Đau Nhức Hốc Mắt Là Bị Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không? - Wit-Ecogreen

Chuyên gia tư vấn :

Đau hốc mắt có nguy hiểm hay không?

Đau hốc mắt, nhức hốc mắt hay bị đau vùng hốc mắt không chỉ báo hiệu các bệnh về mắt nguy hiểm mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh liên quan đến các bộ phận trên cơ thể. Phần cứng của hốc mắt là hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên.

Phần mềm của hốc mắt bao gồm bao tenon bọc quanh nhãn cầu từ vùng rìa giác mạc tới thị thần kinh; từ bao tenon tới thành hốc mắt và tổ chức mỡ có nhiều sợi phần nào giúp cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định và dễ vận chuyển khi các cơ hoạt động; các cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo; hệ thống tĩnh mạch hốc mắt; hệ thống bạch huyết.

Các tổ chức mềm của hốc mắt là những yếu tố giữ cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định trong hốc mắt, đặc biệt khi có các tổn thương làm đau nhức hốc mắt thì người bệnh cũng dễ dàng nhận biết.

Khi bị đau nhức hốc mắt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mi mắt sưng, mắt lồi, song thị (nhìn đôi). Đôi khi gây đau, khả năng vận nhãn và thị lực giảm sút. Ngoài chấn thương nhẹ phần xương hốc mắt gây đau trong một vài ngày, thì hầu hết các triệu chứng đau nhức hốc mắt khác đều là “điềm báo” về một bệnh nguy hiểm nào đó.

đau hốc mắt

Đau hốc mắt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Hiện tượng đau nhức hốc mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức hốc mắt có thể là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh và hầu như không đặc trưng cho một căn bệnh nào cả. Các bệnh đi kèm với đau hốc mắt bên dưới, có giá trị tham khảo, giúp người bệnh suy đoán, khoanh vùng tạm thời, điều quan trọng là người bệnh cần biết lúc nào phải thăm khám. Các bệnh mắt nguy hiểm có triệu chứng đau nhức hốc mắt là:

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực thủy dịch ở bên trong nhãn cầu tăng cao, vì vậy tạo áp lực lên mắt. Bệnh để lâu không được điều trị sẽ làm tổn thương đến dây thần kinh và gây mù lòa. Có 4 loại tăng nhãn áp:  góc mở, bẩm sinh, góc đóng, thứ phát. Trong tất cả những bệnh trên, thì bệnh tăng nhãn áp góc mở là nhiều người mắc phải nhất (thường không có triệu chứng đi kèm).

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng thường gây ra các triệu chứng đau hốc mắt. Kèm theo đó là thị lực suy giảm, nhìn mờ, nhìn đèn có quầng sáng, chói, có cảm giác như có màng che trước mặt, buồn nôn, nôn mửa.

Viêm hốc mắt

Nói đến các bệnh lý gây đau hốc mắt không thể không kể đến tình trạng viêm của phần mô mềm trong hốc mắt. Viêm hốc mắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em dưới 5 tuổi thì hay phối hợp với viêm đường hô hấp trên, còn trên 5 tuổi hay phối hợp với viêm xoang. Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay do dị vật nằm trong hốc mắt.

Viêm gây đau nhức hốc mắt chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng hoặc do những nguyên nhân lan truyền trực tiếp từ những cấu trúc như nhãn cầu, mi và phần phụ cận của nhãn cầu.

Chấn thương thường xuyên có khả năng gây viêm và tổn thương vách hốc mắt, đặc biệt những chấn thương có dị vật hốc mắt. Ngoài ra, các phẫu thuật như giảm áp hốc mắt, phẫu thuật mi, phẫu thuật lác, phẫu thuật nội nhãn cũng có thể gây viêm hốc mắt và đau tại vị trí này.

Với viêm hốc mắt, triệu chứng lâm sàng là đau nhức hốc mắt đột ngột, đau khi vận động nhãn cầu, liếc mắt, đau đầu. Triệu chứng thực thể (nhìn thấy được) là phù mi, xuất huyết kết mạc, phù kết mạc, lồi mắt, song thị, sụp mi, giảm thị lực nhiều mức độ khác nhau, hạn chế vận nhãn hoặc liệt vận nhãn.

