Đau Sườn Trái Dưới Tim: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Hiệu ...

  • Thứ Hai, 25/11/2024, 12:31 (GMT+7)
  • Hotline: 0909 750 307
Phụ Nữ Sức Khỏe Phụ Nữ Sức Khỏe
  • Nhịp Sống-24H
    • Nhà đất
    • Đời sống
    • Mạng xã hội
  • Khỏe-Đẹp
    • Giải Trí
    • Phòng bệnh
    • Phong cách
  • Chuyện Vợ Chồng
    • Chuyện phòng the
    • Tâm sự Eva
    • Tư Vấn Chuyện vợ chồng
  • Sức Khỏe-Sinh Sản
    • Đàn ông-Đàn bà
    • Tư vấn
    • Làm mẹ
  • Dinh Dưỡng
    • Món ăn bài thuốc
    • Khéo tay
  • Video
    • Khéo Tay
    • Khỏe Đẹp
    • Đời Sống
    • Hài Hước
    • Showbiz
  • Shop Sức Khỏe
Phòng bệnh Đau sườn trái dưới tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Đau sườn trái dưới tim là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều người. Vì vậy việc tìm hiểu bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân nào, có những dấu hiệu gì là vấn đề nhiều người quan tâm để tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

13/12/2019 06:41

Nội dung bài viết

  • Đau sườn trái dưới tim là bệnh gì?
  • Nguyên nhân đau sườn trái dưới tim
    • 1. Do những chấn thương của cơ thể
    • 2. Đau thần kinh liên sườn
    • 3. Viêm khớp
    • 4. Viêm dạ dày
    • 5. Viêm tụy
    • 6. Viêm màng ngoài tim
    • 7. Bệnh phổi
    • 8. Vỡ lá lách và nhồi máu lá lách
    • 9. Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận
  • Đau sườn trái dưới tim có sao không?
  • Cách điều trị đau sườn trái dưới tim
    • 1. Chẩn đoán
    • 2. Điều trị
    • 3. Khi nào bệnh nhân cần gặp bác sĩ

Đau sườn trái dưới tim là bệnh gì?

Lồng xương sườn của cơ thể người được cấu tạo từ 24 dải xương sườn, mỗi bên chưa 12 xương. Cơ quan này có chức năng bảo vệ các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể. Đáng chú ý là bên sườn trái dưới tim có các bộ phận quan trọng như phổi trái, tuyến tụy, lá lách, dạ dày và thận trái…

Nếu một hoặc nhiều bộ phận ở khu vực này bị viêm nhiễm trùng hoặc bị thương sẽ tạo ra những cơn đau lan tỏa dần về phía xương sườn bên trái dưới tim. Những cơn đau sườn trái dưới tim sẽ có những triệu chứng đau ở nhiều mức độ tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

dau suon trai duoi tim1
Vị trí 2,3,4 là khu vực xương sườn trái mặt trước, vị trí 1 bên trái nhìn từ phía sau - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân đau sườn trái dưới tim

Theo những nghiên cứu y học hiện đại thì tình trạng bị đau sườn bên trái dưới tim xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:

1. Do những chấn thương của cơ thể

Nếu trong quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày bạn đã từng hoặc đang bị chấn thương từ nhẹ đến nặng thì những cơn đau sườn trái dưới tim có thể xảy ra kèm theo.

Nhất là với những người thường xuyên phải bê vác, gánh nặng, kẹp vật nặng bên hông nhiều. Họ có thể bị đau sườn trái ở dưới tim do các ngoại lực tác động hoặc vật thể ảnh hưởng lên.

2. Đau thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn là một hệ thống gồm nhiều dây thần kinh có liên kết chặt chẽ đến các vùng xương, cơ ở cột sống. Vì vậy mà khi bạn bị đau dây thần kinh liên sườn thì những dây thần kinh ở đây bị chèn ép gây đau đớn.

Từ đó kéo theo những triệu chứng đau sườn trái dưới tim, đau sau lưng bên trái và đau chạy dọc cột sống. Thậm chí chúng có thể xảy ra cùng lúc và lan tỏa ra xung quanh.

dau suon trai duoi tim2
Nguyên nhân gây đau sườn trái dưới tim có thể do chấn thương trong quá trình lao động hoặc sinh hoạt - Ảnh minh họa: Internet

3. Viêm khớp

Viêm khớp cũng là một nguyên nhân gây nên chứng đau khủng khiếp ở khu vực sườn gần tim.

