Đau Quai Hàm Bên Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

  • Facebook nha khoa Thuy Anh Facebook
  • Messenger nha khoa Thuy Anh Messenger
  • Zalo nha khoa Thuy Anh Zalo
  • Youtube nha khoa Thuy Anh Youtube

Trang chủ » Đau quai hàm bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Đau quai hàm bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Bất kỳ một triệu chứng đau nhức nào xảy ra cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ở trạng thái bất ổn. Nhiều người trưởng thành gặp phải tình trạng đau quai hàm với các triệu chứng như đau bên trong, đau quanh vùng tai, cứng quai hàm, đau khi nhai, nhức đầu… Trong bài viết dưới đây, nhakhoathuyanh.com sẽ chia sẻ một số nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị tình trạng đau quai hàm bên trái. Mời bạn đọc tìm hiểu!

Tình trạng đau quai hàm bên trái gần tai

Triệu chứng đau quai hàm bên trái, bên phải

Khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng đau quai hàm trái dưới tai: 

– Hàm bị đau hoặc cứng hàm

– Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai

– Gặp khó khăn hoặc khó chịu trong quá trình ăn nhai

– Đau nhức vùng mặt

– Khớp bị cứng, rất khó để há hoặc khép miệng lại.

Các yếu tố khiến bạn bị đau quai hàm gần tai 

Trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng bị đau quai hàm gần tai xuất hiện do khớp hàm bị chấn thương hoặc đang mắc phải các vấn đề phát sinh tại bộ phận này. Đôi khi nguyên nhân có thể sâu xa hơn, theo bác sĩ Lê Sơn Tùng – trực thuộc nha khoa Thùy Anh thì các yếu tố khiến bạn bị đau quai hàm dưới tai tai gồm: 

1. Bệnh viêm khớp thái dương hàm

Bệnh đau quai hàm bên trái

Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau quai hàm bên trái. Bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm bởi các nguyên nhân phát sinh cùng lúc như: 

– Cơn đau tới từ các cơ kiểm soát hoạt động của hàm

– Khớp hàm bị kích ứng, chấn thương

– Thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ chuyển động của hàm

– Viêm khớp đĩa đệm bảo vệ khớp hàm

Ngoài ra, một số thói quen xấu cũng có thể khiến khớp hàm và các cơ chịu trách nhiệm điều khiển chuyển động của hàm có nguy cơ chịu thương tổn như:

– Thói quen nghiến răng khi ngủ

– Siết chặt hàm mỗi khi căng thẳng hay lo lắng

– Khớp hàm thường xuyên bị chấn thương bởi nhiều nguyên do như chơi thể thao, hay bị té, va đập…

2. Tình trạng đau đầu từng cơn

Tình trạng này có thể xuất hiện ngay phía sau hoặc xung quanh một bên mắt. Cơn đau đôi khi có thể lan tới cơ hàm gây đau quai hàm bên trái.   

3. Các vấn đề về xoang

Xoang là những hốc xương rỗng thuộc nhóm xương sọ. Một số chúng nằm ở vị trí gần khớp hàm. Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng xoang có thể lan sang khớp hàm, gây đau nhức quai hàm. 

4. Các vấn đề về răng miệng

Một số vấn đề sức khỏe răng miệng có khả năng tác động trực tiếp đến cơn đau quai hàm bên trái, ví dụ như sâu răng hay áp xe răng. 

5. Đau dây thần kinh sinh ba

Dây thần kinh sinh ba (tam thoa) ở thái dương là dây thần kinh chính trên mặt. Khi bị đè nén, nó sẽ gây đau cho toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả các bộ phận như cơ hàm trên hoặc hàm dưới.

Phương pháp điều trị đau quai hàm bên trái

Phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ ưu tiên các biện pháp điều trị không xâm lấn để giải quyết cơn đau quai hàm gần tai dai dẳng của bạn, chẳng hạn như:

1. Sử dụng máng nhai để bảo vệ miệng

Điều trị máng nhai vừa có tính bảo tồn, vừa có thể theo dõi đáp ứng bệnh với liệu pháp một cách an toàn nên rất phổ biến. 

