Đau Răng Sưng Má Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Đau răng sưng má là vấn đề răng miệng thường gặp do bệnh lý, hoặc do tác động từ ngoại lực bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến đau răng sưng má sẽ là yếu tố quyết định tình trạng này có nguy hiểm không, cũng như cách điều trị như thế nào.
1. Nguyên nhân gây đau răng sưng má
Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này có thể kể đến như sau:
1.1. Viêm lợi
Viêm lợi là một trong những tình trạng bệnh lý về răng miệng nhẹ nhất dẫn đến đau răng và sưng má. Nguyên nhân là do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, hình thành các mảng bám gây viêm lợi. Lúc này, nướu bị tụt khỏi chân răng nên khi bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau buốt dai dẳng. Đồng thời phần nướu sẽ viêm gây sưng tấy, viêm loét và gây chảy máu chân răng khi đánh răng.
Viêm lợi hoàn toàn có thể tự điều trị được tại nhà, nên bệnh này không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
1.2. Viêm nha chu
Khi viêm lợi không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang viêm nha chu. Các biểu hiện của viêm nha chu tương tự như viêm nướu, nhưng lúc này quanh chân răng có các túi mủ, do viêm nhiễm nặng. Vì thế, cảm giác đau nhức răng và sưng má sẽ nặng hơn.
1.3. Sâu răng
Sâu răng dẫn đến đau răng và sưng má là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Khi sâu răng nặng, lớp ngà răng bị ăn mòn khiến tủy răng lộ rõ. Răng sâu bị sưng má sẽ gây đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, hay có vụn thức ăn mắc kẹt bên trong lỗ sâu răng.
Sâu răng không chỉ dẫn đến sưng má, mà còn có thể gây sốt hoặc đau đầu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng sâu răng nhẹ sẽ không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1.4. Viêm tủy răng
Các lỗ sâu răng không được trám kịp thời, sẽ khiến vi khuẩn tấn công tủy răng và gây viêm tủy. Khi đó ngoài những cơn đau răng, người bệnh sẽ bị sưng má khiến việc ăn uống gặp rất nhiều phiền phức.
Răng bị viêm tủy không thể nào lành lại được, nên bắt buộc phải đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ xử lý. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
1.5. Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng viêm tủy răng nặng dẫn đến nhiễm trùng, gây sưng nướu và lan ra cả vùng má. Đồng thời lúc này chân răng hình thành các túi mủ lớn, có mùi hôi rất khó chịu. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây mất răng, thậm chí là nhiễm trùng máu.
1.6. Mọc răng khôn
Mọc răng khôn bị sưng má là vấn đề thường gặp khi răng số 8 mọc, bao gồm cả răng mọc thẳng hay mọc lệch. Vì răng khôn mọc muộn, khi cung hàm đã phát triển hoàn thiện, nên răng khôn thường chèn ép các răng hàm xung quanh gây sưng đau mỗi khi mọc. Tình trạng sưng đau sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm dẫn đến viêm nướu.
Đối với răng khôn, thường các nha sĩ sẽ khuyên nhổ răng để tránh gây tổn hại đến những răng bên cạnh. Đồng thời để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm, sâu răng do thức ăn mắc kẹt sâu trong cung hàm không được vệ sinh sạch sẽ.
1.7. Bị chấn thương
Những yếu tố tác động từ bên ngoài như bị tai nạn, va đập… Vấn đề này không phải bệnh lý nên không gây nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp bị chấn thương nặng dẫn đến mất răng, thì sẽ phải trồng lại răng để khôi phục vẻ đẹp cho hàm răng.
2. Cách điều trị đau răng sưng má
Nhiều nguyên nhân gây ra với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Do đó, nếu không phải là các bệnh lý nghiêm trọng phải đến nha khoa, bạn có thể áp dụng một số cách giảm sưng dưới đây.
2.1. Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là một trong những cách hỗ trợ giảm đau sưng má hiệu quả. Với thành phần gồm các dược liệu đã được chứng minh tốt cho sức khỏe răng miệng, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm sưng, góp phần ngừa viêm lợi và tụt lợi, hạn chế viêm quanh răng.
Ngoài ra, sản phẩm này còn có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng; giúp giảm các chứng viêm loét, nhiệt miệng; giúp khử mùi hôi miệng để mang lại hơi thở thơm mát hơn.
Đối với vấn đề đau răng sưng má do viêm lợi hay viêm nha chu. Sau khi sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 2 – 4 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm được cải thiện đáng kể.