Bởi vì nếu bạn để phần xương sườn, xương ức bên trái dưới phía dưới tim bị viêm do nhiễm trùng, chấn thương… thì tình trạng viêm sẽ gây ra những cơn đau nhói ở sườn bên trái dưới tim. Những cơn đau này còn tăng lên khi bạn hắt hơi hoặc ấn vào xương sườn.

4. Viêm dạ dày

Đau sườn trái dưới tim cũng có thể là dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh viêm dạ dày. Vì dạ dày nằm ở phía bên trái của lồng ngực nên khi bị tác động thì các niêm mạc dạ dày bị viêm dẫn đến đau rát, là nguyên nhân chính gây nên cảm giác khó chịu.

5. Viêm tụy

Cùng với viêm khớp và viêm dạ dày, viêm tụy cũng là nguồn gốc của đau sườn trái dưới tim. Vì tuyến tụy là một tuyến có vị trí gần ruột non ở phía sườn bên trái.

Tuyến tụy bị viêm có thể do những nguyên nhân như chấn thương, sỏi mật hoặc vì uống nhiều rượu bia. Viêm tuyến tụy thường gây ra những biểu hiện đau sau khi ăn, kèm theo là các triệu chứng buồn nôn, sút cân đột ngột.

6. Viêm màng ngoài tim

Do đặc trưng và tính chất quan trọng của tim mà bên ngoài tim có một màng chứa đầy chất lỏng giúp bảo vệ cơ quan này. Khi màng ngoài tim bị viêm thì bộ phận liền kề nó có thể cọ vào tim gây nên những cơn đau gần sườn trái dưới tim.

dau suon trai duoi tim3
Có nhiều người bị đau ở sườn bên trái phía dưới tim lo lắng vì những triệu chứng đau xuất hiện ngay cạnh tim - Ảnh minh họa: Internet

7. Bệnh phổi

Nếu đau sườn trái dưới tim là do ảnh hưởng từ bệnh phổi bên trái thì tình bệnh sẽ rất nghiêm trọng. Vì bệnh phổi là tình trạng các mô bao phủ cơ quan này bị viêm nhiễm nặng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, ác tính, chấn thương hay nhồi máu phổi.

Cho nên khi biết được nguyên nhân gây ra bệnh là do đang bị các vấn đề về phổi thì người bệnh cần được điều trị nhanh chóng.

8. Vỡ lá lách và nhồi máu lá lách

Lá lách là cơ quan nằm ở vị trí bên trái cơ thể nên khá gần xương sườn trái. Nó có công dụng loại bỏ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng để tạo ra các tế bào trắng chống các chứng nhiễm trùng.

dau suon trai duoi tim4
Khi lách bị tổn thương người bệnh có thể bị đau khu vực sườn trái dưới tim - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, lá lách bị to sẽ khiến người bệnh gặp tình trạng đầy bụng sau khi ăn, kể cả khi ăn rất ít. Càng nguy hiểm hơn khi lá lách bị vỡ vì nó có thể gây đau sườn trái dưới tim kèm huyết áp thấp. Ngoài ra, người bệnh còn bị chóng mặt, buồn nôn, tầm nhìm giảm.

Bên cạnh đó, tình trạng đau sườn bên trái ở dưới tim còn xuất hiện khi bị nhồi máu lá lách. Dù trường hợp này khá hiếm nhưng hoàn toàn có thể xảy ra khi một phần lá lách bị hoại tử.

9. Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận

Thận là một phần của cơ quan tiết niệu. Vị trí của nó là nằm ở hai bên của cơ thể. Khi thận bị viêm hay nhiễm trùng sẽ gây đau và toả ra xung quanh. Khi thận bên trái của bạn gặp vấn đề cũng có nghĩa là khu vực gần bên trái của lồng xương sườn dưới tim cũng bị ảnh hưởng.

Sỏi thận là tình trạng rất hay gặp, nhất là với những ai ít uống nước và làm công việc văn phòng nhiều. Lượng muối cứng và cặn canxi tích tụ lâu ngày tạo thành sỏi.

Nhất là khi thận bên trái bị sỏi sẽ làm tăng nguy cơ sỏi di chuyển xuống bàng quang gây đau thận, đau sườn trái dưới tim kèm tiểu ít, tiểu ra máu hoặc có màu đục cũng bắt đầu xuất hiện.

