Đau Nhức Vành Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì, Xử Lý Thế Nào?

Bỗng nhiên bạn cảm thấy vành tai bị đau nhức nhưng không rõ nguyên nhân là do đâu, hay có phải đây là dấu hiệu của một bệnh gì đó nguy hiểm hay không. Vậy thì, hãy cùng tìm hiểu về tình trạng đau nhức vành tai chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Đau nhức vành tai là bệnh gì?
  • 2. Xử trí khi vành tai bị đau
    • 2.1. Điều trị y khoa
    • 2.2. Chăm sóc đúng cách
  • 3. Phòng ngừa đau vành tai

1. Đau nhức vành tai là bệnh gì?

Đau nhức vành tai là vấn đề khiến không ít người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Theo các chuyên gia, cơn đau có thể hình thành do tác động vật lý ngoại lực hoặc do một số bệnh lý về tai như:

– Viêm mô tế bào tai: Viêm mô tế bào dẫn tới tình trạng đau vành tai ngoài ở nhiều người. Đây là một bệnh lý về tai thường gặp, biểu hiện sưng, nổi ban đỏ ở vành tai, dẫn tới đau rát, khó chịu đối với người bệnh. Chấn thương nhẹ ở tai chính là nguyên nhân mọi người bị viêm mô tế bào tai.

– Viêm màng sụn: Viêm màng sụn là tình trạng màng sụn ở tai bị nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm nhiễm và đau nhức là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh. Viêm có thể gây gián đoạn dòng chảy của máu tới sụn mang tai, có thể dẫn tới dị dạng ở tai.

– Xỏ lỗ tai: Tác động ngoại lực khi xỏ lỗ tai có thể dẫn tới tình trạng đau nhức ở vành tai của mọi người. Nếu xỏ lỗ tai sai cách khiến vành tai có vết xước, vết thương hở hoặc vệ sinh không khoa học thì có thể dẫn tới viêm nhiễm ở vành tai.

– Nằm ngủ sai tư thế: Dẫn tới tai bị chèn ép trong thời gian quá dài, máu huyết không lưu thông được nên gây ra tình trạng đau đớn.

– Ngoáy tai sai cách: Dẫn tới tác động lực vào tai, khiến vành tai bị đau.

– Côn trùng cắn, đốt: Một số loại côn trùng có độc, khi đốt sẽ gây ra cảm giác đau nhức như châm chích và ngứa ở nhiều người.

Đau nhức vành tai có thể cảnh báo bệnh viêm màng sụn hoặc viêm mô tế bào tai 

Đau nhức vành tai có thể cảnh báo bệnh viêm màng sụn hoặc viêm mô tế bào tai 

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau nhức vành tai. Người bệnh nên chủ động đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

2. Xử trí khi vành tai bị đau

2.1. Điều trị y khoa

Đối với trường hợp người bệnh bị đau tai do mắc các bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa, đó là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị đau nhức vành tai như là:

– Thuốc kháng sinh

– Thuốc kháng viêm

– Thuốc giảm đau…

Giai đoạn vành tai xuất hiện xuất tiết, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút, băng ép, kết hợp với sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm viêm. Giai đoạn áp xe thành các ổ mủ lớn, bác sĩ sẽ chỉ định chích rạch dẫn lưu mủ để loại bỏ các tổ chức viêm, giúp bảo toàn vành tai một cách tốt hơn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kết hợp sử dụng kháng sinh, kháng viêm hoặc giảm đau để quá trình hồi phục của người bệnh diễn ra hiệu quả.

Nếu đau vành tai là do tác động lực từ bên ngoài, côn trùng cắn thì mọi người có thể theo dõi trong thời gian đầu, khi tình trạng đau không thuyên giảm thì nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí phù hợp. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tuyệt đối không tự ý nặn mủ hay dùng thuốc khi chưa có chỉ định để tránh những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe.

Nếu đau vành tai do mắc bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật

Nếu đau vành tai do mắc bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật

2.2. Chăm sóc đúng cách

Trong quá trình sinh hoạt, một số biện pháp sau có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở vành tai như:

– Giữ gìn vệ sinh tai đúng cách bằng việc sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh được bác sĩ khuyến cáo để lau nhẹ vành tai.

– Không ngoáy tai bằng tăm bông, không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai, chỉ sử dụng khăn mềm để lau nhẹ tai ngoài.

– Thay đổi tư thế nằm ngủ để tránh đè lên tai, gây đau vành tai.

– Massage nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm cảm giác đau tai do tác động ngoại lực/

3. Phòng ngừa đau vành tai

Để phòng ngừa đau vành tai, mọi người nên lưu ý xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để bảo vệ đôi tai đúng cách. Theo đó mọi người cần:

– Vệ sinh tai đúng cách hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, đồng thời hạn chế cho tay lên sờ tai, ngoáy tai.

– Giữ vệ sinh đôi tay đúng cách, sạch sẽ sau khi ở bên ngoài trở về nhà, làm sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Giữ gìn môi trường sống luôn thoáng đãng, sạch sẽ để giảm thiểu tình trạng côn trùng có thể rơi vào trong tai hoặc đốt, chích tai.

– Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh lý tai mũi họng hoặc bệnh truyền nhiễm để bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý nguy hiểm.

– Không sử dụng mỹ phẩm, hóa chất đã hết hạn để tránh gây kích ứng, viêm nhiễm da tai.

– Bảo vệ tai đúng cách, không tác động lực mạnh hoặc dùng các vật sắc nhọn để vệ sinh tai bởi điều này có thể dẫn tới chấn thương, nhiễm trùng tai, thậm chí là thủng màng nhĩ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ nhóm chất cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh.

– Nên ăn nhiều thực phẩm tươi xanh, giàu vitamin như rau củ, trái cây và uống đủ nước để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

– Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích cơ thể tăng khả năng trao đổi chất, củng cố đề kháng tốt hơn.

– Tiêm phòng đầy đủ và thăm khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo để kiểm soát và phát hiện bệnh lý từ sớm, giúp bác sĩ điều trị kịp thời.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để bảo vệ đôi tai đúng cách

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để bảo vệ đôi tai đúng cách

Đau nhức vành tai tuy không phải là một vấn đề hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, khi phát hiện vành tai có dấu hiệu bất thường, mọi người nên chủ động đi khám sớm để được xử trí nhanh chóng, bảo vệ thính lực tối ưu. Đồng thời, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tai thì mọi người nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh lý một cách tốt hơn.

Từ khóa » Sưng Vành Lỗ Tai