Đầu Nhiều Gàu Do Đâu? Cách Xử Lý, Khắc Phục Triệt Để
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Đầu nhiều gàu do đâu? Cách xử lý, khắc phục triệt để
Đầu nhiều gàu do đâu? Cách xử lý, khắc phục triệt để
Đặt lịch
Đầu nhiều gàu kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu là tình trạng xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân. Điển hình như việc không thường xuyên gội đầu hoặc vệ sinh da đầu không kỹ, cơ thể thiếu chất, thời tiết hanh khô. Ngoài ra tình trạng này có thể phát sinh do rối loạn chu kỳ đổi mới tế bào da hoặc do một số bệnh lý về da đầu. Để lựa chọn và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, giúp khắc phục triệt để tình trạng, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây gàu.
Đầu nhiều gàu do đâu?
Gàu là tình trạng thường gặp, đặc trưng bởi hiện tượng da đầu bong da liên tục kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Theo tự nhiên, sau một khoảng thời gian nhất định (khoảng 1 tháng), lớp da đầu ngoài cùng sẽ già và chết đi. Khi đó lớp da này tróc ra và tạo ra các mảnh nhỏ li ti. Các tế bào da đầu mới dần phát triển, khỏe mạnh và thay thế hoàn toàn cho các tế bào cũ.
Tuy nhiên do sự tác động của một số nguyên nhân khác nhau, thời gian tế bào da đầu suy yếu, chết đi và bong tróc bị rút ngắn (khoảng 2 – 3 tuần). Khi đó tế bào da cũ bị thay thế quá nhanh, tế bào da mới phát triển mạnh khiến nhiều vảy trắng rớt ra. Tình trạng này được gọi là gàu.
Đối với những trường trường hợp nặng, các vảy có thể bong tróc với số lượng lớn, tróc thành từng mảng, rơi rớt ra ngoài hoặc vướng lại trên tóc. Có nhiều nguyên nhân tác động khiến đầu nhiều gàu, gồm:
1. Hóa chất trong dầu gội hoặc những sản phẩm tạo kiểu tóc
Da đầu tương đối nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với các thành phần có trong dầu gội hoặc một số sản phẩm tạo kiểu tóc như thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc, thuốc uốn tóc, gel tạo kiểu tóc…
Điều này làm tăng nguy cơ rối loạn chu kỳ thay thế tế bào, khiến tế bào da đầu nhanh chóng chết đi, nhiều vảy trắng rớt ra gây khó chịu và kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng.
2. Thời tiết lạnh, hanh khô
Thời tiết lạnh, hanh khô khiến độ ẩm không khí xuống thấp. Từ đó làm tăng nguy cơ mất nước trên da đầu. Trong trường hợp không uống nhiều nước hoặc không áp dụng các biện pháp làm ẩm khác, tế bào da đầu sẽ tự chết đi, bong tróc và làm tăng nguy cơ rụng tóc.
3. Vệ sinh da đầu kém
Việc không thường xuyên gội đầu hoặc vệ sinh da đầu không sạch sẽ khiến những tế bào chết cùng với bụi bẩn, vi khuẩn, nấm tích tụ trên da đầu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về da đầu xuất hiện (bệnh vảy nến, viêm da tiết bã) và khiến da đầu có nhiều gàu.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn trị gàu bằng dầu dừa nhanh, đúng cách
4. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không đủ chất dinh dưỡng
Tương tự như những bộ phận khác trên cơ thể, tóc và tế bào da đầu cần được dung nạp đủ chất dinh dưỡng để phục phụ cho sự phát triển và cải thiện sức khỏe chung. Việc không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể (đặc biệt Biotin, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, kẽm, chất béo…) sẽ khiến tế bào da đầu và các nang tóc suy yếu, tóc rụng nhiều, da đầu có nhiều gàu.
5. Căng thẳng, stress kéo dài
Stress, căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, thói quen thức khuya… đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ tóc gãy rụng và khiến da đầu nhiều gàu. Nguyên nhân là do những thói quen này có khả năng làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố, khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, cơ thể, nang tóc cùng tế bào da đầu suy yếu nhanh chóng.
Ngoài ra hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động, thói quen xấu liên quan đến tâm lý. Từ đó khiến các hoạt động diễn ra trong cơ thể bị rối loạn, gàu xuất hiện và tiến triển nhiều hơn so với thông thường.
6. Nguyên nhân bệnh lý
Đầu nhiều gàu có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về da đầu. Điển hình như:
- Rối loạn chu trình thay mới tế bào
Theo Y học, da đầu được cấu tạo bởi 3 lớp, bao gồm: Thượng bì, trung bì và hạ bì. Những tế bào tăng sinh nằm trong lớp thượng bì được tạo ra nhằm thay thế các tế bào da đầu đã chết. Theo sinh lý bình thường, khoảng 30 ngày những tế bào da đầu cũ mới được thay thế một lần.
Tuy nhiên khi bị rối loạn, chu trình thay mới tế bào đột ngột rút ngắn lại (khoảng 2 – 3 tuần). Điều này khiến tế bào da cũ bị thay thế quá nhanh, tế bào da mới phát triển mạnh dẫn đến tình trạng da đầu có nhiều vảy trắng rớt ra.
- Bệnh lý về da đầu
Đầu nhiều gàu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về da đầu. Điển hình như bệnh vảy nến, bệnh chàm, bệnh viêm da tiết bã ở da đầu… Nguyên nhân là do những bệnh lý này có thể khiến chu trình chết đi của tế bào cũ và chu trình tái tạo tế bào mới diễn ra nhanh hơn so với thông thường.
Ngoài ra sự kết hợp của những loại vi khuẩn, nấm, lượng bã nhờn và tế bào chế trên da đầu có thể khiến tóc rụng nhiều, da đầu bong tróc vảy và làm phát sinh biểu hiện ngứa ngáy liên tục.
Tham khảo thêm: Mẹo trị gàu bằng chanh cực hay – 2,3 lần là hết
Những yếu tố thuận lợi phục vụ cho quá trình phát triển gàu
Tình trạng đầu nhiều gàu kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này sẽ xảy ra phổ biến hơn khi có sự tác động của những tế tố thuận lợi sau:
- Độ tuổi: Gàu xuất hiện và bong tróc nhiều hơn ở người trẻ. Đặc biệt là những người có độ tuổi dao động từ 20 – 30.
- Giới tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nam giới có nguy cơ bị gàu nhiều hơn phụ nữ. Điều này xuất hiện là do hormone sinh dục nam tham gia vào cơ chế sản sinh gàu hoặc so với phụ nữ, những người đàn ông có tuyến sản xuất dầu lớn hơn.
- Tóc và da đầu nhờn: Gàu có thể xuất hiện nhiều ở những người có mái tóc và da đầu quá nhờn.
- Bệnh lý không liên quan đến da đầu: Theo các chuyên gia, những người phục hồi sau cơn đột quỵ, đau tim, mắc bệnh thần kinh (như Parkinson), hệ thống miễn dịch bị tổn hại… sẽ có nguy cơ bị gàu và phát triển gàu nhanh hơn so với thông thường. Tuy nhiên nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Cách xử lý, khắc phục triệt để khi da đầu nhiều gàu
Ngay khi nhận thấy xuất hiện nhiều gàu trên da đầu, gàu bong tróc thành từng mảng lớn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy nghiêm trọng, da đầu nhờn, tóc gãy rụng… bạn nên xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Điều sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng da đầu nhiều gàu, giảm ngứa gáy, tóc gãy rụng và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Trong trường hợp chủ quan và chậm trễ trong quá trình điều trị, gàu sẽ bong tróc thành từng mảng với kích thước lớn hơn và số lượng nhiều hơn. Đồng thời làm tăng mức độ ngứa ngáy và gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể (nguyên nhân, tình trạng gàu ngứa), bạn có thể áp dụng các cách xử lý, khắc phục triệt để khi da đầu nhiều gàu như sau:
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân khiến gàu xuất hiện và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. Vì thế để giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng đầu nhiều gàu, bạn nên thay thế thói quen xấu bằng một số thói quen lành mạnh và phù hợp khác. Cụ thể:
- Chải đầu đúng cách
Chải đầu hàng ngày tương tự như một cách massage đầu. Hoạt động này không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng tóc rối mà còn giúp tác động vào tế bào da đầu kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn. Từ đó làm giảm nguy cơ rối loạn chu trình thay thế tế bào da đầu, giúp cải thiện gàu và cảm giác ngứa ngáy.
