Đau Tai Phải Khi Nuốt Nước Bọt Là Triệu Chứng Của Bệnh Lý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Đau tai phải khi nuốt nước bọt là tình trạng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì không biết mình đang bị bệnh gì? Theo các chuyên gia, đây không phải tình trạng hiếm gặp và gây ảnh hưởng lớn tới thính lực cũng như sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, nếu thấy dấu hiệu đau tai khi nuốt nước bọt, người bệnh cần có biện pháp để cải thiện càng sớm càng tốt.
Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị bệnh gì?
Đau tai phổ biến nhất là do nhiễm trùng trong tai, mũi hoặc cổ họng. Nhiễm trùng tai có thể gây đau đớn và thường phát triển cùng với các tình trạng như: Cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng xoang, dị ứng…
Ngoài ra, tình trạng này có liên quan tới một số bệnh lý khác như:
- Viêm amidan: Điều này xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng. Viêm amidan thường phát triển như một biến chứng của nhiễm trùng với triệu chứng đau, rát họng. Viêm amidan có thể được điều trị bằng kháng sinh.
- Áp xe peritonsillar: Nhiễm trùng này có liên quan đến viêm amidan. Nếu viêm không được điều trị, mủ có thể tích tụ quanh amidan và gây đau dữ dội. Cơn đau thường tồi tệ hơn ở một bên. Nó có thể kéo dài đến tai và gây đau khi nuốt hoặc mở miệng.
- Tổn thương dây thần kinh thính giác: Dây thần kinh thính giác nằm ở đầu và cổ. Khi bị tổn thương, nó có thể gây ra tình trạng đau tai khi nhai hoặc nuốt nước bọt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau quanh một tai, đau ở cổ họng, mặt, dưới hàm hoặc trên lưỡi.
- Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm: Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm xảy ra khi khớp nối xương hàm với hộp sọ bị tổn thương, khiến người bệnh có cảm giác đau khi nhai, nói hoặc nuốt.
- Ráy tai hoặc dị vật trong tai: Đau cũng có thể là kết quả của một vật thể ở trong tai. Mọi người có thể sử dụng thuốc nhỏ tai để làm mềm ráy tai. Nếu sáp đặc biệt cứng đầu, bạn sẽ phải nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia y tế.
Cách khắc phục tình trạng đau tai khi nuốt tại nhà
Đau tai bên phải khi nuốt nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là nó có thể ảnh hưởng tới thính lực, thậm chí điếc tai. Để giảm đau tai, bạn có thể áp dụng theo những cách đơn giản sau:
- Dùng túi nước đá: Một túi nước đá được áp vào tai có thể giúp giảm tình trạng viêm. Đặt một túi nước đá hoặc khăn lạnh, ẩm ướt vào tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tai và giảm bất kỳ chứng viêm tiềm ẩn nào gây ra.
- Dùng tỏi: Tỏi là một phương thuốc tự nhiên cho đau tai đã được sử dụng từ hàng ngàn năm qua. Allicin, một hợp chất trong tỏi được cho là hữu ích trong việc chống lại tình trạng nhiễm trùng – nguyên nhân gây đau tai phải khi nuốt nước bọt phổ biến. Bạn có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày đều mang tới hiệu quả tích cực.
- Dùng túi chườm ấm: Dùng một túi chườm ấm hoặc vải nóng giữ trên tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tạm thời. Trong khi nhiệt độ lạnh có thể giúp giảm đau và giảm viêm thì việc sử dụng túi chườm ấm làm thư giãn các cơ và cải thiện lưu lượng máu.
- Thuốc nhỏ tai: Các biện pháp khắc phục không cần kê đơn (OTC) có thể thành công đối với một số người. Nhiều loại thuốc OTC không nên sử dụng cho người bị thủng màng nhĩ, người đã phẫu thuật đặt ống tai,...
- Bài tập cổ: Đôi khi, đau tai có thể được gây ra bởi các cơ căng thẳng xung quanh ống tai và tạo áp lực lên khu vực này. Một số bài tập cổ đơn giản có thể làm giảm sự khó chịu. Chẳng hạn, từ từ xoay cổ và đầu, sau đó nâng vai lên về phía tai.
Phòng ngừa tình trạng đau tai phải khi nuốt nước bọt bằng cách nào?
