Đậu Phộng – 9 Lợi ích Cho Sức Khỏe Và Các đối Tượng Không Nên ăn

Mục lục
  1. Ăn đậu phộng có tác dụng gì?
    1. Bảo vệ tim mạch
    2. Giúp giảm cân
    3. Tốt cho răng và xương khớp
    4. Giảm cholesterol
    5. Tốt cho sức khỏe phụ nữ
    6. Tốt cho da - hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn
    7. Phòng ngừa sỏi mật
    8. Hỗ trợ tuần hoàn máu
    9. Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  2. Ăn đậu phộng có mập không ?
  3. Món ngon từ đậu phộng
  4. Những người không nên ăn đậu phộng?
    1. Người bị dị ứng
    2. Người cắt túi mật
    3. Người hay bốc hỏa
    4. Người mắc bệnh dạ dày
    5. Người mắc bệnh gout
    6. Người bệnh tiểu đường
    7. Người uống bia không nên ăn lạc
  5. Ăn đậu phộng có tốt không ?
  6. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của đậu phộng
    1. Chất béo
    2. Protein
    3. Carb
    4. Vitamin và khoáng chất
    5. Các hợp chất khác

Đậu phộng (Arachis hypogaea ) là một loại cây họ đậu có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nó là loại cây thân thảo có thể cao từ 30-50cm mỗi năm. Lá mọc kép. Hoa dạng hoa đậu có màu vàng. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7cm, chứa 1 – 4 hạt và quả thường “giấu” xuống đất để phát triển.

9-tac-dung-cua-dau-phong-va-cac-doi-tuong-khong-nen-an-voh
Đậu phộng là thực phẩm rất phổ biến (Nguồn: Internet)

1. Ăn đậu phộng có tác dụng gì?

Đậu phộng không chỉ là món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm cholesterol, chống lão hóa... Những tác dụng cụ thể của đậu phộng đối với sức khỏe con người, bao gồm:

1.1. Bảo vệ tim mạch

Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó đậu phộng là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa mạnh như axit oleic. Vì thế, ăn đậu phộng thường xuyên có thể phòng tránh được các bệnh về tim mạch cũng như các bệnh mạch vành.

1.2. Giúp giảm cân

Mặc dù chứa nhiều chất béo và calo, nhưng đậu phộng dường như không góp phần làm tăng cân nặng.

Một số nghiên cứu quan sát ghi nhận, tiêu thụ đậu phộng có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý, thậm chí còn làm giảm nguy cơ béo phì.

Một nghiên cứu nhỏ khác kéo dài 6 tháng ở những phụ nữ khỏe mạnh cho thấy, khi các nguồn chất béo khác trong chế độ ăn ít chất béo được thay thế bằng đậu phộng, đã khiến họ giảm đến 3kg.

Ngoài ra, khi bổ sung 89g đậu phộng vào chế độ ăn hàng ngày của người lớn khỏe mạnh trong 8 tuần, người ta ghi nhận được họ không tăng cân nhiều như mong đợi.

Như vậy, đậu phộng có thể là thực phẩm giúp giảm cân chứ không gây tăng cân. 

Các yếu tố làm cho đậu phộng trở thành một thực phẩm giảm cân thân thiện là:

  • Thúc đẩy cảm giác no, từ đó khiến bạn giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
  • Hàm lượng cao protein và chất béo không bão hòa đơn trong đậu phộng có thể làm tăng quá trình đốt cháy calo.
  • Nguồn chất xơ dồi dào trong đậu phộng giúp làm giảm nguy cơ tăng cân.

Xem thêm: Top thực phẩm ăn càng nhiều dáng càng thon, da càng đẹp lại chẳng lo tăng cân

1.3. Tốt cho răng và xương khớp

Đậu phộng có chứa phốt pho, magie, đặc biệt là hàm lượng canxi cao, những khoáng chất này rất có tác dụng cho sự phát triển và làm bền chắc răng, xương khớp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ cải tạo chức năng của hệ thần kinh.

1.4. Giảm cholesterol

Đậu phộng có các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ, đồng thời có tác dụng giảm và kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, rất có lợi cho cơ thể.

