ĐAU NHỨC VAI PHẢI LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÌ? NGUYÊN ...

Mỗi sáng thức dậy bạn thấy mình bị đau nhức vai phải. Bạn không biết nguyên nhân do đâu mà mình bị đau nhức. Vậy hãy cùng Sunkun cùng nhau tìm hiểu xem đau nhức vai phải là dấu hiệu của bệnh gì?

> Triệu chứng tê đầu ngón tay - Nguyên nhân và cách điều trị

> Bệnh lao có nguy hiểm không? Phác đồ điều trị bệnh lao hiệu quả nhất

1. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nhức vai phải.

đau nhức vai phải

Vai là một hệ khớp lớn có phạm vi di chuyển rộng và linh hoạt. Vì thế khi vai bị tổn thương sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ta hiện tượng đau nhức vai phải:

1.1 Do chấn thương vai.

Các chấn thương có thể gây đau nhức vai như:

  • Trật khớp: Khi chúng ta bị kéo mạnh hoặc bị xoay quá mức và đột ngột. Điều này khiếp khớp vai của bạn bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Gây ra hiện tượng đau nhức, sưng và tím ở vai

  • Trật khớp cùng - đòn: Đây là triệu chứng khi bạn bị té ngã làm dãn dây chằng, khiến xương đòn bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó sẽ bị sưng và đau bên vai bị tổn thương

  • Gãy xương: Khi bị tác động mạnh xương vai có thể bị nứt hoặc bị gãy. Nếu xương đòn bị gãy vai sẽ bị chùng xuống, không cử động được. Kèm vào đó là các hiện tượng thâm tím.

  • Tổn thương sụn: Khi các sụn ở xung quanh khớp vai phải bị rách sẽ gây ra hiện tượng đau nhức vai phải. Khi bị té ngã hay bị kéo mạnh cũng khiến các khớp sụn bị rách và đau. Khi đó bệnh nhân sẽ thấy đau khi đưa tay lên cao hay cho qua đầu.

  • Rách cơ xoay khớp vai: Cơ xoay khớp vai là bộ phận quan trọng. Nó hỗ trợ tay thực hiện các động tác nâng lên hạ xuống. Khi thực hiện các động tác tay sẽ gây đau

1.2 Bệnh vai đông lạnh.

Bệnh vai đông lạnh gây hiện tượng khô cứng và đau vai gáy. Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Thông thường sau thời gian 18 tháng bệnh sẽ tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp gây ra biến chứng

1.3 Bệnh viêm bao hoạt dịch.

Các chất nhầy được chứa trong các bao hoạt dịch có tác dụng đệm và giảm áp lực lên các khớp vai. Khi các bao hoạt dịch bị sưng viêm sẽ gây ra đau nhức bả vai trái hoặc phải.

1.4 Thoái hoá khớp vai.

Là hiện tượng sụn hoạt động bị hao mòn gây ra các cơn đau vai và cứng khớp. Tình trạng thoái hóa khớp này phát triển nghiêm trọng theo thời gian dẫn đến cứng khớp.

1.5 Viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các ổ khớp như khớp vai, đầu gối. Hiện tượng này gây đau vai và cứng khớp.

2. Chẩn đoán bệnh do đau nhức vai.

đau nhức vai phải

Chẩn đoán bệnh đau nhức vai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau nhức vai phải. Vì thế các bác sĩ cần kiểm tra các triệu chứng, thể chất và làm các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất.

Bác sĩ sẽ ấn và tác động vào phần vai phải bị đau để đánh giá mức độ tổn thương của vai. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ cho đi làm một số xét nghiệm như:

  • Chụp X - Quang: Giúp kiểm tra xem khớp vai có bị gai xương, thoái hoá xương , … hay không

  • MRI : Chụp cộng hưởng từ để xác định tổn thương ở gân, dây chằng và xương xung quanh bả vai

3. Biện pháp điều trị hiệu quả.

Để điều trị hiện tượng đau nhức vai phải cần xác định nguyên nhân do đâu. Từ đó bác sĩ sẽ có những phương hướng điều trị cụ thể.

3.1 Trường hợp đau nhức vai phải ở mức độ nhẹ.

  • Nghỉ ngơi tại chỗ: Trong trường hợp làm việc hay hoạt động quá mức gây co các cơ nên dẫn đến việc đau nhức vai phải. Khi đó cần có thời gian để các khớp vai nghỉ ngơi.

  • Chườm lạnh: Khi vai phải bị sưng, đau do chấn thương hoặc viêm bao hoạt dịch ta có thể sử dụng đá lạnh để chườm. Việc này rất hiệu quả sau khi cơn đau mới xuất hiện.

  • Chườm nóng: Khi chườm nóng sẽ làm giãn các cơ vai giúp cải thiện tình trạng cứng khớp

  • Tập thể dục: Các bệnh nhân nên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng bình phục các cơ.

3.2 Đối với các trường hợp nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê một số loại thước nhằm cải thiện cơn đau cho người bệnh.

Ngoài ra trong một số trường hợp cần phẫu thuật để giảm tình trạng đau vai này. Cần phẫu thuật khi các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả và trường hợp chấn thương nặng.

4. Các biện pháp phòng ngừa hiện tượng đau nhức vai phải?

  • Luyện tập thể thao và vận động để tăng cường các cấu trúc ở vai. Và tránh tình trạng bị co cơ

  • Trao đổi với bác sĩ hay các nhà vật lý trị liệu để có các bài tập tăng cường cơ bắp. Giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hoá khớp vai

Khi có hiện tượng đau nhức vai phải thì cần có những biện pháp điều trị thích hợp. Không tự ý chữa trị tại nhà hay tự mua thuốc về uống. Việc làm này có khi còn làm bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì thế hãy đến các bác sĩ kiểm tra để có pháp đồ điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm: Đau bả vai lan xuống cánh tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Từ khóa » đau Một Bên Vai Phải Là Bệnh Gì