Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải Trái Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Đau nhức bên trong lỗ tai phải trái thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành. Cơn đau tai có thể đột ngột xuất hiện và biến mất, nó có thể thể âm ỉ, đau nhói hoặc dữ dội, gây không ít phiền toái cho khổ chủ.
Đau nhức bên trong lỗ tai phải trái là bệnh gì?
Các tác động ngoại lực, nhiễm trùng, kích thích từ bên trong, bệnh lý tiềm ẩn… có thể làm khởi phát các cơn đau từ trong lỗ tai.
Ở người lớn, đau tai có thể đi kèm với giảm thính giác hoặc có dịch chảy ra từ tai.
Ở trẻ nhỏ, các đau tai thường đi kèm với nhiều triệu chứng hơn, bao gồm:
- Đau nhức trong tai
- Phản xạ với âm thanh không được nhanh nhạy
- Sốt
- Cảm giác lùng bùng trong lỗ tai
- Khó ngủ
- Trẻ liên tục ngoáy tai hoặc đưa tai lên đầu (trẻ sơ sinh)
- Khóc hoặc cáu kỉnh hơn bình thường
- Đau đầu
- Ăn không ngon miệng
- Mất thăng bằng
Đau nhức ở bên trong lỗ tai phải trái thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:
Viêm tai ngoài
Là một bệnh nhiễm trùng ở ống tai ngoài, có thể gây khó chịu nhẹ, cơn đau có thể tăng dần hoặc dữ dội. Nước đọng trong tai sau khi bơi là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai ngoài.
Điều này tạo ra môi trường ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đeo máy trợ thính quá lâu, ngoáy tai bằng tay bẩn hoặc tăm bông thường xuyên cũng có thể làm hỏng lớp da mỏng lót ở ống tai ngoài.
Viêm tai giữa
Tình trạng tích tụ chất lỏng ở khoảng trống phía sau màng nhĩ có thể khởi phát viêm tai giữa. Bệnh này thường bắt nguồn từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh hay cảm cúm.
Bởi vậy, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém dễ dàng bị viêm tai giữa với những biến chứng nghiêm trọng.
Viêm tai trong
So với tai ngoài và tai giữa, tai trong ít bị nhiễm trùng hơn. Tuy nhiên, viêm tai trong lại là một tình trạng khá nghiêm trọng và dễ bị bỏ sót.
Viêm tai trong có thể được khởi phát từ một cơn cảm lạnh, nhiễm trùng ở tai giữa rồi lan vào tai trong. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự cân bằng và thính giác.
Viêm tai xương chũm
Xương chũm nằm ở phía sau tai, có thể là biến chứng của viêm tai giữa mãn tính. Nó có thể gây ra các cơn đau đớn, đau nhói kéo dài.
Viêm mô tế bào
Đây là nhiễm trùng da và mô mềm ở dưới da. Vi khuẩn tụ cầu là thủ phạm chính. Nếu điều trị không đúng cách, có thể gây nhiễm trùng lan vào hạch bạch huyết và máu.
Các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng có thể bao gồm nhiễm khuẩn máu, nhiễm trùng xương, hoại tử mô, viêm mạch bạch huyết…
Bệnh Zona
Là dạng tái hoạt của varicella zoster – virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh gần như không bao giờ đe dọa tính mạng, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất thị lực vĩnh viễn, hội chứng Ramsay Hunt (đau tai, mất thính lực, chóng mặt…), sẹo xấu trên da…
Ngoài ra, các nguyên nhân phổ biến khác gây ra đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc đau nhức bên trong lỗ tai trái có thể kể tới như:
- Thay đổi áp suất, chẳng hạn như khi bay trên máy bay hoặc cáp treo
- Có ráy tai
- Có dị vật trong tai
- Có mụn, nhọt trong tai
- Bị viêm họng do liên cầu khuẩn
- Viêm xoang
- Dầu gội đầu hoặc nước bị mắc kẹt trong tai
- Ngoáy tai bằng tăm bông không đúng cách
Bạn có thể cảm thấy đau ở tai ngay cả khi một bộ phận nào đó trong cơ thể gặp vấn đề.