Máng nhai thường được nha khoa Thùy Anh sử dụng để đeo vào hàm trên, bao phủ toàn bộ các răng hàm trên và mang vào ban đêm khi ngủ, trong những đợt đau cấp tính bạn cũng có thể mang cả ngày trừ khi ăn uống và vệ sinh răng. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có làm máng hàm dưới để bệnh nhân tiện sử dụng hơn khi chỉ định mang 24/24 trong thời gian ngắn.

Mục đích chính của biện pháp này là ngăn chặn thói xấu nghiến răng khi ngủ của bạn, từ đó thuyên giảm cơn đau cơ hàm. 

2. Uống thuốc giãn cơ

Nếu cơn đau bạn gặp phải không có dấu hiệu cải thiện khi đã đeo máng nhai thì bác sĩ có thể sẽ kê thêm toa thuốc giãn cơ để giúp thư giãn nhóm cơ hàm. 

Tuy nhiên, trong một số tình huống, thì các loại thuốc này không giúp ích nhiều cho tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng các biện pháp điều trị xâm lấn để xoa dịu cơn đau. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-thi-uong-thuoc-gi-nha-khoa-thuy-anh/

3. Phẫu thuật hàm

Trong trường hợp hiếm gặp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật hàm để khắc phục các vấn đề liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm. Đây cũng là giải pháp cuối cùng để thực hiện điều trị đau quai hàm bên trái, chủ yếu dành cho những người bị đau nghiêm trọng hoặc cơn đau phát sinh do cấu trúc khớp hàm gặp vấn đề.

Điều trị đau quai hàm gần tai tại nha khoa Thùy Anh

Hiện nay, với phác đồ điều trị chuẩn xác, nha khoa Thùy Anh đang là đơn vị hàng đầu trong thực hiện điều trị bệnh lý và các triệu chứng liên quan tới bệnh viêm khớp thái dương hàm, trong đó có tình trạng bị đau quai hàm với: 

+ Hệ thống chụp phim conebeam CT khảo sát khu vực lồi cầu, khe khớp trước, khe khớp sau, khe khớp trên, khe khớp dưới từ đó xác định được sự di lệch đĩa khớp cũng như điều chỉnh lồi cầu giảm nén vùng mô sau đĩa. 

+ Sử dụng giá khớp full adjustment mô phỏng chính xác chuyển động nhai, chúng tôi sẽ điều chỉnh khớp cắn giả định trên giá khớp sau đó mới thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân nhằm đảm bảo kết quả tiên lượng tốt nhất. 

+ Sử dụng sensor phát hiện điểm cản trở khớp cắn T-scan, và phương pháp xác định bằng máy tính, điện tử đảm bảo độ chính xác 100%, hoàn toàn ưu thế so với giấy cắn cơ năng truyền thống. 

+ Bác sĩ trực tiếp điều trị tốt nghiệp các khóa học chuyên sâu về khớp cắn, khớp Thái Dương Hàm, đau đầu mặt trong nước và quốc tế. 

+ Cam kết bệnh nhân khỏi bệnh 100% và bảo hành dài hạn. Hệ thống chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp bạn sẽ luôn giữ kết nối với bác sĩ để feedback cũng như xử lý kịp thời khi có bất cứ vấn đề gì thắc mắc.

Cách phòng tránh tình trạng đau quai hàm 

Dưới đây là một số cách tránh cơn đau quai hàm bạn có thể tham khảo:  

– Nếu bạn bị lên cơn đau quai hàm, hãy tránh nhai kẹo cao su hoặc cắn các vật cứng (như móng tay hoặc bút bi). Tránh ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai.

– Khi bạn ngáp, hãy sử dụng tay để đỡ hàm dưới của mình. 

– Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy tìm tới nha sĩ càng sớm càng tốt. 

– Khi ăn không nên nhai ở một bên hàm, phải nhai đều hai bên hàm.

– Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị cơn đau quai hàm bên trái, bên phải và gần tai. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ ngay với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây nhé.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

52 thoughts on “Đau quai hàm bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

  1. Nhi says:

    Bị nhức nhẹ bên quai hàm trái. Đụng vô là thấy hơi nhức lúc nhai mạnh hay lâu thì thấy nhức nhẹ

    12 Tháng Mười Một, 2020 at 2:30 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Nhi. Hiện tượng này của bạn xuất hiện lâu chưa ạ? Đó có thể là một trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm bạn ạ. Nếu là bệnh lý khớp thái dương hàm thì bạn sẽ cần thăm khám và điều trị theo nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này bạn ạ. Để tư vấn được cụ thể bạn liên hệ theo hotline: 0869800318 Hoặc fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic bạn nhé.

      16 Tháng Mười Một, 2020 at 12:03 chiều Trả lời
      • Lý hải says:

        Bị đau hàm nhẹ do sâu răng, cách trị như thế nào

        8 Tháng Chín, 2021 at 10:14 sáng Trả lời
        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Chào bạn, tuỳ vào mức độ sâu răng thì sẽ có những cách cải thiện khác nhau. Nếu mới sâu thì sẽ cần hàn trám lại, nặng hơn thì sẽ cần điều trị tuỷ và bọc sứ. Nặng hơn nữa là khi răng không thể cứu được thì mình cần nhổ bỏ và trồng răng mới bạn ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

          10 Tháng Chín, 2021 at 7:32 sáng Trả lời
          • Quange says:

            BS cho e hỏi ,em đá bóng bị bóng đập vào quai hàm bên phải ,bây giờ em bị đau bên trái khi nhai và há miệng to

            1 Tháng Năm, 2024 at 4:34 chiều
    • Nhã says:

      Bị đau cả vùng quai hàm bên trái và lan đến thái dương thì sao bác sĩ ạ

      19 Tháng Sáu, 2021 at 2:52 sáng Trả lời
      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Những biểu hiện mà bạn đang gặp phải có thể là bạn đang mắc bệnh lý viêm khớp thái dương hàm rồi ạ. Bạn sẽ cần đi thăm khám tại các nha khoa, bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa về khớp thái dương hàm để được thăm khám, chụp phim XQ và lên phác đồ điều trị cụ thể hơn ạ Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ

        21 Tháng Sáu, 2021 at 1:40 sáng Trả lời
    • Nguyễn Duy says:

      Đang trong quá trình niềng răng bị đau quai hàm bên trái, nhức tột đột làm dẫn đến nhức mắt và nhức đầu.

      23 Tháng Một, 2022 at 6:42 sáng Trả lời
      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ đang điều trị cho mình để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho mình bạn ạ. Đau quai hàm trái cũng là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm, nhưng để chính xác hơn bác sĩ cần chụp phim xq nữa ạ. Nếu như bạn mắc bệnh lý khớp thái dương thì mình sẽ cần điều trị khớp thái dương hàm cho ổn định trước, sau đó mới tiếp tục quá trình niềng răng bạn nhé.

        24 Tháng Một, 2022 at 7:43 sáng Trả lời
  2. Nhung says:

    bên mh điều trị cười hở lợi bằng phương pháp nào vậy ạ

    23 Tháng Mười Một, 2020 at 3:43 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Nhung, phòng khám có cả điều trị bằng phương pháp cắt lợi thông thường và cả phương pháp cắt bằng laser bạn có thể lựa chọn phương pháp mong muốn ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

      24 Tháng Mười Một, 2020 at 4:01 sáng Trả lời
      • Tiên says:

        Xin chào bác sỹ. E bị đau hàm bên trái khi há miệng, ăn uống rất khó khăn, đau khi nhai và hông có lực để nhai thức ăn. Cảm giác bị đơ vậy. Rất mong được tư vấn của bác sỹ. E cảm ơn ạ

        13 Tháng Mười Hai, 2020 at 7:22 sáng Trả lời
        • Nha Khoa Thùy Anh says:

          Chào Tiên, với những mô tả của em thì có thể em đang gặp vấn đề về khớp thái dương hàm. Có thể khớp liên kết giữa 2 hàm đang bị chệch khiến cho việc ăn nhai khó khăn, và đau vùng cơ cắn. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 em nhé

          13 Tháng Mười Hai, 2020 at 11:24 sáng Trả lời
        • Ny says:

          Em bị đau quai hàm bên trái há miệng rất đau, nhai cái gì cũng đau thì e bị gì thưa bác sĩ

          8 Tháng Ba, 2022 at 4:36 sáng Trả lời
          • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

            Chào em, đau quai hàm trái là một trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm em ạ, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ăn uống của mình. Em nên đi thăm khám để bác sĩ có thể chụp phim XQ và chẩn đoán chính xác, đưa ra cho em phác đồ điều trị hợp lý hơn. + Em có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý khớp thái dương hàm tại link sau: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-kham-o-dau-tai-ha-noi-nha-khoa-thuy-anh/ Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 em nhé

            9 Tháng Ba, 2022 at 1:46 sáng
    • says:

      Chào bác sỹ ạ , em bị đau nhức nhẹ hàm trái gần tai khi nhai thức ăn và mở to miệng ạ em có thói quen ngủ nghiến răng , em mới bị sáng nay đến bây giờ ạ

      30 Tháng Mười Một, 2020 at 3:51 chiều Trả lời
      • Nha Khoa Thùy Anh says:

        Chào Hà, nghiến răng là một thói quen có khả năng gây mòn răng, ảnh hưởng khớp thái dương hàm khi kéo dài lâu. Để loại bỏ thói quen này thì bạn có thể đến gặp nha sĩ để bác sĩ có thể cho bạn đeo máng chống nghiến, máng nhai để giảm bớt nguy cơ lên hàm răng và khớp. Và việc đau khớp có thể điều trị được bạn ạ ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

        1 Tháng Mười Hai, 2020 at 11:00 sáng Trả lời
  3. Ánhh says:

    Cho e hỏi. Em lúc há miệng to ngậm lại thì bị kêu bên mang tai trái. Hàm phía bên trái ko nhai được nhai thì sẽ bị kêu và khó chịu. Thì bị gì ạ. Vs lại răng khôn của e nó cũng mọc hơi lệch về bên má cạnh xương quai hàm. E bị nửa năm rồi. Cho e lời khuyên vs ạ

    30 Tháng Mười Một, 2020 at 4:40 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Ánh, trường hợp há ngậm miệng có tiếng kêu, đau thì có thể do bệnh lý khớp thái dương hàm, trong một số trường hợp thì có thể do răng khôn mọc ảnh hưởng đến khớp cắn và khớp thái dương hàm. Với trường hợp của em thì cần được bác sĩ chuyên về khớp thái dương hàm thăm khám và điều trị bằng cách nắn khớp, điều trị thuốc, vật lý trị liệu hoặc máng nhai em ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 em nhé

      1 Tháng Mười Hai, 2020 at 11:10 sáng Trả lời
  4. Trang says:

    Xin chào ạ. Cho e hỏi m, e bị đau nhức quai hàm bên trái, không thể há miệng lớn, cảm giác căng cơ và rất đau khi há miệng. E bị khoảng 1 năm r. Rất mong đc tư vấn giải pháp. Xin cảm ơn ạ

    8 Tháng Mười Hai, 2020 at 4:02 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Trang, với những biểu hiện của bạn thì có thể bạn đang gặp bệnh lý khớp thái dương hàm, bệnh lý này có thể được điều trị bằng cách sử dụng máng nhai thư giãn, sử dụng thuốc, bài tập vật lý trị liệu… tùy vào mức độ nặng và nguyên nhân mà bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên bác sĩ cần thăm khám em ạ, vì khi mà vấn đề kéo dài quá lâu thì sẽ khiến cho khớp tổn thương. Tìm hiểu thêm về dịch vụ điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm tại: https://bit.ly/dieu-tri-khop-thai-duong-ham Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 em nhé

      10 Tháng Mười Hai, 2020 at 2:28 sáng Trả lời
  5. Linh says:

    Chào bs em bị nhức hàm bên trái khi nghiêng đầu và ngẩng đầu nhưng nhai và cử động thì rất bt chỉ nhức mạng khi nghiêng và ngẩng ạ

    14 Tháng Một, 2021 at 9:50 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, những biểu hiện mà em đang gặp phải thì chưa được rõ để có thể xác định được là em đang gặp vấn đề gì. Để tốt nhất thì mình nên đi thăm khám trực tiếp em nhé để bác sĩ thăm khám cho em. Nếu cần hỗ trợ em có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline: 0869800318 để được hỗ trợ đặt lịch hẹn nhé

      16 Tháng Một, 2021 at 8:31 sáng Trả lời
  6. Hoà says:

    Cách đây 2 3 ngày hàm trái mình cũng bị đau nhói.Nhai là đau, để một lúc rồi há miếng cũng đau, nhưng sờ nhấn vào thì không có cảm giác đau. Bác sỹ cho mình hỏi là bị sao, và làm sao để hết ạ

    23 Tháng Ba, 2021 at 8:04 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, theo như những biểu hiện bạn mô tả thì có thể bạn đang gặp bệnh lý về khớp thái dương hàm. Nguyên nhân của bệnh lý này có rất nhiều như: khớp cắn có sự sai lệch, nghiến răng, ăn nhai 1 bên, stress… Tại phòng khám thì bác sĩ bên mình sẽ điều trị theo hướng bảo tồn, sử dụng máng nhai để ổn định khớp cắn của bạn và kết hợp với các công nghệ như Tscan giúp điều chỉnh khớp cắn, máy Tens giúp thư giãn cơ… Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 để được hỗ trợ nhé

      26 Tháng Ba, 2021 at 8:10 sáng Trả lời
  7. Thức says:

    Chào BS. E bị đau nhìu quai hàm trái và quanh vùng tai khi nhai và hả miệng. Nhất là khi nhai thức ăn đau ở vùng tai khá nhìu. Há miệng cũng đau. Triệu chứng hơn 1 tháng rồi. Cho e lời khuyên đc k ak

    25 Tháng Năm, 2021 at 10:38 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, qua mô tả thì có thể em đang gặp tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Mình sẽ cần đi thăm khám sớm, bác sĩ cần chụp phim xq để xác định tình trạng bệnh, mức độ tổn thương của khớp, khi đó sẽ có phác đồ và thời gian điều trị cho em chính xác hơn. Điều trị khớp thái dương hàm sẽ có thời gian vàng để điều trị, nếu bỏ lỡ thì có những tổn thương có thể sẽ là vĩnh viễn. Để được tư vấn cụ thể hơn, em có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline nhé: 0869800308 – 0965800318

      29 Tháng Năm, 2021 at 2:25 sáng Trả lời
  8. Vinh Tran. says:

    Da chao bs. Toi đi khám bv tai mui hong trung uong. Bs bảo tôi bi rôi loang hàm. Uong thuôc vẩn chưa hêt. Tôi chỉ đau nhẹ mổi khi ăn. Giờ tôi phải làm sao để hêt vây bs. Tu vân cho tôi. Mieng toii vẩn hả ra tot ko bị cứng. Lô tai 2 bên nhu bi tắt kho chiu. Xin bs tu vân giúp toi. Xin cam on.

    2 Tháng Bảy, 2021 at 1:43 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Xin chào bạn, bệnh lý liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây ra các triệu chứng như đau mỏi khi ăn nhai, khó há miệng, tiếng kêu khớp, ù tai hay nhức mỏi vai gáy. Triệu chứng của bạn vẫn cần được bác sĩ chuyên về khớp thái dương hàm khám sâu hơn nữa và chụp phim Xq chẩn đoán. Bạn vui lòng liên hệ qua fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 để được tư vấn cụ thể nhé.

