Đậu Phụ Mọc Lông ở Trung Quốc - Ẩm Thực - Việt Giải Trí

Món đậu phụ lên men để lâu ngày, tới khi mọc lớp lông mềm bên ngoài mới đem chiên hoặc ăn chung với tương ớt.

Đậu phụ lông là món ăn truyền thống nổi tiếng ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đậu phụ tươi lên men nhân tạo, khiến protein thực vật chuyển hóa thành axit amin, để cho tới khi mọc một lớp lông trên bề mặt rồi mới ăn. Không ít thực khách e ngại khi lần đầu thấy món này. Tuy nhiên, nó là một trong những thức ăn vặt được người Trung Quốc ưa chuộng.

Thực khách vây quanh hàng đậu phụ lông. Video: Guangguangjie

Có 4 loại đậu phụ lông được đặt tên theo màu sắc như: lông vũ, lông chuột, lông thỏ và lông bông gòn. Lông vũ dài, màu tím nhạt. Lông chuột ngắn, màu hơi xám. Lông thỏ ngắn, mảnh và có màu trắng. Lông bông dài hơn lông thỏ một chút, màu trắng và cuộn như bông gòn. Tùy vào khí hậu của từng mùa cùng với cách canh chỉnh nhiệt độ mà cho ra mẻ đậu phụ có chất lượng, màu lông khác nhau. Mùa thu, đông, lúc trời trở lạnh, lý tưởng nhất năm để thưởng thức đậu phụ lông vì thời tiết thích hợp để có thể ủ ra món đậu phụ lông ngon nhất.

Điều ấn tượng là món ăn tuy được lên men nhưng không có mùi đặc trưng như đậu phụ thối. Bù lại hương vị tươi mới, thơm dễ chịu nên chỉ cần vượt qua trở ngại về hình thức bên ngoài, bạn có thể chén món này ngon lành. Tại các quán ăn, cách chế biến đơn giản nhất là chiên đậu phụ lông. Sau đó đem om với hành lá, gừng, đường, muối, nước luộc thịt và nước tương. Món này thường dùng khai vị, ăn kèm tương ớt.

Còn hàng ăn vặt trên phố thường bán đậu phụ theo vỉ. Người bán xén thành từng miếng nhỏ cho vào thau, trộn với bột ớt, muối, đồ hộp và rưới thêm chút rượu trắng. Đậu phụ lông trộn mang đủ vị mặn, cay, ngọt, béo, bùi làm cả người lớn lẫn trẻ em đều thích. Tùy khẩu vị của bạn mà điều chỉnh gia vị hoặc ăn không.

"Vừa ăn vừa bịt mũi" với món đậu phụ thối, đã "thối" sao vẫn khiến bao người mê?

Món ăn có mùi khó ngửi này không biết lý do gì mà lại có sức hút kỳ diệu đến vậy nhỉ?

Đậu phụ thối, nghe cái tên thôi cũng đã thấy... "bốc mùi" và hẳn là món không phải "dễ xơi" với nhiều người. Quả đúng như tên gọi, món ăn "đậu phụ thối" này có mùi giống bắp cải hoặc phân bón thối rữa. Ấy thế mà sao món đậu phụ thối vẫn ăn được nhỉ, mà có người còn ghiền và khen ngon, rất ngon nữa.

Liệu rằng bên trong món ăn này có gì đặc biệt mà thu hút đến thế?

Vừa ăn vừa bịt mũi với món đậu phụ thối, đã thối sao vẫn khiến bao người mê? - Hình 1

Nguồn gốc món ăn đậu phụ thối

Nguồn gốc về món đậu phụ thối có khá nhiều dị bản. Nhưng phổ biến nhất, món ăn này là do một chàng thư sinh nghèo tên Vương Trí Hòa từ thời vua Khang Hy tìm ra. Do thi trượt khoa cử, Vương Trí Hòa phải ở lại kinh thành bán đậu phụ kiếm sống qua ngày. Do đậu phụ ế nhiều, anh đành cắt nhỏ và bỏ vào một cái chum ướp muối.

Vừa ăn vừa bịt mũi với món đậu phụ thối, đã thối sao vẫn khiến bao người mê? - Hình 2

Vài ngày sau, chỗ đậu phụ đó lên men mạnh, chuyển thành màu xanh và có mùi cực khó ngửi. Nhưng khi ăn thử, món ăn đó lại ngon kinh ngạc.

Kể từ đó, món đậu phụ thối trở nên nổi tiếng, lan truyền nhiều nơi biết đến. Thậm chí, vị vua Khang Hy còn mê mẩn, đưa vào thực đơn của cung đình.

Mùi vị của món ăn này ra sao?

Thực khách ăn món này nói rằng họ vẫn chưa thể tả hết được mùi vị của món đậu phụ thối. Chỉ biết rằng, nó có mùi rất khó ngửi. Ấy vậy mà, càng "thối" đậu lại càng ngon.

Vừa ăn vừa bịt mũi với món đậu phụ thối, đã thối sao vẫn khiến bao người mê? - Hình 3

Có chủ cửa hàng chia sẻ rằng, để có món đậu phụ thối ngon thì phải có nước muối ngon. Và nước muối bà làm ra bằng cách ngâm muối lên men đủ loại rau cải trong khoảng 2 năm đê rau cải úng rã ra.

Sau đó, bà lọc lấy nước từ rau cải ngâm và cho đậu phụ vào ủ lên men. Đậu phụ ngâm nước muối rau cải càng lâu thì càng mềm ngon và tất nhiên là sẽ càng thối.

Đậu phụ đã "thối", ăn vào sẽ trúng độc?

Nhưng không, dù mang trên mình mùi vị khó chấp nhận, nhưng đậu phụ thối không độc mà ngược lại, ẩn chứa giá trị dinh dưỡng cao như hàm lượng protein trong đậu cao, chiếm khoảng 15-20%, tương đương với nhiều loại thịt.

Vừa ăn vừa bịt mũi với món đậu phụ thối, đã thối sao vẫn khiến bao người mê? - Hình 4

Thực phẩm này còn chứa lượng canxi phong phú. Các protein trong đậu phụ thối sau khi lên men chuyển hóa thành các loại axit amin, có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt nữa.

Tuy nhiên, ăn cái gì nhiều cũng không tốt. Bởi trong quá trình lên men, đậu phụ thối sẽ sản sinh ra các amin như methylamine, putrescine, serotonin - chất này khiến món ăn có mùi đặc biệt nhưng không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, việc đậu lên men đôi khi dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ngộ độc thực phẩm.

8 món ăn có mùi "khó ngửi" bậc nhất Trung Quốc 8 món ăn có mùi "khó ngửi" bậc nhất Trung QuốcMặc dù những món ăn này có mùi khó ngửi nhưng hương vị của chúng hoàn toàn trái ngược, thậm chí được nhiều người đánh giá là rất ngon. Ẩm thực Trung Quốc rất đa dạng, bên cạnh những món ăn thơm ngon, làm say đắm bao người thì cũng có những món khiến thực khách tránh xa cả mét. Sau đây là...

Từ khóa » Món đậu Phụ Lông