Bởi lẽ, các dây thần kinh ở mặt và cổ đi rất gần tai trong. Giới chuyên môn mô tả đây là cơn đau bắt đầu ở một vùng nhưng được cảm nhận ở một vùng khác.
Một số nguyên nhân khác tuy hiếm gặp, nhưng cũng có thể liên quan tới đau nhức ở trong tai:
- Mắc hội chứng TMJ – rối loạn khớp thái dương hàm
- Thủng hay rách màng nhĩ
- Viêm khớp ảnh hưởng đến hàm
- Sâu răng hoặc các vấn đề về răng
- Bị Eczema trong ống tai
- Đau dây thần kinh sinh ba
Nếu cơn đau tai của bạn gây khó chịu cực độ, ngày càng trở nặng, không biến mất trong vài ngày điều trị tại nhà, hoặc bị sốt cao, đau họng, phát ban… hãy đi khám ngay.
Ở trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ bị đau tai kèm theo các triệu chứng sau, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức:
- Đau tai dữ dội
- Chóng mặt, mất thăng bằng
- Đau đầu
- Sưng quanh tai
- Cơ mặt khác lạ (rủ xuống)
- Có máu hoặc mủ chạt ra từ trong tai
- Sốt 40ºC hoặc cao hơn (đối với trẻ nhỏ), sốt hơn (38ºC)
Đau nhức tai phải làm sao?
Đau tai có thể gây khó chịu, nhưng không phải lúc nào cũng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai bán theo đơn.
Thuốc này chỉ dùng trong trường hợp đau tai do vi khuẩn. Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ từ nhẹ tới nghiêm trọng, đặc biệt là sốc phản vệ và kháng kháng sinh.
Trên thực tế, có thể xử lý cơn đau tai bằng các phương pháp khắc phục tại nhà và điều trị không cần thuốc kháng sinh.
Dùng thuốc
Tìm được ra nguyên nhân gây đau tai giúp việc điều trị đi đúng hướng hơn. Tuy nhiên, để giảm đau và hạ sốt, bệnh nhân vẫn có thể dùng thuốc Ibuprofen và Acetaminophen.
Chúng được đánh giá là khá an toàn và không gây ra những tác dụng không mong muốn như thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, hãy tham vấn bác sĩ kỹ lưỡng về liều dùng và cách dùng phù hợp với từng trẻ.
Thuốc nhỏ tai có thể làm giảm áp lực trong tai do chất lỏng và ráy tai tích tụ. Bạn có thể dễ dàng mua thuốc nhỏ tai ở bất cứ quầy thuốc nào.
Nên đọc hướng dẫn cẩn thận và tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ.
Thuốc nhỏ tai thông thường không thể thay thế cho thuốc nhỏ tai bán theo đơn hoặc thuốc kháng sinh, vì vậy mọi chỉ nên sử dụng nó trong một vài ngày.
Nếu triệu chứng không giảm hoặc liên tục tái phát, hãy đi khám ngay.
Điều quan trọng cần nhớ là không nên sử dụng thuốc nhỏ tai ở bệnh nhân bị thủng màng nhĩ.
Tự chăm sóc
Để giảm các cơn đau từ trong tai, bạn có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh lên tai. Phương pháp này an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Nên chườm ấm và lạnh xen kẽ nhau mỗi 10 phút để tăng hiệu quả giảm đau.
Một số cơn đau là do áp lực trong ống tai. Một số bài tập xoay cổ có thể giúp giảm áp lực này.
Thực hiện theo các bước sau:
- Ngồi thẳng.
- Từ từ xoay cổ và đầu sang phải cho đến khi đầu song song với vai.
- Nâng cao vai, giống như đang cố gắng dùng đầu vai để che tai.