      2 Tháng Bảy, 2021 at 8:48 sáng Trả lời
  9. Minh says:

    Em khi muốn há miệng thì xương trước lỗ tai trái nó bị giướng lại vào không há miệng to được. Và nó cũng bị như vậy khi em ngủ gối thấp. Đôi lúc ăn mà nhai bên trái thì có lúc nó sẽ bị vướng. Khi em kiểm tra thì xương trước của lỗ tai trai bị nhô ra so với bên phải khi há miêng.

    7 Tháng Tám, 2021 at 11:44 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, qua những biểu hiện mà em mô tả thì có thể mình đang gặp bệnh lý khớp thái dương hàm em ạ. Đau nhức và kèm theo hiện tượng hạn chế há miệng thì mình sẽ cần điều trị sớm em ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      8 Tháng Tám, 2021 at 2:24 sáng Trả lời
  10. Nguyễn Hoàng Nhâm says:

    Mình bị đau quai bên trái 1 tuần rồi Nếu bình thường vẫn há miệng đc 1 nửa và ko thấy đau. Nhưng há to hết cỡ hơi khó và hơi đau đau Còn lúc nhai thức ăn thì lúc ko đau lúc hơi đau Xin được tư vấn ạ

    14 Tháng Tám, 2021 at 4:37 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, những biểu hiện mà bạn mô tả và đang gặp phải có thể là bạn đang mắc bệnh lý về khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ cần thăm khám và chẩn đoán qua hình ảnh phim XQ để đánh giá được cụ thể hơn bạn ạ. Tại phòng khám Nha Khoa Thuỳ Anh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khớp thái dương hàm theo hướng bảo tồn bằng cách sử dụng máng nhai và giúp cơ của mình được thư giãn hơn. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      14 Tháng Tám, 2021 at 10:13 sáng Trả lời
  11. My Nguyen says:

    Chào bác sĩ, em bị đau quai hàm trái khi nhai, há miệng to, hoặc lúc ngáp ngủ, dùng tay ấn vào khu vực quai hàm thì không thấy đau, kéo dài khoảng gần 1 tuần rồi . Tình trạng này có thể tự khỏi được không ạ? Hay phải can thiệp bằng thuốc ạ?

    26 Tháng Tám, 2021 at 7:04 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, theo những biểu hiện mà em mô tả thì có thể em đang mắc bệnh lý khớp thái dương hàm. Tuy nhiên để chính xác hơn thì bác sĩ cần thăm khám trực tiếp và chụp phim XQ để chẩn đoán. Mình sẽ cần thực hiện điều trị em ạ, tại nha khoa Thuỳ Anh, bsĩ sẽ tiến hành điều trị theo hướng bảo tồn bằng cách đeo máng nhai, mài chỉnh khớp cắn…. Điều trị khớp thái dương hàm thì tuỳ từng tình trạng bác sĩ mới chỉ định uống thuốc em ạ, em nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và có kế hoạch điều trị cụ thể cho em. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      28 Tháng Tám, 2021 at 2:53 sáng Trả lời
  12. Anime584 says:

    E bị đau cơ phía sau phần răng và khi nói chuyện hay ăn đều đau

    4 Tháng Chín, 2021 at 5:00 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, qua mô tả các biểu hiện thì có thể mình đang mắc bệnh lý viêm khớp thái dương hàm bạn ạ. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. + Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý khớp thái dương hàm tại link web sau nhé: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-kham-o-dau-tai-ha-noi-nha-khoa-thuy-anh/ Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      5 Tháng Chín, 2021 at 1:48 sáng Trả lời
    • Lê Quế says:

      Em bị đau xương hàm trái. Bình thường thì k đau, há miệng k đau, nhai k đau nhưng đụng vào xương thì thấy hơi đau. Em có thói quen nhai bên phải ạ. Tình trạng kéo dài hơn 10 ngày rồi ạ.

