Đau Nhói Trong Tai, Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

1. Cấu tạo tai và cách dẫn truyền âm thanh

Tai - một trong những cơ quan khá phức tạp trong cơ thể chúng ta. Được phân chia thành 3 phần chính, mỗi phần đảm nhiệm mỗi chức vụ khác nhau. Phần tai ngoài cùng được tính từ vành tai, ống tai rồi đến màng nhĩ. Tiếp đến là tai giữa gồm các dãy xương nhỏ, vòi nhĩ. Phần trong cùng được gọi là tai trong chứa ốc tai.

Vành tai sẽ là bộ phận đầu tiên tiếp nhận âm thanh, hứng và đưa âm thanh theo ống tai đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ. Đây là một trong những hình thức chuyển đổi âm thanh thành các rung động. Những rung động này sẽ theo chuỗi xương con đưa những tín hiệu thu nhận được đến phần tai trong và tác động đến phần ốc tai. Làm phần chất dịch và hệ thống lông nhung bên trong ốc tại chuyển động theo. Hình thức chuyển động này vô tình tạo các xung điện kích thích dây thần kinh thính giác. Từ đó, những tín hiệu âm thanh đã tiếp nhận được đưa lên não bộ. Do đó mà chúng ta có thể nghe và phân biệt được âm thanh.

Nếu có bất kỳ một tác nhân nào gây đau nhói trong tai sẽ làm cho quá trình dẫn truyền âm thanh đến não bộ bị gián đoạn hoặc hạn chế.

Đau nhói trong tai ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc của chúng ta

Đau nhói trong tai ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc của chúng ta

2. Nguyên nhân chính gây đau nhói trong tai không phải ai cũng biết!

Tình trạng đau trong tai có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Ráy tai

Ráy tai là một trong những hàng rào bảo vệ tai, hạn chế bụi hoặc vi trùng từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ngứa ngày, ù tai và giảm khả năng nghe. Đôi khi có cảm giác đau nhói bên trong.

Viêm tai giữa

Đây là một trong những căn bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất hiện nay. Ù tai, đau nhói trong tai là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể bệnh sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bệnh nhân.

Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ bị thủng không những gây đau nhói trong tai mà còn tác động đến quá trình dẫn truyền âm thanh, làm suy giảm thính giác. Thủng màng nhĩ có thể do bất cẩn lúc ngoáy tai, hoặc do tiếp nhận một tần sóng âm thanh quá lớn một cách đột ngột như tiếng bom, mìn nổ,...

Ngoáy tai không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây đau nhói trong tai

Ngoáy tai không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây đau nhói trong tai

U xuất hiện trong tai

U hình thành trong tai tạo nên áp lực đối với trống tai và xương tai, từ đó gây tổn thương tai làm xuất hiện tình trạng đau bên trong tai. Càng lâu nhiễm trùng tai càng dễ xảy ra, nhiễm trùng phát triển và lây lan nhanh đến vùng não bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây áp xe não, viêm màng não hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh não bộ.

3. Một số biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhói trong tai tại nhà

Tình trạng tai đau nhói tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta. Tuy nhiên, nếu bệnh xảy ra liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để giảm thiểu những cơn đau xuất hiện đột ngột bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Nhai kẹo cao su

Nghe có vẻ khó thuyết phục nhưng đây là một trong những phương pháp đơn giản nhất nhưng lại vô cùng hiệu quả. Khi chứng đau xuất hiện đột ngột bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc chỉ cần tạo động tác nhai. Lặp đi lặp lại động tác này trong thời gian nhất định, chứng đau tai trong sẽ giảm đi rõ rệt.

Uống nước

Nuốt nước một trong những động tác giúp cơ tai chuyển động nhẹ nhàng. Khi tai đau, bạn hãy ngậm một chút nước trong miệng, vừa nín thở vừa nuốt. Cách này sẽ làm giảm tình trạng đau nhói trong tai, giúp tai lấy lại cảm giác thoải mái như ban đầu.

Chườm nóng

Chườm một túi nóng xung quanh phần tai bị đau cũng là một trong những cách giúp giảm sưng tai. Tình trạng đau nhói trong tai sẽ thuyên giảm nhanh khi bạn kiên trì chườm nóng nhiều lần trong ngày.

Massage với dầu oliu

Dùng nước ấm pha chung với 3 - 4 giọt dầu oliu sau đó nhỏ vào tai sẽ giúp bạn giảm bớt những biểu hiện viêm tai hoặc đau ù tai. Hoặc bạn có thể dùng tăm bông thấm trực tiếp vào dầu oliu sau đó đặt vào tai bị đau. Để trong vòng 15 phút tình trạng đau tai sẽ giảm đi.

Massage tai với dầu oliu là một trong những phương pháp tốt giúp làm giảm chứng đau nhói trong tai

Massage tai với dầu oliu là một trong những phương pháp tốt giúp làm giảm chứng đau nhói trong tai

Dùng tinh dầu trà

Dầu trà - một trong những loại dầu có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Nhờ vậy mà việc sử dụng chúng trong việc điều trị chứng viêm tai, đau nhói trong tai đã mang lại hiệu quả đáng kể.

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn còn có thể sử dụng nước tỏi hoặc dầu tỏi để vệ sinh hoặc nhỏ vào tai đau thậm chí là uống nước tỏi. Bởi tinh chất trong tỏi có chứa một lượng chất kháng khuẩn cao giúp chống lại vi khuẩn gây đau sưng tai. Tuy nhiên, việc sử dụng nước tỏi để uống cần phải được sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc kháng sinh nào khác.

Những chú ý về cách sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng đau nhói trong trong tai như:

  • Không nằm nghiêng khi ngủ, đặc biệt là nghiêng về bên tai đau.

  • Hạn chế những nơi ồn ào, những nơi bị ô nhiễm âm thanh trầm trọng.

  • Không sử dụng những vật nhọn, cứng để ngoáy tai.

  • Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bảo vệ tai tránh tình trạng đau nhói ngay từ việc nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng những khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất

Bảo vệ tai tránh tình trạng đau nhói ngay từ việc nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng những khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất

Trên đây chỉ là những phương pháp “giải cứu” tạm thời khi bạn bị cơn đau nhói trong tai quấy rối. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng nặng hơn, bạn cần phải đến các phòng khám chuyên khoa kịp thời tìm ra nguyên nhân để điều trị hiệu quả. Bởi càng để lâu tình trạng viêm nhiễm càng nặng thêm, quá trình điều trị lúc này sẽ phức tạp hơn và hiệu quả điều trị cũng giảm đi.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được cơ sở tốt để thăm khám và điều trị hãy đến với Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 25 năm thành lập và phát triển, MEDLATEC đã trang bị cho mình những cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên khoa nói chung và khoa Tai - Mũi - Họng nói riêng đều được dẫn dắt với một đội ngũ y bác sĩ hùng hậu, dày dặn kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh lâu năm, đảm bảo mang đến kết quả thăm khám chính xác và nhanh chóng.

Hãy nhất máy và gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Rất hân hạnh khi được đồng hành cùng bạn!

Từ khóa » Tai Bị đau Nhức Bên Ngoài