- Thực hiện các động tác từ từ, đếm từ 1 tới 5 rồi thư giãn và đổi bên.
- Lặp lại nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cơn đau trong tai. Bạn nên ngủ trong tư thế nằm ngửa, hoặc nằm nghiêng về phía tai không bị đau.
Nên để tai bị đau hướng lên trên thay vì úp xuống gối. Gối cao đầu khi ngủ cũng giúp dẫn lưu dịch trong tai nhanh hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện các bước sau để giảm đau tai ngay tại nhà:
- Tránh để tai bị ướt.
- Hạn chế ngoáy tai hoặc đưa tay vào tai.
- Không đưa vật lạ vào tai.
- Nhai kẹo cao su để giảm áp lực cho tai.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, miếng quá to.
- Ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều loại rau củ quả.
- Tránh tất cả các chất kích thích, như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
- Cho trẻ bú nhiều hơn (với trẻ sơ sinh)
Massage nhẹ nhàng vùng mặt và đầu cũng giúp giảm đau tai do vấn đề từ hàm, răng hoặc đầu. Đối với các dạng nhiễm trùng tai, bạn có thể massage theo cách sau:
- Dùng ngón tay vuốt từ trên xuống dưới, bắt đầu từ sau tai xuống cổ.
- Sau đó, vuốt về phía trước của tai.
Massage như trên giúp dẫn lưu dịch thừa ra khỏi tai, và ngăn ngừa cơn đau trở nặng.
Các mẹo tự nhiên
Một số mẹo dưới đây có thể giúp xoa dịu cơn đau tai cấp tốc mà không cần dùng tới thuốc:
- Dầu olive: Nhỏ một vài giọt dầu oilve ấm vào tai có thể giảm đau nhanh. Lưu ý rằng nhiệt độ dầu olive chỉ nên bằng với thân nhiệt của bạn. Nếu quá nóng, nó có thể gây bỏng tai.
- Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau tai hiệu quả. Bạn có thể thoa một chút nước cốt gừng hoặc dầu gừng xung quanh ông tai ngoài. Đừng nhỏ chúng vào trong tai.
- Tỏi: Tỏi có cả đặc tính kháng sinh và giảm đau. Hãy nghiền nát vài tép tỏi, ngâm trong dầu olive hoặc dầu mè ấm. Sau vài phút, lọc lấy nước và bôi vào ống tai.
- Oxy già: Nhỏ vài giọt oxy già vào tai bị đau. Sau vài phút, nghiêng tai để oxy già từ tai chảy ra ngoài. Sau đó, rửa tai bằng nước sạch và lau khô.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể giúp con quên đi cơn đau bằng cách đáp ứng cho trẻ những gì chúng thích.
Trẻ có thể dễ dàng quên đi cơn đau khi được:
- Xem một bộ phim yêu thích.
- Vẽ hoặc tô màu.
- Chơi xếp hình hoặc lego.
- Tắm bồn.
- Dùng máy tính bảng, smartphone, laptop (không khuyến khích).
- Nếu trẻ đang trong độ tuổi mọc răng, hãy cho trẻ dùng đồ chơi ngậm mọc răng bằng silicon (có thể làm lạnh trước khi cho trẻ ngậm).
Trị liệu thần kinh cột sống
Trong một nghiên cứu năm 1996, trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractor) có thể giúp giảm đau tai ở 93% trẻ bị nhiễm trùng tai tham gia nghiên cứu.
Trong số đó, 43% trẻ cảm thấy tốt hơn chỉ sau 1 – 2 buổi áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản.
Sử dụng thuốc Đông y
Cũng giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, Đông y cho rằng đau tai là do mất cân bằng âm dương, tạng phủ và khí huyết.
Theo Đông y, các bệnh ở tai có liên quan đến thận và phổi. Thận và phổi khỏe mạnh sẽ đảm bảo tai hoạt động đúng chức năng.