      5 Tháng Chín, 2021 at 7:04 sáng Trả lời
      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào em, qua biểu hiện mà em mô tả thì cũng chưa thể đánh giá được chính xác tình trạng mà em đang gặp phải là gì em ạ. Mình nên đi thăm khám trực tiếp để bsĩ có thể chẩn đoán được chính xác và mình có thể yên tâm hơn em nhé. Tuy nhiên nếu như mình có thói quen ăn nhai 1 bên thì mình nên cải thiện thói quen này em nhé, vì đây có thể là nguyên nhân khiến khớp hàm của em bị trật, gây ra bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

        5 Tháng Chín, 2021 at 8:56 sáng Trả lời
  13. Lee says:

    Mình bị mỏi hàm bên trái. Cảm giác như bị cứng hàm. Khi mở miệng nghe lục cục và mình nghiến răng rất nhiều khi ngủ. Xin được tư vấn ạ

    30 Tháng Chín, 2021 at 2:45 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, qua mô tả thì có thể bạn đang mắc phải bệnh lý viêm khớp thái dương hàm, nguyên nhân có thể là do bạn nghiến răng khi ngủ. Tình trạng há miệng có tiếng kêu kèm theo hiện tượng cứng mỏi hàm, đau nhức thì mình sẽ cần phải điều trị ạ. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể inbox qua fanpage https://www.facebook.com/thuyanhclinic/ hoặc gọi qua số hotline: 0869800318 – 0965800318 nhé ạ

      1 Tháng Mười, 2021 at 2:09 sáng Trả lời
  14. Hung says:

    Cho em hỏi là tầm 7 – 10 ngày nay. Em cảm giác bên quai hàm trái của em có dấu hiệu kêu lục cục khi ăn. Không kêu nhiều nhưng vẫn có. Cảm giác khi đụng vào thì không đau nhưng khi há hết miệng thì có cảm giác hơi đau nhẹ. Khi đặt miệng bình thường thì cảm giác hàm bên trái nó không được bình thường ạ. Em mong được tư vấn ạ.

    28 Tháng Mười, 2021 at 11:27 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Qua những biểu hiện mà em mô tả thì có thể mình đang mắc bệnh lý khớp thái dương hàm em ạ. Nếu như há miệng có tiếng kêu không kèm theo đau nhức thì mình có thể không cần điều trị, tuy nhiên nếu như có kèm theo hiện tượng đau nhức thì mình cần phải điều trị em ạ. Có thể bác sĩ sẽ thiết kế máng nhai để giúp điều chỉnh khớp cắn của em, kết hợp với việc sử dụng máy để thư giãn cơ, tập các bài tập vật lý trị liệu. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      29 Tháng Mười, 2021 at 1:37 sáng Trả lời
  15. Thuận says:

    Mình cũng i như bạn. Cho hỏi bạn sao rồi ak. Điều trị khỏi chưa ak. Mình bị tuần nay khó chịu gê

    7 Tháng Năm, 2022 at 3:32 chiều Trả lời
  16. Vinh says:

    Lúc ăn há mồm ra thì thấy đau bên trái là sao ạ

    5 Tháng Chín, 2022 at 3:18 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há miệng bị đau thì có nhiều nguyên nhân, có thể là do răng số 8 của em hoặc cũng có thể mình đang bị mắc bệnh lý khớp thái dương hàm. Để chính xác hơn thì em nên đi thăm khám tại các bệnh viện, nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành chụp phim và chẩn đoán, đưa ra cho mình hướng xử lý cụ thể em nhé. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      10 Tháng Chín, 2022 at 1:53 sáng Trả lời
  17. Thuannguyen says:

    Bên mình có chấp nhận bảo hiểm pvi care không ạ

    14 Tháng Mười Một, 2022 at 11:53 chiều Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, hiện tại các dịch vụ điều trị răng miệng bên mình đều không hỗ trợ bảo hiểm bạn ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

      15 Tháng Mười Một, 2022 at 1:24 sáng Trả lời
  18. Đặng Tài says:

    Bình thường thì không sao nhưng cứ há miệng ra là đau vùng hàm bên trái là như nào vậy bác sĩ

    14 Tháng Năm, 2023 at 1:21 sáng Trả lời
    • huy says:

      Chào bạn, há mở miệng bị đau là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Để chính xác hơn mình nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra, chụp phim xq để đánh giá được chính xác hơn ạ. Để được tư vấn cụ thể hơn về niềng răng, bạn Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé

      15 Tháng Năm, 2023 at 8:00 sáng Trả lời
  19. Đáng says:

    Chào bs…e bị đau quái hàm trái khi ăn.há miệng.