Nhiễm trùng thận còn xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn từ đường tiết niệu của bạn xâm nhập vào thận. Chúng gây ra những cơn đau ở sườn trái phía dưới tim kèm theo sốt, buồn nôn.

dau suon trai duoi tim5
Một số nguyên nhân đau nhói ở vùng hạ sườn trái hay còn gọi là đau sườn trái dưới tim - Ảnh minh họa: Internet

Đau sườn trái dưới tim có sao không?

Đau sườn trái dưới tim có nguy hiểm không hoàn toàn tùy thuộc vào bệnh lý gây ra nó và những cơn đau có thể kéo dài ở mức độ nào, tương đối nhẹ hay dai dẳng hoặc dữ dội.

Điều quan trọng là bệnh nhân cần hiểu rõ được mối nguy hiểm nếu như thấy cơ thể xuất hiện hiện tượng đau sườn trái phía dưới tim lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí có biểu hiện gia tăng và thời gian đau cũng kéo dài hơn bình thường.

Tất cả các bệnh lý gây ra những cơn đau sườn trái dưới tim đều không đơn giả và hầu hết đều gây nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.

Nhất là khi để bệnh phát triển đến những giai đoạn cuối thì việc can thiệp bằng thuốc không mang lại nhiều hiệu quả thậm chí là “vô dụng”.

Chính vì thế mà ngay khi phát hiện những triệu chứng đau sườn trái dưới tim đầu tiên, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán ngay để biết được chính xác mình bị bệnh gì, có phải là đau sườn trái dưới tim hay không, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh và cần áp dụng phác đồ điều trị như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

dau suon trai duoi tim6
Đau nhói ở vùng hạ sườn trái là một dấu hiệu của bệnh đau sườn trái dưới tim - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị đau sườn trái dưới tim

1. Chẩn đoán

Ở bước đầu tiên của quá trình điều trị bệnh đau sườn trái dưới tim, các bác sĩ thường dựa trên khám lâm sàng tại những vị trí đau của người bệnh. Bước tiếp theo là làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác như chụp X-quang, chụp CT.

Ngoài ra, những chuyên gia y tế còn dùng điện tâm đồ để đo hoặc đong điện trong tim của bạn nếu có nghi ngờ các vấn đề về tim. Thậm chí họ có thể làm thêm xét nghiệm về máu, nước tiểu để có thêm căn cứ quan trọng giúp việc chẩn đoán được chính xác nhất, hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất.

dau suon trai duoi tim7
Chụp MSCT giúp chẩn đoán chấn thương ở vùng sườn trái dưới tim - Ảnh minh họa: Internet

2. Điều trị

Các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh đau sườn trái dưới tim. Chẳng hạn như điều trị bằng thuốc đối với một số nguyên nhân bệnh lý như đau dây thần kinh liên sườn, bệnh về phổi, viêm tụy.

Còn với những nguyên nhân bệnh lý về sỏi thận như tán sỏi, chấn thương thì sẽ can thiệp ngoại khoa. Đối với những trường hợp như viêm tụy cấp hay tổn thương lách,… thì chắc chắn phải chọn biện pháp cấp cứu.

3. Khi nào bệnh nhân cần gặp bác sĩ

Khi có triệu chứng đau sườn trái dưới tim kèm theo những dấu hiệu sau, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử trí nhanh chóng kịp thời, tránh gây ra những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sinh hoạt.

Cảm thấy khó thở.

Mắc chứng rối loạn tâm thần.

Cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi.

Hay gặp tình trạng chóng mặt.

Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn và lan xuống vùng thắt lưng.

Thanh Giang (T.H)
  • Chia sẻ bài viết:
  • Facebook
  • Messenger
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:
  • đau sườn trái
  • đau sườn
  • nguyên nhân đau sườn trái dưới tim

Tin liên quan

Đau sườn phải phía sau lưng - chớ coi thường!

12/11/2019 06:13

Đau sườn phải phía sau lưng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, viêm...

Đau hạ sườn phải là bệnh gì?

28/10/2019 15:50

Bạn đang lo lắng bởi những cơn đau hạ sườn phải, những cơn đau nhẹ, đau nhói hoặc đau âm...

Đau đầu gối bên trái: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

02/12/2019 15:03

Đau đầu gối bên trái là một trong những cơn đau phổ biến ở chân. Tình trạng này thường gặp...

Người bị đau khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

01/11/2019 16:30

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế những cơn đau từ bệnh...

Những điều cần biết về đau dây thần kinh số 5

12/12/2019 19:30

Đau dây thần kinh số 5 là loại bệnh có những cơn đau rất đặc thù, xảy ra đột ngột,...