Nếu viêm gần đỉnh hốc mắt có thể có giảm thị lực trầm trọng, viêm hắc mạc hoặc viêm thị thần kinh. Kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, sốt hoặc các triệu chứng hô hấp hay xoang.

Viêm hốc mắt là căn bệnh nặng, nếu điều trị tốt bệnh cũng có thể khỏi không để lại di chứng gì. Nếu điều trị không tốt có thể gây giảm thị lực và các biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong hoặc tắc xoang hang; áp xe hốc mắt, viêm màng não; viêm thị thần kinh giảm thị lực.

Viêm xoang trán

Xoang là phần sụn xốp phía trong xương, có vai trò chứa dưỡng chất nuôi xương và làm giảm tỉ trọng xương. Luồng không khí thường xuyên được dẫn vào để dẫn lưu (dẫn đường cho lưu thông) các chất tiết (bao gồm các chất nhầy) ra khỏi xoang. Viêm xoang trán xảy ra khi chất nhầy không thoát được ra và bị bít tắc lại trong xoang, từ đó dẫn đến tăng áp lực quanh vùng mắt và trán.

Xoang trán gần mắt sẽ gây đau hốc mắt. Đau tăng khi hít hoặc khịt mũi kèm xuất tiết mũi họng và sốt. Đặc biệt là khi cúi người  hay thời tiết thay đổi.

nguyên nhân gây đau nhức hốc mắt

U giả viêm

Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của bệnh u giả viêm. Tùy từng vị trí gây sưng viêm vùng hốc mắt mà có thể chia bệnh u giả viêm thành các loại khác nhau. Cụ thể:

  • U giả viêm trước: gây ra tình trạng phù mi, sụp mi…
  • U giả viêm tuyến lệ: gây sưng, đau vùng tuyến lệ.
  • U giả viêm lan tỏa: đau nhức toàn bộ khu vực hốc mắt.
  • Hội chứng đỉnh hốc mắt: Đau nhức phía trong hốc mắt.

Khi bị bệnh u giả viêm, mắt sẽ lồi một bên, đau hốc mắt, những cơn đau nửa bên mặt có thể kéo dài dai dẳng hàng tháng. Ngoài ra, thị lực có thể bị suy giảm, quan sát nhãn cầu thấy sưng, vùng da xung quanh mắt đỏ ít… Nếu gặp phải tình trạng này cần đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sỹ khám, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị hợp lý giúp bệnh khỏi dứt điểm, tránh nguy cơ tái phát.

Giãn tĩnh mạch

Đau hốc mắt, nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt kèm đau đầu… có thể là do bệnh giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch chứa nhiều mạch máu thì giãn nở làm mắt trở nên lồi ra và ngược lại. Khi bị giãn tĩnh mạch, nghỉ ngơi, tránh làm việc bằng mắt nhiều.

Ngoài ra, các bệnh mạch máu khác như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch não, phình tách động mạch chủ, thông động mạch cảnh – xoang hang, hẹp tĩnh mạch cảnh… cũng có thể gây ra các cơn đau hốc mắt. Kèm theo đó là triệu chứng đau nhức đầu.

Do chấn thương hoặc có dị vật trong mắt

Khi nhắc đến nguyên nhân gây đau hốc mắt không thể kể đến các tổn thương trực tiếp như chấn thương làm xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt.

Bệnh nhân có xuất huyết hốc mắt thường do chấn thương mạnh, gây đứt rách mạch máu của hốc mắt gây chảy máu số lượng lớn, thời gian ngắn trong thể tích hốc mắt cố định (hốc mắt là tháp xương có đáy là nhãn cầu) gây chèn ép vào thần kinh thị giác cấp tính.

Đau nửa đầu

Biểu hiện đau đầu Migraine (đau nửa đầu) là đau xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng xuất hiện vào các buổi sáng, có thể đi kèm với đau hốc mắt.

Nhiều bệnh nhân có cơn đau khi thay đổi thời tiết, mất ngủ, ngủ dài hoặc ngắn hơn bình thường, khi ăn một số thức ăn nào đó, sau khi uống rượu, bia, nhìn ánh sáng chói… Bệnh nhân nữ thường có cơn đau vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng… Đau tăng khi vận động cơ thể, đỡ đau khi nghỉ ngơi trong phòng tối.