    21 Tháng Mười, 2024 at 3:15 sáng Trả lời
    • nhakhoathuyanh says:

      Chào bạn, bạn gặp tình trạng như thế này lâu chưa? Biểu hiện của bạn có thể là đang gặp tình trạng viêm khớp thái dương hàm, để kết nối với chuyên gia điều trị khớp thái dương hàm, bạn vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0869.800.318

      7 Tháng Mười Một, 2024 at 1:35 sáng Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Bài viết cùng chuyên mục
  • Thiết bị T Scan và ứng dụng trong điều trị khớp thái dương hàm

    Thiết bị T Scan và ứng dụng trong điều trị khớp thái dương hàm

  • Trật khớp thái dương hàm và những điều cần biết

    Trật khớp thái dương hàm và những điều cần biết

  • Lịch sử và cách chữa viêm khớp thái dương hàm

    Lịch sử và cách chữa viêm khớp thái dương hàm

  • Há miệng có tiếng kêu: Tất cả thông tin bạn cần nắm rõ

    Há miệng có tiếng kêu: Tất cả thông tin bạn cần nắm rõ

  • Viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu hiệu quả tốt nhất?

    Viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu hiệu quả tốt nhất?

  • Đau quai hàm bên phải: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    Đau quai hàm bên phải: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Kho thông tin thùy anh Previous slide Next slide BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ NK THÙY ANH Previous slide Next slide KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾNbanner tu vanHệ thống các cơ sở NK Thùy Anh Previous slide Next slide
Tin tức mới nhất

Niềng răng 40 triệu chi phí gồm những gì?

Tình trạng trẻ bị lệch hàm dưới: Những điều bố mẹ cần biết

Niềng răng tạo cằm V – line là như thế nào?

32 – 33 tuổi có nên niềng răng hay không?

Niềng răng sau 3 tháng thay đổi như thế nào?

Sâu răng số 6 hàm dưới: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

24 – 26 tuổi niềng răng có hiệu quả không?

Sâu răng số 7 hàm dưới: Nguyên nhân và hậu quả

banner khuyến mãi x phone Yêu cầu gọi lại phone no background

YÊU CẦU GỌI LẠI

Nha khoa Thùy Anh sẽ liên hệ đến Quý khách trong thời gian sớm nhất

Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ VeneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h

Close

Đặt lịch ngay

Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ veneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

Close
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ
    • NIỀNG RĂNG MẮC CÀI
    • NIỀNG RĂNG INVISALIGN
    • TRỒNG RĂNG IMPLANT
    • NHỔ RĂNG KHÔN
    • NIỀNG RĂNG KHẤP KHỂNH
    • BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ
    • TRỒNG RĂNG IMPLANT ALL-ON-4
    • NIỀNG RĂNG MÓM
    • DÁN SỨ VENEER
    • NIỀNG RĂNG HÔ
    • ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI
    • ĐIỀU TRỊ KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
    • CHỮA TỤT LỢI CHÂN RĂNG
    • NIỀNG RĂNG MẶT TRONG
    • ĐIỀU TRỊ TỦY
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Bảng giá
    • Niềng răng thẩm mỹ
    • Bọc răng sứ thẩm mỹ
    • Trồng răng Implant
    • Điều trị cười hở lợi
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa Tổng quát
  • Kết quả thực tế
    • Khách hàng đã niềng răng
    • Khách hàng đã trồng răng Implant
    • Khách hàng đã bọc răng sứ
    • HÌNH ẢNH TRƯỚC SAU
  • KIẾN THỨC
    • Kiến thức Implant
    • Kiến thức răng sứ
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức tổng hợp
    • Kiến thức bác sĩ cung cấp
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Sản phẩm

Từ khóa » Hàm Lệch Về Bên Trái