Chính vì thế bạn nên chải đầu nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tránh cào mạnh, chải đầu với lực tác động mạnh lên da đầu. Bởi điều này sẽ làm tổn thương da đầu, tăng nguy cơ chảy máu, phát triển các bệnh lý về da đầu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho gàu và nhiều vấn đề khác xuất hiện.
Tham khảo thêm: Gàu ống là gì? Nguyên nhân và cách trị nhanh
- Kiểm soát căng thẳng
Stress, căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, thói quen thức khuya… đều là những hoạt động làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố, khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến tóc gãy rụng, trên da đầu xuất hiện nhiều gàu.
Vì thế để cải thiện gàu và những vấn đề liên quan, bạn nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ (ngủ sớm, ngủ đủ giấc), loại bỏ thói quen thức khuya, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Đồng thời tránh tạo áp lực khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng kéo dài.
- Tăng sức đề kháng
Để cải thiện tình trạng đầu nhiều gàu, bạn nên áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nang tóc và tế bào da đầu. Cụ thể như tăng cường sức đề kháng bằng cách tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc và ngủ sớm.
Việc tăng cường vận động, tham gia vào các hoạt động thể chất có thể giúp hỗ trợ hoạt động thải độc của cơ thể, tăng cường sức đề kháng từ bên trong cơ thể. Đồng thời giảm nguồn cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, nấm và nhiều tác nhân gây hại khác đang phát triển trên da đầu và trong cơ thể.
2. Sử dụng dầu gội phù hợp
Gàu có thể phát triển nhanh hơn khi da đầu bị kích ứng với một số thành phần trong dầu gội. Do đó để cải thiện tình trạng đầu nhiều gàu, bạn nên lựa chọn một sản phẩm phù hợp với da đầu (da khô, da dầu, da hỗn hợp) và tình trạng hiện tại.
Bên cạnh đó gàu thường khiến da đầu nhạy cảm hơn so với thông thường. Vì thế tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại dầu gội có nguồn gốc thiên nhiên, chứa các hoạt chất lành tính, không gây kích ứng da và có khả năng điều trị gàu.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể xem xét và lựa chọn một trong những loại dầu gội thảo dược được liệt kê dưới đây:
- Dầu gội Thorakao
- Dầu gội dược liệu Thái Dương
- Dầu gội cỏ mực Mộc Nhu
- Dầu gội The Body Shop Ginger Scalp Care.
Đối với những trường hợp nặng, gàu bong tróc với kích thước lớn và số lượng nhiều, bạn có thể lựa chọn và sử dụng những loại dầu gội chứa hoạt chất trị gàu mạnh như:
- Dầu gội trị gàu Nizoral A-D anti-dandruff
- Dầu gội Orzen.
Tham khảo thêm: trị gàu bằng muối7 Mẹo tại nhà, đơn giản mà hiệu quả
3. Cải thiện đầu nhiều gàu bằng thảo dược thiên nhiên
Để ngăn ngừa và cải thiện gàu, bạn có thể kết hợp việc sử dụng dầu gội thảo dược, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống cùng với việc tận dụng thành phần dinh dưỡng từ một số loại thảo dược thiên nhiên.
Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị gàu mà còn khắc phục tốt biểu hiện ngứa ngáy da đầu, tóc gãy rụng, giúp nang tóc và tế bào da đầu khỏe. Đồng thời đảm bảo chu trình thay thế tế bào mới. Cải thiện đầu nhiều gàu bằng một số loại thảo dược thiên nhiên sau:
Dùng nha đam dưỡng tóc và trị gàu
Nha đam không chỉ giàu axit amin mà còn chứa đa dạng các loại vitamin và các khoáng chất quan trọng. Chính vì thế việc sử dụng nha đam điều trị gàu sẽ giúp bạn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho nang tóc và tế bào da đầu, nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giúp tóc chắc khỏe, đảm bảo chu trình thay thế tế bào mới và cải thiện tốt tình trạng đầu nhiều gàu.
