Đậu Rồng: Loại Rau Vừa Ngon Vừa Bổ Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Đậu rồng là gì?
- Thành phần hóa học
- Tác dụng của đậu rồng
- Cách sử dụng đậu rồng
- Một số bài thuốc từ đậu rồng
- Lưu ý khi sử dụng
Đậu rồng là loại rau xuất hiện rộng rãi và quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, của người dân Việt Nam. Không chỉ đa dạng về giá trị dinh dưỡng trong thành phần mà loài thực vật này còn có công dụng trị bệnh rất hiệu quả. Cùng bác sĩ Phạm Lê Phương Mai tìm hiểu nhiều hơn về công dụng, cũng như đặc điểm của loại thực vật phổ biến này nhé.
Đậu rồng là gì?
- Tên gọi khác: Đậu khế, đậu vuông, đậu Goa, đậu Manila…
- Tên khoa học: Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.
- Họ khoa học: Thuộc họ Ðậu – Fabaceae.
- Quả non, hạt, củ – Fructus Semen et Radix Psophocarpi.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Đặc điểm sinh trưởng
Theo một số tài liệu, đậu rồng có nguồn gốc từ vùng đất châu Phi, New Guinea. Hiện nay, cây du nhập và được trồng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những khu vực nhiệt đới nóng ẩm như Ấn Độ, Thái Lan, Ghana, Philipines… Trong đó Indonesia được xem là nơi tập trung loại cây này nhiều nhất, với mật độ trồng cây dày đặc.
Tại Việt Nam, cây phân bố rải rác các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh phía Nam… để làm thực phẩm hằng ngày, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Có thể trồng loài này quanh nhà, trước sân, vừa che bóng mát vừa làm rau ăn hàng ngày.
Nhiệt độ để cây phát triển và sinh trưởng tốt trung bình từ 18-30 độ C.
Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt. Lựa những hạt nâu sẫm, chắc khỏe, to tròn, bóng, đạt chất lượng để gieo, có như vậy mới cho năng suất cây trồng cao. Việc trồng đậu rồng cần lưu ý:
- Chọn hạt bằng cách dùng quả đậu già, màu tím đậm, phơi khô thì tách ra, lấy hạt bên trong.
- Đất trồng nên chọn loại mùn giàu dinh dưỡng, hoặc đất cát pha, thịt nhẹ, với độ thoát nước tốt và thông thoáng.
- Tưới tiêu hợp lí, duy trì độ ẩm ổn định, tránh để loài thực vật này quá khô hạn hoặc bị ngập úng, thối rửa.
Khả năng chống chịu sâu bọ của cây khá tốt, dễ trồng, không mất quá nhiều công chăm sóc. Nếu cây rậm rạp cành lá quá nhiều, có thể tỉa bớt để tạo điều kiện cho việc đơm hoa kết trái thông thoáng hơn.
Thu hái
Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng. Ở miền Nam, loài thực vật này có thể gieo trồng và thu hái quanh năm, còn ở phía Bắc là vào khoảng tháng 6 để tránh thời tiết mùa đông lạnh giá.
Sau khi gieo trồng, cây sẽ cho quả khoảng 3 tháng. Khoảng 1 tuần, quả non sẽ chín dần, lúc này có thể ăn được.
Mô tả toàn cây đậu rồng
Thuộc loại thực vật thân thảo leo, sống lâu năm, có thể bò lan trên 3 m. Dưới đất, cây có phần rễ củ phình to.
Lá có 3 lá chét nhọn, hình tam giác. Càng già lá sẽ chuyển từ màu xanh nhạt thành đậm hơn.
Phần hoa mọc ở kẽ lá, thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ 3-5 hoa nhỏ, sắc tím, trắng. Thời điểm nở hoa trong vòng khoảng 2 ngày, những cánh hoa đẹp mặt, thu hút nhiều loại ong bướm hút mật.
Trái dài trung bình 10 cm, dọc, có 4 cạnh, có khía răng cưa ở mép cạnh, sắc xanh vàng, có thể nặng đến 3g. Bên trong, chứa khoảng 20 hạt, màu sắc đa dạng tùy theo giống như đen, vàng, nâu….
Bảo quản
Sau khi hái đậu rồng, đem rửa sạch để trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
Thành phần hóa học
Theo nhiều tài liệu, đậu rồng có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú.
100 g đậu rồng chứa:1
- Khoảng 409 kcal, 41.7 g carbohydrate, 29.65 g protein, 25.9 g chất xơ.
- Các khoáng chất dồi dào như 13.44 mg sắt, 440 mg canxi, 3.721 mg mangan, 179 mg magie, 977 mg kali, 451 mg photpho, 4.48 mg kẽm, 38 mg natri, folate 45 mcg,…
- Cùng nhiều chất chống oxy hóa và vitamin như A, B, C…
Hàm lượng protein trong hạt khá cao, gần bằng với protein trong hạt đậu nành. Cụ thể glucid 26-33%, protein 32-36%, lipid 13-17%, cùng nhiều acid amin như cystin, metionin, lysin 19.8%…
Phần củ chứa tinh bột và đường, vị ngọt, có 20% protid cao hơn loại củ khoai tây, khoai lang… 100 g củ chứa 11,6 g protein.
100 g lá cây, cung cấp 45 mg vitamin C, khoảng 8000 đơn vị vitamin A, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hằng ngày của con người.
Tác dụng của đậu rồng
Phù hợp với phụ nữ mang thai
Nhờ là nguồn cung cấp chất khoáng cũng như vitamin dồi dào, thực phẩm giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi, ngừa dị tật bẩm sinh, tăng khả năng nhận thức. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 100 g quả có thể chứa đến 66 mg, hay là 16.5% nhu cầu folate hằng ngày. Đây là thành phần cần thiết cho sự phân chia tế bào, tổng hợp DNA trong cơ thể, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Mặt khác, lượng protein cao cũng làm tăng chất lượng sữa mẹ, tránh tình trạng trẻ nhẹ cân.
Ngăn ngừa táo bón, thích hợp với người ăn kiêng
Theo các tài liệu, đậu rồng thuộc loại rau, giàu chất xơ và có lượng calo thấp, làm chậm quá trình hấp thu các chất đường và chất béo trong cơ thể. Chính vì vậy, quá trình này sẽ giữ cho đường huyết ổn định hơn, phù hợp với người có các tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân… Ngoài ra, chất xơ không hòa tan trong thực phẩm, làm chúng ta có cảm giác nhanh no và no lâu hơn. Cũng nhờ vậy mà giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa…
Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa
Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong loài này khá cao, đặc biệt là vitamin C (cứ 100 g quả cung cấp 18.3 mg). Đây là thành phần chính trong việc hình thành các collagen, tạo mô liên kết, tăng đàn hồi cho da. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể, tăng sức miễn dịch của cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài.
Sự lựa chọn thay thế protein từ động vật
Cũng giống như những loại thực vật họ đậu khác như đậu nành, đậu tương…, hàm lượng protein trong đậu rồng cung cấp đầy đủ cho sức khỏe, là một sự lựa chọn vàng cho những người ăn chay.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đái tháo đường
Do giàu kali, một ion có tác dụng ổn định nhịp tim và cả các chất oxy hóa giúp tim luôn khỏe mạnh, đậu rồng giúp kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch trước các bệnh lý như thiếu máu cơ tim, đột quỵ… Ngoài ra, cây còn hỗ trợ chuyển hóa glucose và điều tiết insulin, góp phần cân bằng đường huyết.
Tốt cho người hen suyễn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, magie là hoạt chất hỗ trợ tốt cho người bị hen suyễn mạn. Chất này có nhiều trong cây giúp điều hòa hơi thở, thư giãn cơ phế quản, giảm cơn hen cấp.
Đậu rồng trong Đông y
Theo Đông y, đậu rồng có vị ngọt, tính mát, dùng để bổ dưỡng, giảm đầy chướng bụng, khó tiêu.
Cách sử dụng đậu rồng
Có thể sử dụng từng bộ phận đậu rồng với nhiều cách khác nhau để đáp ứng như cầu:
- Quả: Dùng tươi như một loại rau xanh hoặc luộc, hấp, xào trong các bữa ăn. Khi dùng, ta sẽ cảm nhận sự giòn, ngọt hấp dẫn, ngon hơn khi ăn với loại mắm, thịt kho…
- Củ có thể ăn tươi hoặc hấp chín.
- Hoa và lá đem trộn salad, ăn sống rất ngon.
- Riêng phần hạt thì có thể đem ủ để làm thành nước chấm, như làm với đậu tương.
Cách sơ chế
Chọn mua những quả to vừa, sắc xanh nhạt, không héo, không có những đốm lạ trên cây.
Sau đó, đem nguyên liệu rửa sạch, loại bỏ các xơ và cuống, là có thể sử dụng trực tiếp. Nên sử dụng thực phẩm trong vòng 3 ngày sau khi hái.
Một số bài thuốc từ đậu rồng
Hỗ trợ tiêu hóa, đau dạ dày
Hạt đậu rồng khoảng 15 hạt, đem rang cho vàng, để nguội. Khi cần, dùng một vài hạt uống với ít nước, trước ăn khoảng 30 phút.
Sau khi rang hạt, đem xay thành dạng bột mịn cất giữ trong hủ đậy kín, đặt nơi thoáng mát. Mỗi khi sử dụng, trộn mật ong và bột đậu với tỉ lệ 1:2, rồi uống hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
- Dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thực phẩm.
- Thực phẩm không thích hợp với người bị gout. Bởi chứa lượng purin nhiều, làm tích tụ, gây diễn biến xấu tình trạng bệnh.
- Nên kết hợp với việc uống nước đầy đủ khi sử dụng loại rau này. Bởi hàm lượng axit oxalic trong đậu rồng, có thể hình thành sỏi đường tiết niệu.
Từ xa xưa, đậu rồng đã là một thực phẩm vừa ngon vừa bổ trong bữa ăn của người dân. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn có nhiều công dụng trị bệnh qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Để tránh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn, các y bác sĩ nhé.
Từ khóa » Cây Rau đậu Rồng
-
Cây Đậu Rồng - Những Điều Cần Biết Về Cây - Canh Điền
-
Cây đậu Rồng - Nhiều Công Dụng Không Ngờ - 0966.446.329
-
Cây đậu Rồng: đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Cây Cảnh
-
13 Công Dụng Của Đậu Rồng Và Cách Chế Biến Ngon Nhất
-
Cách Trồng đậu Rồng Tại Nhà
-
# 1【TÌM HIỂU】Cách Trồng Và Chăm Sóc đậu Rồng Quanh Năm
-
Lợi ích Tuyệt Vời Của Quả đậu Rồng đối Với Sức Khỏe
-
Cây Đậu Rồng - Chợ Hoa Online
-
Đậu Rồng: 7 Tác Dụng Và 4 Cách Chế Biến Món ăn Bảo Toàn Dinh Dưỡng
-
Trồng đậu Rồng Như Thế Nào để Thu Hoạch được Thật Nhiều Quả
-
Trồng đậu Rồng-loại Rau Sạch, Dinh Dưỡng Cao
-
Đậu Rồng Chữa Bệnh Dạ Dày Nhiều Dinh Dưỡng Vitamin
-
Lợi ích Từ đậu Rồng - Tuổi Trẻ Online