Đau Ngực Là Bệnh Gì? 10+ Nguyên Nhân Gây đau Thắt, Tức Ngực
Có thể bạn quan tâm
1. Đau ngực là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đau ngực là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế tùy theo nguyên nhân mà đau ngực có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Đau thắt ngực có thể xảy ra ngay cả khi bạn còn trẻ tuổi
1.1. Nguyên nhân tức ngực liên quan đến tim
Loại bệnh | Mô tả | Triệu chứng |
Nhồi máu cơ tim | - Xảy ra khi có tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. - Bệnh có thể gây ra đau tức ngực đáng kể. | - Khó thở. - Chóng mặt. - Đổ mồ hôi lạnh. - Buồn nôn. - Nhịp tim nhanh hoặc không đều. - Cảm giác nghẹt thở, đau nhói. - Tê ở cánh tay hoặc bàn tay. - Cảm giác mơ hồ rằng có gì đó không ổn. |
Đau thắt ngực (Angina) | - Không giống như một cơn nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không gây tổn thương vĩnh viễn cho mô tim. - Có 2 loại đau thắt ngực chính: ổn định và không ổn định. | - Cảm giác áp lực trong lồng ngực hoặc giống như trái tim đang bị ép. - Chóng mặt. |
Viêm cơ tim | - Bệnh xảy ra do nhiễm virus. - Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây viêm, hoại tử tế bào cơ tim. | - Có thể đau ngực nhẹ hoặc cảm giác đau âm ỉ không rõ ràng. - Nặng ngực. - Khó thở (triệu chứng phổ biến nhất). - Phù chân. - Tim đập nhanh. |
Viêm màng ngoài tim | - Là tình trạng viêm của màng xơ bao quanh tim. - Bệnh có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. | - Cơn đau bắt đầu ở giữa hoặc bên trái của ngực. - Mệt mỏi. - Đau cơ. - Sốt nhẹ. |
Bóc tách động mạch chủ | - Bóc tách động mạch chủ có thể do phình động mạch chủ. - Vết rách bên trong các lớp của thành động mạch chủ làm cho máu len vào giữa các lớp này. | - Cơn đau đột ngột, dữ dội và liên tục ở ngực. - Đau ở cánh tay, cổ hoặc hàm. - Khó thở. |
1.2. Nguyên nhân tức ngực liên quan hệ tiêu hóa
Loại bệnh | Mô tả | Triệu chứng |
Ợ nóng | Ợ nóng có thể do những nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý như do ăn thức ăn cay, ăn quá nhiều, tác dụng phụ của thuốc… | - Ợ nóng. - Đau rát ngực và bụng. - Nôn ra máu hoặc có phân đen. |
Rối loạn thực quản | - Rối loạn thực quản bao gồm: co thắt thực quản lan tỏa, co thắt tâm vị và trào ngược dạ dày thực quản. - Bệnh có thể gây khó nuốt và thậm chí đau đớn. | - Khó chịu khi nuốt. - Thường xuyên ho và tức ngực. |
Các vấn đề về túi mật hoặc tuyến tụy | Sỏi mật hoặc viêm túi mật hoặc tuyến tụy của bạn có thể gây đau bụng lan đến ngực của bạn. | - Nôn và sốt. - Màu sắc của nước tiểu hoặc phân có sự thay đổi. - Giảm cân bất thường. |
1.3. Nguyên nhân tức ngực liên quan cơ bắp và xương
Loại bệnh | Mô tả | Triệu chứng |
Viêm sụn sườn | - Viêm sụn sườn là tình trạng đau và căng tức ngực do khớp sụn sườn bị sưng viêm. - Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày. | - Cảm giác đau nhói như đâm ở phần ngực. - Cơn đau sẽ dần lan tỏa ra phía lưng. |
Đau cơ bắp | - Bao gồm các bệnh mạn tính, chẳng hạn như đau cơ xơ hóa. - Bệnh có thể tạo ra đau ngực kéo dài. | - Mệt mỏi. - Gặp các vấn đề về giấc ngủ. - Đau đầu. - Thay đổi tâm trạng. |
Chấn thương xương sườn | - Chấn thương xương sườn có thể gây đau ngực nghiêm trọng. - Nếu ở mức độ nhẹ, tình trạng này có thể tự khỏi. - Ở mức độ nặng có thể liên quan đến tổn thương nội tạng. | Đau dữ dội khi thở, cử động phần thân trên của bạn hoặc chạm vào xương sườn. |