đau nửa đầu

Bệnh tuyến giáp

Graves là bệnh tuyến giáp (cường giáp tự miễn) thường gặp, gây ra các triệu chứng lồi mắt với biểu hiện như chói mắt, chảy nước mắt sống, đôi khi có cảm giác nóng rát, đau hốc mắt… Thậm chí ở một số trường hợp cơ mi trên sẽ co rút làm cho mắt lồi ra giống như trợn mí.

Đối với mi dưới có thể phù nề để lâu dễ bị liệt, xung huyết, mi nhắm không được kín dẫn đến biến chứng loét giác mạc, khô mắt.

Khi nào cần đi khám ở các trung tâm y tế

Đau hốc mắt cũng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác không được đề cập ở trên. Người bệnh nên đi khám tại các trung tâm y tế nếu gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Đau mắt nghiêm trọng hoặc dai dẳng
  • Đau mắt đi kèm với đau đầu hoặc sốt
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng
  • Thị lực của bạn thay đổi đột ngột
  • Sưng ở xung quanh mắt
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển mắt hoặc mở mắt
  • Có máu hoặc mủ chảy ra từ mắt

Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng đau nhức hốc mắt

Điều trị đau hốc mắt hiệu quả bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

Chẩn đoán

Sau khi xem xét về các triệu chứng và tiền sử bệnh án của người đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt. Mắt có thể được làm giãn bằng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giúp bác sĩ nhãn khoa xem xét đồng tử của người bệnh được rõ hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm các xét nghiệm về những căn bệnh nêu trên để đảm bảo tính chính xác trước khi chẩn đoán.

chẩn đoán đau hốc mắt

  1. Chụp CT: có thể thấy:
  • Dị vật hốc mắt sau chấn thương
  • Hình ảnh viêm xoang với những xương và màng xương đẩy về phía hốc mắt.
  • Hình ảnh ổ áp-xe cạnh màng xương, hình ảnh tổn thương cạnh xoang mờ, có bờ xung quanh mềm mại và có thể có khí bên trong.
  • Ngoài ra, chụp CT có thể giúp chẩn đoán phân biệt được những trường hợp đau hốc mắt do bệnh Basedow, viêm giả u, viêm tuyến lệ, u hốc mắt, ung thư nguyên bào võng mạc xuất ngoại, ung thư cơ vân.
  1. Siêu âm: Siêu âm có thể thấy hình ảnh khối u nội nhãn có ổ canxi. Ngoài ra, cũng giúp chẩn đoán phân biệt giữa các loại bệnh gây viêm hốc mắt.
  2. Công thức máu: Xem xét bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, CRP tăng trong nhiễm khuẩn.
  3. Lấy bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn để chẩn đoán nguyên nhân. Lấy bệnh phẩm ở xoang hay vùng mũi họng.
  4. Cấy máu: Cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm trùng huyết.

Điều trị

Điều trị đau nhức hốc mắt phải thông qua kết luận chẩn đoán nguyên nhân ở phía trên. Chẩn đoán là nền tảng quan trọng cho việc điều trị dứt điểm các cơn đau hốc mắt.

Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân cần phải điều trị tích cực bệnh đích gây đau hốc mắt, song song với điều trị cải thiện và giảm đau triệu chứng (đau, hạn chế vận động nhãn cầu… )

Các bệnh kéo dài như viêm xoang mạn tính, đau nửa đầu, bệnh Graves… quá trình điều trị và cải thiện đau hốc mắtsẽ phức tạp hơn.

Với đau hốc mắt có hiện tượng viêm, các thuốc điều trị có thể là:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao, phổ rộng trong giai đoạn sớm và kháng sinh đặc hiệu sau khi đã nuôi cấy phân lập được vi khuẩn. Trong thời gian chờ đợi nuôi cấy vi khuẩn có thể dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3: 15mg/kg cân nặng uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc chống viêm: Steroid đường uống và đường tĩnh mạch (Methyl prednisolon 1mg/kg cân nặng).
  • Chế phẩm nâng cao thể trạng: vitamin nhóm B, C hoặc dùng thêm các dưỡng chất chăm sóc mắt và bảo vệ thị lực như tinh chất Brocophane có trong sản phẩm Wit

wit ecogreen

Tóm lại, khi bị đau hốc mắt người bệnh cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Tránh tình trạng tự chẩn đoán làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Trung tâm Tư vấn Y khoa – Công ty CPDP ECO

Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước).

Từ khóa » Gian Hốc Mắt Là Gì