1.5. Tốt cho sức khỏe phụ nữ

Tác dụng của đậu phộng còn được biết đến với lợi ích tốt cho sức khỏe phụ nữ. Đậu phộng có chứa một lượng axit folic cao, giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

1.6. Tốt cho da - hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn

Đậu phộng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Các nghiên cứu cho thấy ăn đậu phộng luộc giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

Mặc dù, tác dụng của đậu phộng rất nhiều nhưng với loại thực phẩm này, cũng có rất nhiều đối tượng cần kiêng ăn để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

1.7. Phòng ngừa sỏi mật

9-tac-dung-cua-dau-phong-va-cac-doi-tuong-khong-nen-an-1-voh
Đậu phộng có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật (Nguồn: Internet)

Các nghiên cứu quan sát cho thấy, ăn đậu phộng thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi mật ở cả nam và nữ.

Một trong những công dụng của đậu phộng là giúp làm giảm cholesterol và đó cũng có thể là lý do làm giảm sự tiến triển của bệnh sỏi mật.

1.8. Hỗ trợ tuần hoàn máu

Đậu phộng có tác dụng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu rất tốt nhờ vào hàm lượng mangan tương đối cao. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và chất đường bột, tăng cường hấp thu canxi và quy định lượng đường trong máu. 

1.9. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Tác dụng của đậu phộng còn được kể đến với lợi ích làm giảm căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể rất hiệu quả. Đó là nhờ vào các hợp chất như vitamin B, kẽm và vitamin E giúp loại bỏ căng thẳng một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Những lời khuyên giúp giải tỏa stress nhanh, đơn giản

2. Ăn đậu phộng có mập không ?

Nhiều người thường mắc đậu phộng bao nhiêu calo và liệu ăn đậu phộng có mập không ? Thực tế việc tăng cân hay không nếu bạn biết ăn đúng cách và số lượng bạn ăn đậu phộng trong ngày, hãy ăn một mức vừa phải sẽ có lợi ích cho sức khỏe và không làm tăng cân. Hãy hạn chế ăn đậu phộng chiên giòn và thử với các món như luộc, rang để thay đổi khẩu vị để giảm bớt calo nạp vào cơ thể.

Xem thêm: Ăn đậu phộng có mập không?

3. Món ngon từ đậu phộng

Đậu phộng có thể làm được nhiều món ăn vặt ngon, hấp dẫn và có thể tự làm tại nhà một cách đơn giản dễ làm. Đậu phộng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngoài những món ăn quen thuộc hàng ngày thì đậu phộng còn có thể chế biến thành 6 món như sau: 

  • Đậu phộng da cá
  • Đậu phộng rang muối
  • Đậu phộng cháy tỏi
  • Đậu phộng ngào đường
  • Đậu phộng rang nước mắm
  • Đậu phộng chiên giòn

Xem thêm: Tự làm 6 món ngon từ lạc (đậu phộng) khiến cả nhà mê tít

4. Những người không nên ăn đậu phộng?

4.1 Người bị dị ứng

Dị ứng đậu phộng là một trong những loại dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu bạn có tiền sử bị dị ứng tốt nhất không nên ăn đậu phộng.

4.2 Người cắt túi mật

Đậu phộng có chứa nhiều chất béo nên cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa chúng. Người đã cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa chất béo có trong đậu phộng khi ăn vào nên sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu.

4.3 Người hay bốc hỏa

Đậu phộng vị ngọt nhưng có tính nóng, do đó những người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lở loét,…do chứng nội tiết bốc hỏa thì không nên ăn đậu phộng. Nếu ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, bệnh nặng và khó thở hơn.

2.3 Người mắc bệnh dạ dày

9-tac-dung-cua-dau-phong-va-cac-doi-tuong-khong-nen-an-2-voh
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn đậu phộng (Nguồn: Internet)

Những người mắc bệnh dạ dày thường có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn đậu phộng và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu và hấp thu kém.

4.4 Người mắc bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết acid uric, khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.

Đậu phộng là một trong những thực phẩm nhiều dầu béo và chất đạm, không thích hợp cho những bệnh nhân bệnh gout.

Xem thêm: Bệnh gút ăn đậu phộng được không?

4.5 Người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Do đó, ăn quá nhiều đậu phộng, cơ thể sẽ dung nạp nhiều chất béo. Điều này không có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, đậu phộng còn có thể gây ra một số tác động ngoài ý muốn đối với sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Gây ngộ aflatoxin: Đậu phộng đôi khi có thể bị nhiễm nấm aspergillus flavus, tạo ra độc tố aflatoxin. Loại độc tố này có thể gây chán ăn, xuất hiện các vấn đề về gan (vàng da, vàng mắt), dẫn đến suy gan và ung thư gan.
  • Chứa chất kháng dinh dưỡng: Trong đậu có chứa một số chất kháng dinh dưỡng, là những chất làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Xem thêm: Giải đáp câu hỏi: Tiểu đường ăn đậu phộng được không?

4.6 Người uống bia không nên ăn lạc

Những người bia không nên ăn lạc rang muối là bởi vì khi ăn vào có thể sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Hạn chế uống bia với lạc để tránh tình trạng mất nước sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Uống bia với lạc gây hại cho sức khỏe, vì sao?

5. Ăn đậu phộng có tốt không ?

Đậu phộng cực kỳ bổ dưỡng tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách, đúng liều lượng. Đậu phộng chứa giá trị dinh dưỡng cao nhưng đừng vì thế mà ăn đậu phộng quá nhiều trong ngày. Bên cạnh các tác dụng của đậu phộng mang lại cho sức khỏe thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng để tránh các tác hại của đậu phộng.

Xem thêm: 9 tác hại của đậu phộng với sức khỏe và cách khắc phục

6. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của đậu phộng

Có thể nói, đậu phộng là thực phẩm giàu protein, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, người ta tìm ra được trong đậu phộng có những thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Lượng calo: 567
  • Nước: 7%
  • Chất đạm: 25,8 gam
  • Carb: 16,1 gram
  • Đường: 4,7 gam
  • Chất xơ: 8,5 gam
  • Chất béo: 49,2 gam
  • Omega-3: 0 gram
  • Omega-6: 15,56 gam
  • Trans: 0 gram

Khi đi sâu vào phân tích những dưỡng chất có trong đậu phộng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện:

6.1 Chất béo

Đậu phộng có chứa nhiều chất béo.

Hàm lượng chất béo trong đậu phộng dao động từ 44-56%. Đậu phộng có chứa đầy đủ các loại chất béo như chất béo bão hòa (6.28g), chất béo không bão hòa đơn (24.43g), chất béo không bão hòa đa (15.56g).

Các loại chất béo trong đậu phộng đều được tạo thành từ axit oleic và linoleic.

6.2 Protein

9-tac-dung-cua-dau-phong-va-cac-doi-tuong-khong-nen-an-3-voh
Đậu phộng chứa protein phong phú (Nguồn: Internet)

Đậu phộng là nguồn cung cấp protein dồi dào.

Hàm lượng protein dao động từ 22-30% tổng lượng calo. Các protein phong phú nhất trong đậu phộng gồm arachin và conarachin. Những loại protein này có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng cho một số người.

6.3 Carb

Đậu phộng có hàm lượng carbs thấp, chỉ chiếm khoảng 13-16% tổng trọng lượng.

Vì chứa ít carbs và nhiều protein, chất béo và chất xơ, nên đậu phộng có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) rất thấp.

6.4 Vitamin và khoáng chất

Đậu phộng là một nguồn tuyệt vời của nhiều loại vitamin và khoáng chất. Bao gồm:

  • Biotin
  • Đồng
  • Mangan
  • Phốt pho
  • Magie
  • Vitamin B1, B3, B9 và vitamin E

6.5 Các hợp chất khác

Đậu phộng chứa nhiều chất thực vật hoạt tính sinh học và chất chống oxy hóa không thua kém nhiều loại trái cây.

Hầu hết các chất chống oxy hóa đều nằm trong vỏ đậu phộng. Tuy vậy, vẫn có một số chất chống oxy hóa nằm trong nhân đậu phộng, đó là:

  • Axit p-Coumaric
  • Resveratrol
  • Isoflavones
  • Axit phytic
  • Phytosterol

Đậu phộng có thể chế biến bằng nhiều cách như: dầu đậu phộng, bơ đậu phộng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đậu phộng dưới hình thức luộc, hấp, nấu canh hoặc nấu chè,… Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại đậu phộng chiên vì đậu phộng đã giàu chất béo, kết hợp với lượng dầu thấm vào khi chiên sẽ không tốt cho sức khỏe.

Như vậy, đậu phộng là thực phẩm rất phổ biến và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng nếu bạn nằm trong số các đối tượng không nên ăn đậu phộng thì nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

Từ khóa » Sữa đậu Phộng Có Tác Dụng Gì