Tức ngực có thể chỉ thoáng qua hoặc gây đau dữ dội tùy theo nguyên nhân
1.4. Nguyên nhân tức ngực liên quan đến hô hấp
Loại bệnh | Mô tả | Triệu chứng |
Thuyên tắc phổi | - Điều này xảy ra khi cục máu đông bị kẹt trong động mạch phổi và ngăn chặn lưu lượng máu đến mô phổi. - Các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với bệnh tim mạch. | - Khó thở và nặng hơn khi vận động. - Phù chân. - Ho có thể bao gồm máu trộn lẫn với đàm. |
Viêm màng phổi | - Nếu màng bao phủ phổi bị viêm, những cơn đau ngực sẽ tăng thêm khi hít vào hoặc ho. - Có một số loại viêm màng phổi với nhiều nguyên nhân, bao gồm cả ung thư. | - Khó thở. - Ho. - Cơn đau ngực dữ dội khi thở hoặc ho. - Đau ngực có thể lan khắp phần thân trên cơ thể. |
Tràn khí màng phổi | - Tràn khí màng phổi là khi có một lượng không khí bất thường trong khoang màng phổi giữa phổi và thành ngực. - Tình trạng này có thể gây ra tình trạng thiếu oxy trầm trọng, huyết áp thấp và tử vong nếu không điều trị kịp thời. | - Khó thở. - Cơn đau ngực dữ dội khi thở hoặc ho. - Da nhợt nhạt. |
Phù phổi cấp | - Phù phổi cấp gây giảm sự trao đổi khí và có thể dẫn đến suy hô hấp. - Bệnh có khả năng gây tử vong cao. | - Khó thở. - Ho ra máu. - Ra mồ hôi nhiều. - Bồn chồn. - Da nhợt nhạt. |
1.5. Những nguyên nhân khác gây đau ngực
- Lo lắng, căng thẳng: Tâm lý bất ổn có thể gây ra đau ngực kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn, chóng mặt…
- Shingles (Zona): Nguyên nhân là do sự tái hoạt động của virus herpes, bệnh zona có thể tạo ra đau đớn và một dải mụn nước từ lưng xung quanh đến thành ngực.
2. Cần làm gì khi bị tức ngực?
Rất nhiều người chủ quan khi bị đau thắt ngực vì cho rằng đây chỉ là biểu hiện bình thường. Thế nhưng thực tế, tức ngực có thể là dấu hiệu báo trước một cơn đau tim sắp xảy ra hoặc sự xuất hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bên cạnh tìm hiểu “đau ngực là bệnh gì?” bạn cần:
Đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu:
- Sốt hoặc ho tạo ra đờm màu vàng xanh.
- Đau ngực dữ dội và không biến mất dù đã nghỉ ngơi.
- Khó nuốt.
Gọi ngay cấp cứu nếu:
- Bất ngờ có cảm giác ngực bị siết chặt, thắt chặt dữ dội.
- Cơn đau lan tỏa đến hàm, cánh tay trái hoặc giữa xương bả vai của bạn.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh hoặc khó thở.
- Các triệu chứng đau thắt ngực của bạn xảy ra trong khi bạn đang nghỉ ngơi.
- Bị đau ngực đột ngột và khó thở, đặc biệt là sau một chuyến đi dài hoặc sau phẫu thuật.
- Đã từng được chẩn đoán mắc một bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi.
3. Làm thế nào để phòng ngừa các cơn tức và đau thắt ngực?
Theo Viện Tim mạch Việt Nam, để đề phòng các cơn tức và đau thắt ngực, mọi người cần:
- Hạn chế tiêu thụ chất béo, muối càng tốt vì ăn quá nhiều các chất trên có thể gây ra cơn đau do làm tăng huyết áp.
- Bỏ hút thuốc lá vì hút thuốc làm tăng chất CO (carbon monoxide), cản trở sự gắn kết của hemoglobin trong hồng cầu với oxy, khiến các tiểu cầu dính vào nhau nên làm tăng tắc nghẽn mạch máu, giảm tác dụng của thuốc trị bệnh và tăng tỉ lệ tử vong gấp 2 lần (so với bệnh nhân cùng mắc chứng đau thắt ngực mà đã cai hoặc không hút thuốc).
- Tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp với tình trạng của bản thân bởi điều này sẽ giúp giảm căng thẳng, giảm cân, giảm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng tuần hoàn bàng hệ...
4. Thực hiện tầm soát – Giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng đau ngực
4.1. Khám sức khỏe tổng quát
Các cơn đau, tức ngực có thể là biểu hiện của một hoặc nhiều bệnh lý cùng lúc. Vì thế tốt nhất, bạn nên khám sức khỏe tổng quát để tìm ra được nguyên nhân, từ đó có được cách khắc phục phù hợp.
Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus được đầu tư 100% từ Singapore và thành viên Singapore Medical Group. Không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú chất lượng cao, giá phải chăng, CarePlus còn có đội ngũ y khoa hàng đầu và trang thiết bị hiện đại.
Danh sách các gói khám tổng quát tại CarePlus:
- Khám sức khỏe tổng quát dành cho nam
- Khám sức khỏe tổng quát dành cho nữ
- Khám sức khỏe tổng quát trẻ em
4.2 Phòng tránh và quản lý bệnh tim mạch hiệu quả bằng tầm soát
Nếu bản thân thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao (bị cao huyết áp, tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, lớn tuổi (nam trên 55 tuổi, nữ trên 60 tuổi), hút thuốc lá,…), tầm soát chính là giải pháp tối ưu giúp bạn có thể phòng tránh và quản lý bệnh tim mạch hiệu quả. Từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh tim gây ra, đặc biệt là tử vong.
Với hàng loạt các thiết bị thế hệ mới phục vụ cho mục tiêu tầm soát bệnh lý tim mạch sớm, như Holter ECG Bittium Faros, Điện tâm đồ gắng sức, Siêu âm tim Doppler màu… cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Chuyên khoa Tim tại CarePlus đang được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn là dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho các thành viên. Đặc biệt, CarePlus là hệ thống Phòng khám đầu tiên tại Việt Nam sở hữu thiết bị Holter ECG Bittium Faros. Đây là thiết bị ghi nhận toàn bộ dữ liệu nhịp tim trong mọi hoạt động thường ngày và trạng thái liên tục đến 7 ngày đến từ Phần Lan, được các chuyên gia thế giới lựa chọn và thay thế cho thiết bị ECG thông thường.
Danh sách các gói tầm soát tim mạch tại CarePlus:
- Holter ECG 24h (1 ngày)
- Holter ECG 72h (3 ngày)
- Tầm Soát Tim Mạch Tiêu Chuẩn
- Holter ECG 7 ngày
- Tầm Soát Bệnh Loạn Nhịp Tim
- Tầm Soát Tim Mạch Chuyên Sâu
Tầm soát là giải pháp tối ưu giúp phòng tránh và quản lý bệnh tim mạch hiệu quả
Để hiểu rõ hơn về “đau thắt ngực là bệnh gì?” cũng như cách đặt lịch hẹn khám, vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:
- Hotline: 1800 6116
- Email: info@careplusvn.com
- Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam
Dịch vụ Khám tư vấn tim mạch từ xa với Bác sĩ Chuyên khoa. Khách hàng có thể thực hiện cuộc gọi qua Zalo/ Viber/ Facebook/ Zoom trong vòng 15 phút chỉ với 375,000đ. Đăng ký TẠI ĐÂY
Từ khóa » đau ở Vùng Tim
-
Nguyên Nhân Gây đau Nhói Tim - Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị đau Tim Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Giải đáp Thắc Mắc: Bị Nhói Tim Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Đau Tim: Phát Hiện & điều Trị Sớm để Giảm Các Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Thỉnh Thoảng đau Nhói ở Tim Là Bệnh Gì?
-
Đau Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thỉnh Thoảng Bị Nhói ở Tim Và đau Ngực Là Bị Gì? - Tâm Anh Hospital
-
Đau Thắt Ngực: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơn đau Tim Tiềm ẩn
-
Lâu Lâu Bị Nhói Tim Có Nguy Hiểm Không? • Hello Bacsi
-
Đau ở Ngực - Không Chỉ Mỗi Bệnh Tim
-
Đau Nhói ở Tim Có Phải Là Bệnh? - CIH
-
Đau Nhói ở Tim Khi Hít Thở Sâu Là Bệnh Gì?
-
Đau Ngực Trái – Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý
-
Tôi Nữ Giới 27 Tuổi Hay Bị đau Nhói Ngực, Có Phải Bị đau Tim Không ...
-
Bị Nhói Tim: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Chớ Bỏ Qua - Báo Lao Động
-
9 DẤU HIÊU NGHI NGỜ MẮC BỆNH TIM
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Một Cơn đau Tim