Có thể bạn quan tâm: 24 Cách chữa đau răng hiệu quả
2.2. Thuốc giảm đau
Với những trường hợp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, ăn uống hàng ngày thì bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau sẽ giúp làm giảm cảm giác đau răng, sưng má. Tuy nhiên cần phải sử dụng đúng thuốc và liều lượng được bác sĩ chỉ định. Tránh lạm dụng thuốc dễ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
2.3. Thuốc kháng sinh
Thông thường thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong các trường hợp như viêm tủy, áp xe răng. Một số loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như: penicillin, amoxicillin, clindamycin….
2.4. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm được chuyên gia nha khoa khuyên dùng để hỗ trợ giảm đau răng và sưng má. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần dược liệu tự nhiên như: cúc La Mã có tác dụng giảm đau, ngừa viêm; cam thảo giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển; lô hộ giúp vết thương mau lành; dầu tràm giúp loại bỏ mảng bám…. Do đó, nước súc miệng dược này có tác dụng hỗ trợ làm lành các tế bào bị tổn thương trong khoang miệng, hỗ trợ giảm sưng đau hiệu quả.
2.5. Các bài thuốc dân gian trị đau răng sưng má
Một số mẹo dân gian điều trị hiệu quả bạn có thể áp dụng như:
- Chanh: Nhai một lát chanh tươi; hoặc có thể vắt lấy nước chanh rồi pha loãng với nước ấm và dùng để súc miệng vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
- Tỏi: Nhai tỏi sống, tỏi phi thơm cùng với đồ ăn, hay súc miệng bằng tỏi ngâm rượu đều có hiệu quả giảm sưng đau rất tốt.
- Vỏ trứng: Lấy vỏ trứng rửa sạch rồi luộc qua nước sôi, sau đó đem nướng cho đến khi vỏ trứng khô giòn thì mang về nghiền thành bột. Tiếp đó trộn vỏ trứng với baking soda, dầu dừa để dùng làm kem đánh răng hàng ngày.
- Đinh hương: Rửa sạch vài nụ đinh hương, sau đó nhai kỹ và ngậm vài phút để tinh dầu đinh hương thấm vào những vùng bị sưng đau. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, trong khoảng 10 – 15 ngày để có được kết quả tốt nhất.
- Dầu cây trà: Dùng tăm bông thấm nhẹ vào dầu cây trà, sau đó chấm vào phần răng nướu và má bị đau. Massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 4 phút, rồi súc miệng bằng nước ấm.
- Dầu oliu hoặc dầu dừa: Súc miệng hoặc ngậm dầu oliu, dầu dừa trong khoảng 5 – 10 sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời những câu hỏi như đau răng sưng má uống thuốc gì, bao lâu thì khỏi…. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi nào cần được được tư vấn về sức khỏe răng miệng, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ giải đáp nhé.
Từ khóa » Sưng Má đau Răng
-
Đau Răng Sưng Má Nên Áp Dụng Cách Nào Để Trị Dứt Điểm?
-
Đau Răng Bị Sưng Má Cần điều Trị Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
Đau Răng Bị Sưng Mặt Uống Thuốc Mà Không Thấy đỡ
-
Đau Răng Và Nhiễm Trùng - Rối Loạn Nha Khoa - MSD Manuals
-
Sâu Răng Sưng Má: Nên Làm Gì để điều Trị Dứt điểm Bệnh Lý
-
Đau Răng Sưng Má Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh
-
Đau Răng Sưng Má Là Do Đâu? Giải Pháp Điều Trị Dứt Điểm
-
Ðau Răng Kèm Sưng Một Bên Mặt, Bệnh Gì?
-
Top 6 Mẹo Hay Trị đau Răng Sưng Má Cực đơn Giản - THỬ NGAY
-
Đau Răng Sưng Má Bao Lâu Thì Khỏi? Khắc Phục Thế Nào?
-
Mẹo Chữa đau Nhức Do Sâu Răng Sưng Má Tại Nhà Có Hiệu Quả Không?
-
MỌC RĂNG KHÔN BỊ SƯNG MÁ, PHẢI LÀM THẾ NÀO?
-
CHỮA ĐAU RĂNG HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG 5 CÁCH DƯỚI ĐÂY
-
Sưng Nướu Răng: Nguyên Nhân & Cách Giảm Đau | Colgate®
-
Đau Răng: Dùng Thuốc Giảm đau Nào Tốt Nhất? | Vinmec
-
Áp Xe Má Là Gì? | Vinmec
-
Một Số Cách Chữa Sưng Mộng Răng Tại Nhà Không Cần Thuốc
-
Những Cách Trị đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả | Hapacol
-
Đau Răng ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục