Đau Nhức Cơ Vai: Những điều Nên Và Không Nên Làm - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Đau cơ vai hay đau nhức vai là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của khớp vai, sự vận động của tay. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức bả vai và cánh tay phải, đau nhức cơ vai trái hoặc cả hai vai. Không chỉ vậy, đau nhức vai nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tận gốc có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đau nhức cơ vai nên làm gì và không nên làm gì?
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Đau nhức vai là gì?
- 2. Nguyên nhân bạn bị đau nhức cơ vai
- 2.1 Viêm gân chóp xoay (Rotator cuff tendinitis)
- 2.2 Viêm khớp (viêm bao khớp hoặc viêm khớp dạng thấp)
- 2.3 Rách cơ vai
- 2.4 Trật khớp vai
- 3. Đau nhức cơ vai nên làm gì và không nên làm gì?
- 3.1 Nên làm gì khi nhức vai?
- 3.2 Không nên làm gì khi nhức vai?
- 4. Khi nào bạn nên tìm đến sự hỗ trợ y tế?
1. Đau nhức vai là gì?
Đau nhức cơ vai là tình trạng xuất hiện các cơn đau bên trong khớp vai, ở sau, trước hoặc phía trên vai khi cử động cánh tay hoặc vai. Một số trường hợp, người bệnh còn cảm thấy ngứa ran, tê, yếu và có cảm giác khớp vai trượt ra ngoài (trật khớp). Người bệnh có thể cảm thấy đau vai phải (đau nhức 1 bên vai phải) hoặc đau nhức vai trái (đau nhức 1 bên vai trái).
Vai là một khớp lồi cầu – ổ chảo, có cấu tạo gồm 3 xương chính: xương bả vai, xương đòn và đầu trên xương cánh tay. Các xương này liên kết với nhau và được giữ vững nhờ các mô mềm như dây chằng, cơ, gân và bao khớp; tạo thành một khối giúp khớp vai cử động linh hoạt từ trước ra sau, cử động tròn và vươn dài.
Tuy nhiên, các thói quen sinh hoạt sai tư thế, chấn thương, vận động vai quá mức… lâu ngày có thể khiến vai bị tổn thương. Từ đó, làm giảm hoặc mất khả năng vận động của khớp vai, khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức vai kéo dài.
2. Nguyên nhân bạn bị đau nhức cơ vai
Nguyên nhân gây đau cơ vai có thể là:
2.1 Viêm gân chóp xoay (Rotator cuff tendinitis)
Viêm gân chóp xoay là tình trạng cơ quay khớp vai bị chấn thương một phần hoặc toàn bộ các dây chằng. Người bệnh có thể nhận biết viêm gân chóp xoay qua các triệu chứng như: đau âm ỉ hoặc đau nhói khi nâng và hạ cánh tay, cứng khớp, sưng ở phía trước vai, xuất hiện âm thanh lách tách khi hoạt động khớp vai.
2.2 Viêm khớp (viêm bao khớp hoặc viêm khớp dạng thấp)
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, có thể gây đau khớp và tổn thương khắp cơ thể. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp gồm đau khớp, sưng và cứng khớp, khớp mất chức năng.
Viêm bao hoạt dịch khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức vai. Lúc này, khớp vai có thể bị viêm sưng, khó vận động do bao khớp dày lên, giảm tiết dịch bôi trơn khớp.
2.3 Rách cơ vai
Rách cơ vai là tình trạng một hay nhiều dây chằng ở cơ quay khớp vai bị rách, gây ra các cơn đau vai và cánh tay bị yếu khi nâng tay hoặc giơ tay cao hơn đầu.
2.4 Trật khớp vai
Cơn đau nhức khớp vai có thể khởi phát do trật khớp vai. Đây là chấn thương vai thường gặp, xảy ra khi đầu trên xương cánh tay tật khỏi ổ chảo xương bả vai, gây đau nhói, sưng vùng vai và có thể lan rộng xuống cánh tay. Ngoài ra, khớp vai sẽ di chuyển không được như bình thường, có thể bị biến dạng hoặc nhìn thấy bằng mắt thường nếu trật khớp nặng.
Ngoài ra, đau cơ vai còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Lao động nặng nhọc, khuân vác nặng hoặc công việc thường xuyên phải thực hiện tư thế giơ tay cao hơn 90 độ.
- Hoạt động sai tư thế, chơi thể thao sai cách, quá mạnh gây giãn dây chằng, căng cơ và đau nhức vai.
- Chấn thương do té ngã, tai nạn, va chạm…
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể gây ra hiện tượng co cứng cơ, đau vai cũng như đau tại nhiều vị trí khác.
- Dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ, lao xương khớp, tiểu đường…
Xem thêm: Đau vai gáy uống thuốc gì hiệu quả
3. Đau nhức cơ vai nên làm gì và không nên làm gì?
Những việc nên làm và không nên làm khi bị đau cơ vai:
3.1 Nên làm gì khi nhức vai?
– Thăm khám bác sĩ sớm nhất
Ngay khi khớp vai xuất hiện các cơn đau, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bằng các can thiệp y tế như X-quang, MRI, nội soi khớp… bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp.
– Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học
Duy trì lối sống lành mạnh và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin và khoáng chất là cách giúp hệ xương khớp luôn khỏe mạnh, dẻo dai và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý xương khớp.
– Tập luyện thể dục, vận động nhẹ nhàng
Khi bị đau nhức vai, bạn nên hạn chế vận động vai quá nhiều hay vận động đột ngột. Thay vào đó, nên cử động vai nhẹ nhàng và nên dừng các động tác ở tầm vận động thấy đau. Ngoài ra nên đứng lên đi lại sau mỗi 1 giờ ngồi làm việc và massage nhẹ vùng cổ vai gáy nên có dấu hiệu nhức mỏi hay đau nhức khớp vai.
– Chườm lạnh
Trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau chấn thương, bạn nên chườm lạnh vùng vai bị thương khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ hiệu quả với những cơn đau nhức vai hoặc chấn thương nhẹ.
– Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu như điện xung, nhiệt, xoa bóp… sẽ giúp giảm đau nhức vai hiệu quả. Không chỉ vậy, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập kéo giãn vai phù hợp để giảm tình trạng cứng khớp và khó chịu. Từ đó, phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt của khớp vai.
– Kiểm soát cơn đau vai bằng thuốc uống
Để kiểm soát các cơn đau nhức cơ vai, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như: Paracetamol (Acetaminophen) giúp giảm đau và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc. Dùng thuốc quá liều có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và gây tổn thương thận.
Bên cạnh các loại thuốc không kê đơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ (Myonal 50mg, Decontractyl, Diazepam 5mg…) để chống trình trạng cứng cơ. Với người bệnh rối loạn khớp vai mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ để giảm đau nhức khớp vai hiệu quả.
3.2 Không nên làm gì khi nhức vai?
- Không bất động tuyệt đối vùng vai đang bị đau vì có thể làm cứng khớp vai, khiến cơn đau thêm trầm trọng.
- Không nên đưa tay lên cao vì sẽ tăng sức tải lên khớp vai.
- Không vận động mạnh, quá sức, khuân vác nặng khi đau cơ vai.
- Không thực hiện các bài tập thể dục nặng như cử tạ…
- Không cúi khom người khi ngồi, ngồi quá lâu.
- Không nên ăn những thực phẩm tăng cảm giác đau và viêm như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, rượu, bia…
Xem thêm: 3 mẹo giúp giảm đau cơ bắp tay, đau cánh tay tại nhà
4. Khi nào bạn nên tìm đến sự hỗ trợ y tế?
Khi xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng sau, bạn nên thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị y tế kịp thời:
- Cơn đau nhức vai đột ngột vẫn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau nhức vai xuất hiện vào ban đêm hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, có thể xuất hiện cơn đau nhức bả vai trái hoặc đau vai phải và lan xuống cánh tay phải hoăc đau nhức 2 bên bả vai.