Ngược lại, nếu hai cơ quan này kém, tai sẽ dễ bị suy giảm và mắc bệnh. Đôi tai cũng là khu vực quan trọng để các kinh chính kết nối với nhau.
Các bài thuốc Đông y vì thế chủ yếu nhắm vào thải độc, giải nhiệt, phát tán phong nhiệt…
Một số bài thuốc hay giúp ích cho những người bị đau trong lỗ tai, đặc biệt là đau do viêm tai giữa:
- Bài thuốc 1: Rửa sạch 30gr quả cối xay hoặc 60gr thân cối xay tươi. Nấu với thịt lợn nạc. Ăn món này với cơm để giảm đau tai và ù tai.
- Bài thuốc 2: 12gr long đởm thảo, 12gr hoàng cầm, 12gr mộc thông, 12gr sinh địa, 12gr sa tiền tử, 12gr trạch tả, 8gr chi tử, 8gr đương quy, 8gr cam thảo. Sắc uống 1 thang/ngày.
- Bài thuốc 3: 12gr thục địa, 16gr hoài sơn, 8gr trạch tả, 8gr đan bì, 8gr phục linh, 8gr tri mẫu, 8gr hoàng bá. Sắc uống 1 thang/ngày.
- Bài thuốc 4: 8gr hoàng liên, 8gr bạch biển đậu, 8gr bạch thược, 8gr phục linh, 8gr cốc nha, 12gr trạch tả, 12gr sơn dược, 4gr thuyền thoái. Sắc uống 1 thang/ngày.
Châm cứu cũng có thể được áp dụng để kích hoạt khí, lưu lượng máu, giảm sưng, giảm đau, tăng tốc độ chữa lành và cải thiện chức năng của tai. Các huyệt liên quan là: Thính hội, Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại Quan và Hợp cốc.
Trị bệnh theo Đông y tuy không có hiệu quả ngay lập tức, nhưng lại ít tác dụng phụ, điều trị bệnh từ căn nguyên, nhờ đó an toàn với người dùng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách phòng ngừa đau nhức bên trong lỗ tai phải trái
Trong nhiều trường hợp, đau nhức bên trong lỗ tai phải trái đều có thể phòng ngừa được. Hãy thử các biện pháp sau:
- Bỏ hút thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc.
- Không cho tay hoặc bất cứ vật lạ nào vào trong tai.
- Tránh để tai dính nước, dùng mũ trùm hoặc nút tai khi bơi.
- Lau khô tai sau khi tắm gội hoặc bơi.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng, như bụi và phấn hoa.
Đau nhức thường chỉ gặp ở một bên tai, có thể điều trị thành công bằng các biện pháp tự nhiên và thuốc không kê đơn. Hãy liên hệ với các sĩ nếu tình trạng đau nhức bên trong lỗ tai phải trái vẫn tiếp tục nếu bạn đã áp dụng các cách nêu trên.
5/5 - (3 bình chọn)Tìm hiểu thêm:
- Đau mang tai là dấu hiệu của bệnh gì, nguy hiểm không?
- Cách chữa viêm tai giữa tại nhà và lời khuyên y tế
Từ khóa » đau Tai Phải Là Gì
-
Đau Nhói Trong Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Đau Nhói Trong Tai, Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
ĐAU TAI - CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
-
Tai Bị đau Nhức Bên Trong: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?
-
Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?
-
Đau Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị.
-
Bị đau Tai Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
(đau Tai) - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Tai: Các Nguyên Nhân Thường Gặp
-
Đau Tai ù Tai: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Xử Lý Bệnh đau Tai Và Tai Nhiểm Khuẩn
-
Viêm Họng Đau Tai (Trái, Phải) Là Bị Gì? Cách Điều Trị
-
Các Bệnh Viêm Tai Ngoài Thường Gặp: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Khi đau Nhói Trong Tai Phải Nên Làm Thế Nào? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Nhức Tai Khi Nuốt Nước Bọt
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
Đau Mang Tai – Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Sở Y Tế Nam Định