Đau Nửa đầu: Bệnh Lý Lành Tính Không Nên Chủ Quan | Pacific Cross

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Bệnh đau nửa đầu là bệnh gì?
  • Những ai thường bị đau nửa đầu?
  • Những dấu hiệu và triệu chứng đau nửa đầu là gì?
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
    • Nguyên nhân đau nửa đầu thường gặp là gì?
    • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu?
  • Điều trị đau nửa đầu
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị đau nửa đầu?
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau nửa đầu?
    • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau nửa đầu?

Đau nửa đầu (Migraine) là một loại bệnh thần kinh hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Điều trị bệnh đa phần là làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa cơn đau tái phát thường xuyên.

Bệnh thường lành tính, tuy nhiên trong cơn đau, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và bị giới hạn các hoạt động hàng ngày. Có nhiều thuốc điều trị Migraine, tuy nhiên tất cả cần được tư vấn và kê toa theo bác sĩ chuyên khoa.

đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu là bệnh gì?

Đau nửa đầu (hay còn gọi là thiên đầu thống, đau nửa đầu Migraine) là tình trạng một bên đầu đột ngột đau nhói lên. Đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày.

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày của bạn nếu không được điều trị đúng lúc và kịp thời.

Những ai thường bị đau nửa đầu?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh Migraine là gì? Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh Migraine – đau nửa đầu. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi, trong đó nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng đau nửa đầu là gì?

Ở bệnh đau nửa đầu, bạn sẽ có dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau nửa đầu trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày trước đó. Những dấu hiệu này còn được gọi là “tiền triệu”, bao gồm:

  • Những thay đổi trong tâm trạng như đột nhiên trầm cảm hoặc cáu kỉnh
  • Không chịu được ánh sáng quá chói (nhạy cảm với ánh sáng)
  • Không chịu được tiếng ồn (nhạy cảm với âm thanh)
  • Tăng động
  • Cảm giác uể oải, mệt mỏi
  • Thay đổi khẩu vị và buồn nôn.

Sau đó, bạn sẽ gặp tình trạng “tiền triệu thoáng qua” (rối loạn cảm giác hoặc vận động tạm thời), xuất hiện ngay trước cơn đau nửa đầu.

Các dấu hiệu này bao gồm các vấn đề về thính giác cũng như thị giác (thấy chớp sáng, ánh sáng nhấp nháy, vầng hào quang hoặc điểm mù). Tình trạng này thường kéo dài 10 đến 30 phút, sau đó cơn đau đầu sẽ xuất hiện và đau âm ỉ (hoặc đau nhói) một bên đầu.

Đối với cơn đau đầu thông thường, bạn sẽ không có “tiền triệu” và cơn đau xảy ra cả hai bên đầu – đau nửa đầu trái và đau nửa đầu phải. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và đôi khi bị tê, mỏi.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

đau nửa đầu

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Trên 50 tuổi
  • Tình trạng đau đầu của bạn tệ hơn bình thường
  • Thường xuyên bị đau nửa đầu đột ngột
  • Loại thuốc bạn thường sử dụng không có hiệu quả
  • Bạn bị sốt và đau đầu hoặc bạn nôn mửa nghiêm trọng
  • Cứng gáy, gặp khó khăn khi nói, động kinh, nhìn mờ.

Nguyên nhân đau nửa đầu thường gặp là gì?

Nguyên nhân gây đau nửa đầu vẫn chưa được tìm ra, nhưng có đến 60% – 80% trường hợp đau nửa đầu là di truyền từ bố mẹ.

Thiên đầu thống xuất hiện có khả năng là do có sự thay đổi nào đó ở não trong việc tương tác với dây thần kinh sinh ba. Ngoài ra, sự rối loạn của các chất, đặc biệt là serotonin cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đau đầu.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa serotonin và đau nửa đầu cần phải được nghiên cứu thêm. Bệnh có thể xuất hiện những cơn đau nửa đầu sau hoặc đau nửa đầu trước, cần được thăm khám kỹ lưỡng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu?

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc đau nửa đầu Migraine là:

  • Di truyền
  • Trước hoặc ngay sau ngày hành kinh
  • Đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai
  • Mãn kinh
  • Mệt mỏi
  • Dùng nhiều chất tạo ngọt và bột ngọt
  • Dùng nhiều rượu bia hoặc các chất có cồn
  • Căng thẳng.

Điều trị đau nửa đầu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau nửa đầu?

Việc điều trị sớm là tối ưu nhất để làm giảm tình trạng đau nửa đầu. Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen, ergotamine, sumatriptan và các loại triptan khác, có thể được chỉ định để ngăn các cơn đau tái phát.

Để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu Migraine thường xuyên, bạn có thể sử dụng thuốc ức chế beta, thuốc ức chế canxi, thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, venlafaxine) và thuốc chống động kinh (topiramate, divalproex). Các loại thuốc đặc trị khác có thể được chỉ định để điều trị các cơn đau đầu nghiêm trọng và kéo dài.

Các loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy tình trạng thiên đầu thống bao gồm socola, rượu và các chất có cồn, phô mai, hành tây, thức ăn béo và thực phẩm có tính axit nên được tránh trong quá trình điều trị bệnh đau nửa đầu.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau nửa đầu?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ dùng những phương pháp như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI), chọc dò tủy sống, xét nghiệm máu: nhằm xem xét tủy hoặc não có các khối u, bị xuất huyết, bị nhiễm trùng… hay không.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau nửa đầu?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh đau nửa đầu:

  • Đặt miếng vải lạnh hoặc túi đá lên đầu hay lên mặt khi cơn đau đầu xảy ra
  • Nằm trong phòng tối, yên tĩnh, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
  • Giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng và các mùi hương (đặc biệt các mùi khi nấu ăn và khói thuốc lá)
  • Tránh các yếu tố thúc đẩy cơn đau nửa đầu như sử dụng các thực phẩm có chất kích thích
  • Tập thể dục thường xuyên.

Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở nữ giới. Trước khi cơn đau xảy ra thường có những triệu chứng báo trước như chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, thay đổi khứu giác, vị giác… Bệnh tuy lành tính nhưng gây cho bạn cảm giác khó chịu và làm gián đoạn công việc.

Thuốc điều trị bệnh khá đa dạng và cần có sự theo dõi, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể hạn chế tái phát bệnh bằng cách sống lành mạnh, không uống bia rượu, thuốc lá, tránh lo âu và căng thẳng. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp bạn và người thân hiểu thêm và giảm lo lắng về bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Viêm bao quy đầu là bệnh gì?
  • 10 cách chữa đau đầu khiến bạn bất ngờ
  • Bệnh viêm khớp háng là gì

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Nguồn tham khảo

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
  • Porter, Robert. Kaplan Justin. Homeier Barbara. The Merck manual home health handbook. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2009. Bản in. Trang 652
  • Migraine Headaches. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/basics/definition/con-20026358 Ngày truy cập 26/09/2015
  • Migraine Headaches. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000709.htm Ngày truy cập 26/09/2015

Từ khóa » đầu Lâu Lâu Bị Nhói