- Bạn không thể di chuyển cánh tay, mang vác đồ vật.
- Không có khả năng nâng cánh tay lên.
- Cánh tay hoặc vai thay đổi hình dạng.
- Cánh tay và xung quanh khớp vai bị sưng nặng, bầm tím.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt, nóng, đỏ da.
- Đau nhức vai kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như khó thở, tức ngực, đau bụng, chóng mặt, đau ở cổ hoặc hàm…
Dù là một triệu chứng phổ biến nhưng người bị đau vai không nên chủ quan. Nếu sau khi áp dụng các cách giảm đau cơ vai tại nhà, cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài thì bạn nên thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị tận gốc. Tránh trường hợp chỉ khi các cơn đau nhức vai trở nên dữ dội, khớp vai không thể vận động thì mới thăm khám vì rất có thể bệnh đã tiến triển nặng, cần nhiều thời gian chữa trị và rất khó hồi phục.
Hapacol 650 là thuốc giảm đa nhức cơ vai không kê đơn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Thuốc giảm đau nhanh với thành phần là sự kết hợp giữa Paracetamol và Cafein, Hapacol 650 giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương; đau nhức do viêm xoang, hay là cảm sốt đau nhức người… nhanh chóng. Đặc biệt, nhờ có tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, Hapacol 650 còn giúp tăng tỏa nhiệt, tăng lưu lượng máu ngoại biên; từ đó giúp giảm thân nhiệt, hạ sốt hiệu quả.
Các thành phần có trong thuốc được hấp thụ nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sau đó chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Hapacol 650 ít có tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp cũng như không gây kích ứng, chảy máu dạ dày. Sản phẩm chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với liều uống 1 viên x 3 – 4 lần/ngày với khoảng cách giữa hai lần uống từ 4 – 6 giờ. Riêng bệnh nhân suy thận nặng, khoảng cách giữa hai liều uống phải ít nhất là 8 giờ.
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/shoulder-pain/
http://benhvienvietduc.org/dau-vai-khong-nen-chu-quan.html
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khácNhững điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh
Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng còn yếu, đặc biệt là vào... Xem chi tiết >>Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu?
Đau đỉnh đầu là một hiện tượng vô cùng phổ biến với nhiều người hiện nay. Hiện tượng này không chỉ ảnh... Xem chi tiết >>Nhức mỏi chân tay là bệnh gì? Cách làm hết nhức chân nhanh nhất tại nhà
Đau nhức chân tay có thể xảy ra do hoạt động quá sức hoặc do chấn thương nhẹ. Các cơn đau thường... Xem chi tiết >>Trẻ bị nghẹt mũi: 5 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả
Trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ thường gặp phải nhiều lo lắng và... Xem chi tiết >>Sốt phát ban ở trẻ: Dấu hiệu và cách chăm sóc bé nhanh khỏi
Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ cần chăm sóc... Xem chi tiết >>Hướng dẫn cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ
Sốt phát ban và sởi đều là những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu nhận biết sai giữa... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » Căng Cơ Bả Vai
-
Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay - Tình Trạng Căng Cơ Và Cách để Giảm ...
-
Nên Làm Gì Khi Bị Giãn Dây Chằng Bả Vai? - Phòng Khám ACC
-
Đau Xương Bả Vai Và Những điều Bạn Cần Biết
-
5 động Tác đơn Giản Giảm đau Vai Hiệu Quả - VnExpress Sức Khỏe
-
Căng Cơ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa
-
Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Nguyên Nhân Gây Căng đau Vai Gáy Thường Gặp - Báo Tuổi Trẻ
-
Căng Cơ Vai Và Những điều Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
11 động Tác Giãn Cơ Làm Giảm đau Vai Gáy Tức Thì
-
Bài Tập Giảm Đau Bả Vai Tại Nhà Đơn Giản – Dễ Thực Hiện
-
Giãn Dây Chằng Vai: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý
-
Căng Cơ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả ...
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị