Dâu Tằm Vào Chính Vụ, Lương Y Chỉ Thời điểm Và Cách Uống Nước Dâu ...

Vào khoảng tháng 4 hàng năm, từ các vùng thôn quê cho đến các con phố nhỏ ở đô thị phồn hoa, đâu đâu cũng thấy quả dâu tằm chín mọng xuất hiện. Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều cách để sử dụng quả dâu tằm, từ ăn quả chín, đến nấu canh nhưng phổ biến nhất vẫn là sấy khô hoặc ngâm siro rồi sau đó lấy nước uống.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, quả dâu tằm chỉ có công dụng giúp giải khát trong ngày hè nắng nóng (khi ngâm siro uống nước) nhưng theo y học cổ truyền, dâu tằm còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo trang tin sức khỏe Healthline, quả dâu tằm tươi chứa tới 88% và chỉ có 60 calo mỗi cốc (140 gram). Dâu tằm tươi cung cấp 9,8% carbs, 1,7% chất xơ, 1,4% protein và 0,4% chất béo. Khi khô, dâu tằm vẫn chứa tới 70% carb, chất xơ 14%, protein 12% và chất béo 3%. Trong trái dâu tằm còn chứa nhiều vitamin như C, K1, vitamin E, sắt, …nên được coi là vị thuốc quý từ hoa quả.

Dâu tằm vào chính vụ, lương y chỉ thời điểm và cách uống nước dâu tằm tốt nhất - 1

Quả dâu tằm có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nhiều người không biết.

Lương y Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình) cho biết, trong đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, chua, tính ôn, đi vào 2 kinh can và thận có công dụng bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, trừ phong. Do vậy, người ta thường dùng dâu tằm để chữa can, thận yếu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, táo bón, mất ngủ, tóc bạc sớm…

Đáng chú ý, không chỉ quả mà tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều có thể tận dụng để làm thuốc trong đông y. “Lá dâu tằm sử dụng để tán phong, thanh nhiệt, chữa ho, sốt, nhức đầu, cao huyết áp…Khi dùng lá cho tằm ăn, con tằm ăn lá dâu cũng là vị thuốc quý trong đông y”, lương y Minh chia sẻ.

Cách dùng nước dâu tằm để cải thiện sức khỏe

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, cách sử dụng phổ biến nhất của người dân với quả dâu tằm đó là ngâm với đường, sau đó dùng nước uống. Cách làm này đơn giản, nhưng lại có tác dụng rất tốt với cơ thể, đặc biệt tác dụng giải khát, chữa táo bón.

Theo đó, uống 2 ly nước dâu tằm/ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Với 3 ly nước dâu/ngày, hàm lượng vitamin C trong nước dâu sẽ trị căn bệnh táo bón rất hiệu quả.

Dâu tằm vào chính vụ, lương y chỉ thời điểm và cách uống nước dâu tằm tốt nhất - 2

Nước dâu tằm có tác dụng giải khát, làm đẹp.

Ngoài ra, uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.

Đối với người bị nhức mỏi cơ, khớp nếu uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp. Đặc biệt, với chị em nước dâu tằm còn giúp trẻ lâu, da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…

Lương y Bùi Hồng Minh chia sẻ một số bài thuốc từ dâu tằm:

- Dưỡng huyết, đen mượt tóc: Dâu tằm tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ. Dâu tằm rửa sạch, đem sắc lấy nước uống, cho thêm đường phèn vào. Sử dụng nước này sẽ giúp dưỡng huyết, dưỡng tóc, rất có lợi khi được sử dụng vào mùa hè.

- Cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon, ngủ sâu: Dâu tằm tươi 60g, cho vào ấm đem sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dâu tằm tươi 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả bỏ vào ấm, sắc với 500ml đến khi còn 150ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày.

Dâu tằm vào chính vụ, lương y chỉ thời điểm và cách uống nước dâu tằm tốt nhất - 3

Tất cả các bộ phận trên quả dâu tằm đều có tác dụng chữa bệnh.

- Khó tiêu, bụng đầy hơi: Dâu tằm 10g, bạch truật 6g. Tất cả đem vào đun sôi với 500ml nước, uống làm 3 lần trong ngày.

- Làm thuốc bổ, cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng: Quả dâu tằm chín đỏ, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, tất cả có liều lượng tương đương đem ngâm với rượu. Mỗi lần uống một chén nhỏ.

Dù dâu tằm đem lại rất nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh, những người đang bị tiêu chảy, viêm dạ dày… không nên ăn nhiều vì dâu tằm có tính hàn. Ngoài ra, không dùng các vị thuốc từ cây dâu tằm với phụ nữ đang cho con bú, người có bệnh liên quan đến thận và người đang dùng thuốc an thần, chống trầm cảm, điều trị bệnh gout… nên thận trọng khi dùng.

Quả dâu còn có thể gây dị ứng và rất dễ lên men, dễ mốc sinh ra các độc tố nấm mốc aflatoxin, mycotoxin… nên khi ăn cần rửa sạch, loại bỏ những quả giập, không ăn những quả đã bị nấm mốc.

Khám phá 5 công dụng tuyệt vời của quả dâu tằm đang vào mùa Khám phá 5 công dụng tuyệt vời của quả dâu tằm đang vào mùa Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, mà còn được biết đến như một loại trái cây bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Bấm xem >>

Từ khóa » Dâu Tằm Có Nóng Không