Để phòng ngừa tình trạng đau tai phải khi nuốt nước bọt, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai.
- Tránh khu vực đông người để tránh bị lây các bệnh truyền nhiễm.
- Không sử dụng hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian quá dài.
- Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ hoặc mắc các bệnh lý liên quan như trên, bạn cần tìm ra giải pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
- Tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe thính giác nói riêng.
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Không sử dụng bông hay bất cứ dụng cụ sắc nhọn nào để lấy ráy tai vì chúng có thể làm tổn thương cơ quan thính giác.
Hỗ trợ điều trị tình trạng đau tai khi nhai an toàn nhờ thảo dược
Đau tai khi nuốt nước bọt có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thính giác cũng như khả năng nghe của người mắc. Chính bởi vậy, bạn cần phòng ngừa và xử trí thật tốt để không gây ra những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe.
Nguyên nhân chính gây tình trạng đau tai khi nuốt là do nhiễm trùng. Trong trường hợp này, người mắc cần sử dụng thuốc theo chỉ định. Nếu lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tiêu biểu có thể kể tới thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính chiết xuất từ thành phần chính là cây cối xay – thảo dược được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm ở tai, kết hợp với một số vị thuốc quý khác, giúp tăng cường dưỡng chất cho thần kinh tai, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng tai, ngăn ngừa tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực ở người bị viêm nhiễm tai an toàn, hiệu quả.
Kinh nghiệm cải thiện điếc do viêm tai thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, những đối tượng bị viêm tai, điếc tai, suy giảm thính lực đã sử dụng sản phẩm và thấy hiệu quả tích cực.
>>> Bà Lê Thị Tứ (phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng)
Bà Tứ bị viêm tai, vì không điều trị sớm nên tình trạng mạn tính, gây chảy mủ, có mùi hôi, đau trong tai và thủng màng nhĩ. Cũng chính bởi điều này mà thính lực của bà Tứ bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, thính lực của bà đã cải thiện rõ rệt. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:
Chuyên gia đánh giá Kim Thính như thế nào
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây cối xay để hỗ trợ điều trị viêm tai cũng như các bệnh về tai khác. Ngày nay, các thảo dược ấy đã được bào chế và đưa vào một sản phẩm viên nén rất tiện dùng. Vậy công dụng của sản phẩm Kim Thính là gì? Bạn có thể nghe thêm phân tích của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tình trạng đau tai phải khi nuốt nước bọt. Hãy sử dụng thuốc theo chỉ định và đừng quên kết hợp dùng sản phẩm Kim Thính để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, bạn nhé!
Mọi thắc mắc, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.
Minh Ánh
Từ khóa » đau Tai Phải Khi Nuốt Nước Bọt
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Nhức Tai Khi Nuốt Nước Bọt
-
Nuốt Nước Bọt đau Họng đau Tai Có Phải đang Mắc Bệnh Nguy Hiểm?
-
Bị đau Tai Khi Nuốt: Nguyên Nhân Vì Sao? - Hello Bacsi
-
Nuốt Nước Bọt đau Tai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Tình Trạng đau Tai Phải Khi Nuốt Nước Bọt Có Thể Do Mắc Bệnh Gì?
-
Đau Tai Khi Nuốt Nước Bọt Kèm ù Tai Nên Làm Gì? - Vinmec
-
Nguyên Nhân Đau Tai Trái Phải Khi Nuốt Nước Bọt Là Gì Và Cách Trị Ra ...
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Viêm Họng Đau Tai (Trái, Phải) Là Bị Gì? Cách Điều Trị
-
Tình Trạng Nuốt Nước Bọt đau Họng Do Những Nguyên Nhân Nào?
-
Tại Sao Nuốt Nước Bọt Bị đau Tai? Cách Xử Lý, điều Trị - 2Doctor
-
Lý Do Dẫn đến đau Cổ Họng Khi Nuốt Nước Bọt | TCI Hospital
-
(đau Tai) - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nuốt Nước Bọt đau Tai - BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN
-
Đau Tai Phải Khi Nuốt Nước Bọt Do Bệnh Gì? Cách Nào điều Trị?
-
Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Viêm Họng: Phân Biệt, Triệu Chứng Và Cách điều Trị