâu, có mùi tương tự như tỏi và lưu huỳnh. Hãy tìm dầu Neem hữu cơ nguyên chất 100% để nhận được lợi ích tốt nhất.

Loại xịt dầu Neem thương mại thường chứa chiết xuất tinh dầu Neem, nó thường có mùi thơm hơn và tiện lợi hơn khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn tự làm tại nhà với chi phí ít hơn và hiệu quả đem lại cũng không kém. Điều này khá quan trọng vì chiết xuất dầu Neem có nồng độ azadirachtin thấp hơn và azadirachtin là thành phần chính ảnh hưởng đến côn trùng.

Nếu chúng ta đang nói về thuốc trừ sâu, thì nó an toàn đến mức nào? Neem được coi là vô hại đối với con người, động vật, chim, côn trùng có lợi, giun đất và đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng trên cây lương thực để diệt rệp. Azadirachtin và các hoạt chất khác trong hạt Neem có tác dụng trên hầu hết các loài côn trùng, nhiều loại bọ ve và giun tròn thậm chí cả ốc và nấm. Và dường như nó không tạo ra sự đề kháng trong sâu bọ.

Về cây trồng, The Orchid Association Hoa Kỳ cho chúng ta biết rằng các giải pháp dùng dầu không nên áp dụng cho cây trồng trong thời tiết nóng (85 ° F [29 ° C] hoặc nóng hơn) hoặc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Để ngăn ngừa tổn thương mô, các cây nên được xử lý dưới bóng râm hoặc khi không có ánh nắng mặt trời. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc chất tẩy rửa có chứa amoniac vì chúng có thể làm chết cây của bạn.

Bảo quản dầu Neem trong tủ lạnh hoặc ở nơi mát mẻ và trong bóng tối để giữ được lâu hơn. Thời hạn sử dụng là một đến hai năm. Dầu Neem có thể để ở nhiệt độ thấp. Khi sử dụng, bạn để lọ đựng trong nước ấm để nó trở lại dạng lỏng để sử dụng, nhưng hãy chú ý không để trong nước quá nóng (85 độ F / 30 độ C hoặc thấp hơn), vì nhiệt độ cao phá hủy azadirachtin (thành phần hiệu quả nhất).

Cách sử dụng

Dùng dầu Neem để massage

Công dụng: Phương pháp massage với dầu Neem sẽ giúp bạn có một làn da sáng mịn, giảm nếp nhăn và cung cấp độ ẩm cho da.

Cách thực hiện: Sau khi rửa mặt sạch và dùng các loại toner, serum xong thì dùng 1 giọt dầu jojoba (dầu này rất nhẹ và thích hợp cho da dầu mụn nên đừng băn khoăn nhé) và 1 giọt dầu Neem. Vì như thế sẽ giúp khóa những dưỡng chất cần thiết cho làn da lại. Massage cả mặt trong 5-10 phút và ko cần rửa lại.

Dùng tinh dầu Neem chấm mụn

Công dụng: Trị mụn đặc hiệu, làm khô cùi mụn nhanh chóng.

Dùng tăm bông thấm tinh dầu Neem rồi chấm lên đầu mụn hoặc thoa một lớp mỏng lên vùng bị viêm mụn. Chỉ sau 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, không thâm không sưng to lên nữa dù trước đó cồi rất cứng và không chịu ra.

Dùng tinh dầu Neem trị mụn lưng

Bạn pha loãng tinh dầu Neem thành dạng xịt để trị mụn trên lưng nhé. Pha giấm táo, dầu hạt nho (hoặc jojoba) và tinh dầu Neem theo tỉ lệ 2:1:1, trộn đều rồi cho vào bình xịt. Sau khi tắm, vệ sinh sạch sẽ rồi xịt một ít lên lưng/cổ ở những vùng bị mụn. Để một lát cho khô bớt rồi mặc quần áo vào.

Trị gàu

Để trị gàu, thoa dầu Neem vào da đầu trước khi tắm gội một lúc. Việc này sẽ làm gàu không còn bám chặt vào da đầu và làm mềm da. Dùng xà bông gội đầu, thường với nước chiết xuất lá Neem, cách này sẽ làm sạch gàu và diệt những tác nhân gây bệnh có thể tấn công da đầu.

Chăm sóc da khô

Sau khi rửa mặt, thoa dầu Neem ngày vài lần cho đến khi da trở nên mịn màng tự nhiên.  Kem hay lotion chứa dầu Neem có thể dùng để làm chậm quá trình lão hoá làm da nhăn bằng cách cung cấp chất bảo vệ da tự nhiên và giữ độ ẩm cho da.

Tác dụng phụ của dầu Neem

Các chất trong dầu Neem được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận là an toàn (GRAS).

Điều quan trọng là phải xem xét liều lượng thích hợp của Neem dựa trên tuổi, sức khỏe của người dùng và các tình trạng bệnh tật khác. Không có đủ thông tin khoa học để xác định khoảng liều thích hợp cho dầu Neem tại thời điểm này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm tự nhiên nào đặc biệt là cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên sử dụng. Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn có liên quan trên nhãn sản phẩm.

Mặc dù chiết xuất lá Neem được ghi nhận là an toàn nhưng vẫn có thể tồn tại những tương tác chưa biết. Nếu bạn dùng thuốc, hãy luôn thảo luận về những rủi ro và lợi ích tiềm năng của việc sử dụng dầu Neem với bác sĩ.

Cuối cùng, đôi điều bạn nên nhớ về dầu Neem:

  • Dầu Neem là một chất lỏng màu vàng nâu với mùi mùi tỏi/lưu huỳnh mạnh mẽ và hương vị rất đắng được chiết xuất từ hạt Neem.
  • Các hợp chất trong dầu Neem góp phần vào việc kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, hạ sốt. Chất Azadirachtin là một hoạt chất tự nhiên mạnh mẽ có tác dụng làm thuốc trừ sâu.
  • Các axit béo và vitamin E được tìm thấy trong dầu Neem dễ dàng được hấp thu vào da mà không làm cho da bị nhờn, có tác dụng chống lão hóa cho da. Ngoài ra nó có tác dụng dưỡng ẩm, điều trị sẹo sau mụn, kích thích sản sinh collagen, giảm triệu chứng của eczema, trị gàu, trị chấy, chống muỗi, rệp, côn trùng…
  • Bạn nên lựa chọn loại dầu có màu vàng nâu, có mùi tương tự như tỏi và lưu huỳnh. Hãy tìm dầu Neem hữu cơ nguyên chất 100% để nhận được lợi ích tốt nhất.

Từ khóa » Tinh Dầu Neem Có Tác Dụng Gì