Chế độ ăn uống để bảo vệ thận

10/12/2019 10:22

Theo các bác sĩ, những người bị suy thận cần có chế độ ăn tương đối khắt khe. Vì thận...

Những tác dụng của thói quen ăn tỏi sống: Không phải ai cũng biết và tận dụng đúng cách

07/12/2019 05:52

Tỏi là loại thực vật gia vị quen thuộc trong bếp ăn mọi nhà. Tuy sử dụng thường xuyên nhưng...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng lên chăm ở cữ, nàng dâu đưa cho cái giường xếp và cách xử lý của anh chồng gấy bất

2 giờ trước

Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc tức tưởi

2 giờ trước

Thấy chồng lưu tên mình lạ lẫm trong danh bạ, vợ căm hận và 'phản công' bằng một kế hoạch sâu cay

2 giờ trước

Nửa đêm thư ký của chồng gọi đi 'họp gấp', vợ bám theo rồi âm thầm gọi một cuộc điện thoại đủ làm anh 'tẽn tò'

2 giờ trước

Mang bán vàng cưới rồi 'ngượng chín mặt' khi ông chủ tiệm vàng cười khẩy bảo đi về

2 giờ trước

Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc

2 giờ trước

Đừng bỏ lỡ

Điểm danh những thực phẩm là ‘vua hại thận’, nếu muốn thận được khỏe mạnh bạn không nên ăn nhiều

4 giờ trước

Những loại rau, củ chứa ‘độc’ rất dễ gây ung thư, dù bán rẻ mấy bạn cũng không nên mua

4 giờ trước

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn đã biết uống mật ong vào thời điểm nào là tốt...

4 giờ trước

Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì

4 giờ trước

5 vật dụng trong nhà dễ trở thành "ổ chứa" chất gây ung thư

4 giờ trước

Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm

4 giờ trước

Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?

1 ngày 1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

2 ngày 19 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

2 ngày 19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

2 ngày 19 giờ trước

ĐƯỢC QUAN TÂM

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng

1 ngày trước

Vừa về ra mắt nhà bạn trai, vừa nghe cháu của anh vô tư nói một câu, tôi xách đồ bỏ chạy, sau đó chia tay luôn

1 ngày trước

Kết quả ADN đích thị là con mình nhưng lại y đúc hàng xóm, cay đắng biết sự thật tôi mất luôn 2 tỷ

1 ngày trước

Nghe mẹ mắng vợ vì không con, chồng nhanh miệng nói ra một chuyện khiến bà 'sốc ngất', bất ngờ hơn là sự thật phía sau

7 giờ trước

12h đêm, thấy chị giúp việc ôm lấy chân bố chồng, tôi choáng váng phát hiện bí mật bị che giấu nhiều năm

20 giờ trước

Tin mới nhất

Cách nhận biết thực phẩm của bạn đã cũ hay chưa

Cách nhận biết thực phẩm của bạn đã cũ hay chưa

36 phút trước

6 cách ăn uống đang phá hủy 'phong độ' của sinh lý nam giới

6 cách ăn uống đang phá hủy 'phong độ' của sinh lý nam giới

37 phút trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?

4 giờ trước

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

1 ngày 1 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

1 ngày 1 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

1 ngày 1 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

1 ngày 2 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

1 ngày 2 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

2 ngày 5 giờ trước Xem thêm

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình

Phụ Nữ Sức Khỏe

PHỤ NỮ SỨC KHỎE-CHUYÊN TRANG CỦA TẠP CHÍ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Nhịp Sống-24H

  • Nhà đất
  • Đời sống
  • Mạng xã hội

Khỏe-Đẹp

  • Giải Trí
  • Phòng bệnh
  • Phong cách

Chuyện Vợ Chồng

  • Chuyện phòng the
  • Tâm sự Eva
  • Tư Vấn Chuyện vợ chồng

Sức Khỏe-Sinh Sản

  • Đàn ông-Đàn bà
  • Tư vấn
  • Làm mẹ

Dinh Dưỡng

  • Món ăn bài thuốc
  • Khéo tay

Shop Sức Khỏe

TỔNG BIÊN TẬP

  • Hồ Minh Chiến

Tòa soạn

  • Số 2 đường Lê Đức Thọ, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

  • 0909 750 307
  • Báo giá

Giấy phép hoạt động Báo chí số 27/GP- CBC - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24-12-2020

  • © Copyright 2016 PhunuSuckhoe.vn. All rights reserved.

Từ khóa » đau Sườn Bên Trái Dưới Tim