Nguyên liệu:
- Một nhánh nha đam tươi
- 5ml nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch, dùng da loại bỏ nhanh bỏ xanh bên ngoài của nhánh nha đam, lấy phần thịt
- Cho thịt nha đam vào máy và tiến hành xay nhuyễn
- Trộn đều nha đam cùng với nước cốt chanh
- Bôi hỗn hợp nha đam và nước cốt nhanh lên chân tóc và da đầu
- Massage da đầu trong 5 phút, ủ tóc thêm 20 phút
- Làm sạch da đầu bằng nước và dầu gội
- Kiên trì sử dụng nha đam từ 3 – 4 lần/ tuần, trong 2 tháng để đạt hiệu quả dưỡng tóc và trị gàu.
Sử dụng chanh tươi điều trị gàu, diệt vi khuẩn và loại bỏ tế bào chết
Thành phần vitamin C và acid citric trong chanh có khả năng kháng viêm và sát khuẩn khuẩn mạnh. Từ đó giúp tiêu diệt nhanh vi khuẩn, nấm và loại bỏ tế bào chết. Ngoài ra vitamin C trong loại nguyên liệu thiên nhiên này giúp bổ sung dinh dưỡng cho nang tóc và da đầu, giúp kiểm soát tình trạng tiết dầu thừa, giảm nguy cơ rụng tóc và giảm ngứa hiệu quả.
Vì thế để ngăn ngừa và loại bỏ gàu, làm sạch da đầu và cung cấp dưỡng chất, bạn nên sử dụng thêm nước cốt chanh sau khi vệ sinh da đầu sạch sẽ bằng dầu gội.
Tham khảo thêm: 10+ dầu gội thảo dược trị rụng tóc tốt nhất hiện nay
Nguyên liệu:
- 1 – 2 quả chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Bổ đôi quả chanh và vắt lấy nước cốt
- Sử dụng dầu gội để làm sạch tóc và da đầu
- Tiếp tục sử dụng thêm nước cốt chanh thoa lên da đầu và chân tóc
- Dùng tay chà sát da đầu và massage nhẹ 2 phút
- Để nguyên trạng thái thêm 5 phút
- Sử dụng nước để vệ sinh lại
- Lau khô tóc
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần
- Kiên trì sử dụng chanh tươi liên tục trong 1 tháng để điều trị gàu, diệt vi khuẩn và loại bỏ tế bào chết.
Gội đầu với nước thảo dược điều trị gàu, giảm ngứa, dưỡng tóc và cải thiện sức khỏe da đầu
Để cải thiện sức khỏe da đầu, giúp tóc óng mượt, giảm ngứa và điều trị gàu, bạn có thể gội đầu bằng một số loại nước thảo dược như vỏ bưởi, bồ kết, sả, hương nhu, vỏ chanh…
Không chỉ giúp dưỡng tóc, trị gàu và cải thiện một số vấn đề trên da đầu, việc thường xuyên gội đầu bằng nước thảo dược còn giúp bạn ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, cải thiện độ nhạy cảm của da đầu. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về da đầu xuất hiện.
Nguyên liệu:
- 50 gram vỏ bưởi, bồ kết, sả, hương nhu hoặc vỏ chanh
- 2 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ loại thảo dược đã chuẩn bị
- Nấu thảo dược cùng với 2 lít nước, để sôi trong 5 phút
- Vớt bỏ phần bỏ, để nước thảo dược nguội bớt
- Dùng nước thảo dược gội lại đầu sau khi sử dụng dầu gội
- Trong thời gian gội đầu nên massage để các dưỡng chất thấm sâu vào da đầu
- Sau 10 phút, vệ sinh lại với nước
- Thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để điều trị gàu, giảm ngứa, dưỡng tóc và cải thiện sức khỏe da đầu.
5. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến khiến tóc yếu dễ gãy rụng và da đầu có nhiều gàu. Nguyên nhân là do tóc và tế bào da đầu cần được dung nạp đủ chất dinh dưỡng để phục phụ cho sự phát triển và cải thiện sức khỏe chung.
Chính vì thế để giúp tóc chắc khỏe và điều trị gàu, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng:
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và vitamin E
Việc thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và vitamin E vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đầu nhiều gàu, khắc phục cảm giác ngứa, giúp nang tóc và da đầu chắc khỏe, tóc suôn mượt. Nguyên nhân là do đây đều là những thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển, quá trình ổn định sức khỏe của tóc và da đầu.
Bên cạnh đó việc dung nạp đủ dưỡng chất còn giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng, đảm bảo chu kỳ thay thế tế bào da đầu, giúp phòng ngừa và cải thiện nhiều bệnh lý.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và vitamin E gồm:
- Bông cải xanh
- Dưa hấu
- Khoai tây
- Quả bơ
- Quả lựu
- Rau xanh
- Đu đủ
- Cà chua
- Chuối
- Yến mạch
- Rau dền
- Bí đỏ
- Rau họ nhà đậu
- Các loại hạt: Hạt điều, hạt óc chó, hồ đào, hạnh nhân…
Tham khảo thêm: Rụng tóc do nội tiết tố nam – Cách nhận biết, điều trị
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C nổi tiếng với khả năng kháng viêm, sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn, nấm. Ngoài ra dưỡng chất này còn có tác dụng loại bỏ tế bào chết, bổ sung dinh dưỡng cho nang tóc và da đầu, tăng sức khỏe và sức đề kháng. Đồng thời giúp kiểm soát tình trạng tiết dầu thừa, giảm nguy cơ rụng tóc và giảm ngứa hiệu quả.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C gồm:
- Cam
- Bưởi
- Quả ổi
- Ớt chuông
- Quả lý đen
- Bông cải xanh
- Kiwi
- Dâu tây…
Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một thành phần dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào quá trình phát triển và ổn định sức khỏe của da đầu, nang tóc và chân tóc. Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có khả năng phòng ngừa và cải thiện tình trạng da đầu có gàu, chống gãy rụng tóc và ngăn ngừa phát sinh những vấn đề liên quan.
Chính vì thế việc đảm bảo chế độ ăn uống giàu kẽm sẽ giúp bạn chữa gàu, giảm gãy rụng, giúp tóc óng mượt và chắc khỏe. Người bị gàu nên thêm nhóm thực phẩm giàu kẽm vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, cụ thể:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trứng
- Sữa
- Hạt ngô
- Các loại hạt
- Cây họ đậu
- Động vật có vỏ (hến, sò, cua, hàu…)
- Thịt…
Nhóm thực phẩm giàu protein
Nhóm thực phẩm giàu protein có tác dụng giữ ẩm da đầu, bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp da đầu và nang tóc chắc khỏe. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị gàu và ngăn ngừa rụng tóc. Nhóm thực phẩm giàu protein gồm:
- Trứng
- Yến mạch
- Hạnh nhân
- Bông cải xanh
- Sữa
- Phô mai
- Sữa chua
- Ức gà…
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nêu trên, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít nước) để cung cấp độ ẩm cho da đầu, kiểm soát hoạt động tiết bã nhờn và phòng ngừa bít tắc lỗ chân lông.
Ngoài ra bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây gàu và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Điển hình như: Thực phẩm cay nóng, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, món ăn nhiều đường…
Tình trạng đầu nhiều gàu kèm theo cảm giác ngứa ngáy có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện tốt tình trạng này, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân gây gàu và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Tránh chậm trễ trong quá trình điều trị khiến gàu tiến triển và phát sinh ra nhiều vấn đề khác.
Có thể bạn quan tâm
- 5+ dầu gội trị gàu tốt nhất – Có giá và cách dùng
- 7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất – Đơn giản, hiệu quả
Từ khóa » đầu Có Gàu Nhiều
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Gàu - Vinmec
-
5 Thói Quen Sai Lầm Khiến Da đầu Bạn Bị Gàu - Báo Lao Động
-
Bật Mí Nguyên Nhân Khiến đầu Nhiều Gầu Và Cách đánh Bay Gầu ...
-
Đầu Nhiều Gàu, Từng Mảng: Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Da đầu Nhiều Gầu, Chữa Cách Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Gàu Da đầu - Căn Nguyên Và Phương Pháp điều Trị
-
Nguyên Nhân Tóc Bị Gàu Mảng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
10 Nguyên Nhân Gây Ra Gàu Mà Bạn Cần Lưu ý
-
Gàu Là Gì? 10 Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Phổ Biến Bạn Cần Biết
-
Tại Sao Bị Gàu Mảng? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị ... - ICare Pharma
-
Bật Mí TOP 10 Cách Trị Gàu Tại Nhà Cực Kỳ Hiệu Quả, đơn Giản
-
4 Sai Lầm Trong Cách Trị Gàu Khiến Da đầu Bị Gàu Dai Dẳng Không Dứt
-
Lý Giải Tại Sao Gội đầu Xong Vẫn Có Gàu - Omi Pharma