Đau Thần Kinh Bịt Là Gì Và Có Những Triệu Chứng Lâm Sàng Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào là đau thần kinh bịt? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh
Dây thần kinh bịt do các nhánh trước L2, L3 và L4 của dây thần kinh trong thân của thắt lưng hợp thành. Dây thần kinh này nổi ra từ mào chậu cơ thắt lưng, chạy dọc theo hướng xuống dưới trên thành bên xương chậu đến lỗ bịt, dọc bó mạch bịt. Tại lỗ bịt nó đi vào đùi, phân bố tới gối và hông, chi phối cơ khép.
Dây thần kinh bịt được chia theo 2 nhánh chính đó là nhánh trước và nhánh sau. Trong đó:
-
Nhánh trước điều khiển cơ khép trước, khớp háng và nhánh da mặt trong của đùi. Tùy từng người có thể có hoặc không cảm giác da của thần kinh bịt và điều này cũng thay đổi thường xuyên;
-
Nhánh sau tách thành 2 phần, một phần chi phối khớp gối và một phần điều khiển cơ khép sâu.
Đau thần kinh bịt thường xuất hiện ở vị trí phần giữa đùi. Hiện tượng này xảy ra sau khi khu vực này gặp chấn thương khiến cho khớp đầu gối gặp khó khăn trong việc co duỗi.
Vị trí đau thần kinh bịt
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau thần kinh bịt bao gồm:
-
Vết thương, gãy khung chậu do vũ khí gây nên, ví dụ như súng đạn;
-
Chấn thương làm căng dây thần kinh bịt;
-
Mang thai và sinh nở;
-
Di chứng phẫu thuật tạo hình vùng xương chậu toàn phần khiến các nhánh của thần kinh bịt gặp phải chấn thương. Điều này làm tê và đau vùng giữa đùi. Bên cạnh đó phẫu thuật xương chậu cũng có thể gây hình thành khối máu tụ, khối u hoặc cương xi măng làm chèn ép các dây thần kinh bịt tại đây;
-
Áp xe;
-
Lạc nội mạc tử cung;
-
Mắc bệnh tiểu đường kết hợp cùng các bệnh thần kinh chi dưới, nhất là thần kinh đùi.
Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của đau dây thần kinh bịt:
-
Người bệnh thường có các triệu chứng như đau lan tỏa phần giữa đùi. Cơn đau có đặc điểm nóng cháy hoặc dị cảm, mức độ đau từ trung bình tới nặng. Tuy nhiên tại nơi chi phối dây thần kinh bịt thì không ghi nhận có cảm giác cháy nắng;
-
Khi dạng hông trên 30 độ, cơ thể sẽ dùng phần trên xương mu làm điểm tựa và dây thần kinh bịt của người bệnh sẽ bị kéo căng, chèn ép tại điểm tựa này. Do đó bệnh nhân nên hạn chế tối đa động tác dạng hông quá mức để tránh cảm giác đau;
-
Phần lớn những người bị đau thần kinh bịt đều gặp rối loạn chức năng vận động. Mặc dù một số trường hợp không bị đau nhưng lại bị yếu, liệt cơ. Có đến khoảng 50% bệnh nhân bị rối loạn chức năng vận động 2 năm sau khi gặp tình trạng đau thần kinh bịt.
2. Chẩn đoán bệnh thần kinh bịt bằng phương pháp nào?
Nhằm xác định và kiểm tra chính xác nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện điện cơ đồ. Đây là phương pháp có tác dụng làm rõ các bất thường tại khu vực đau thần kinh bịt và nên được tiến hành khi bắt đầu nghi ngờ các triệu chứng lâm sàng có liên quan đến đau thần kinh bịt.
Chú thích: Kỹ thuật điện cơ đồ (hay EMG) thường được áp dụng trong các trường hợp cần đánh giá chức năng của cơ bắp và dây thần kinh bằng cơ chế ghi lại các hoạt động điện tạo ra từ các cơ xương trong cơ thể. Biện pháp này rất quan trọng trong chẩn đoán rối loạn thần kinh - cơ.
Bên cạnh điện cơ đồ, bệnh nhân bị đau thần kinh bịt cần được chụp X-quang thường quy vùng hông, khung chậu, cột sống và vùng đùi để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến xương khớp.
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở người bệnh, ngoài điện cơ đồ, chụp X-quang thì các loại xét nghiệm (xét nghiệm công thức máu, máu lắng, kháng thể kháng nhân, axit uric máu) có thể cần được chỉ định thực hiện thêm.
Phần lớn những người bị đau thần kinh bịt đều gặp rối loạn chức năng vận động
Đối với những người nghi ngờ có khối máu tụ hoặc khối u đè ép thần kinh bịt thì cần chụp cộng hưởng từ phần khung chậu, cột sống, đầu gần chi dưới để kiểm tra nguy cơ.
Đau thần kinh bịt và chẩn đoán phân biệt với bệnh lý thần kinh khác:
Đôi khi có những trường hợp rất khó để phân biệt đâu là bệnh đau thần kinh bịt với bệnh rễ thần kinh và đám rối thắt lưng chỉ qua các biểu hiện lâm sàng. Do đó để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh lý thần kinh ngoại vi thì bệnh nhân cần được kiểm tra dẫn truyền thần kinh kết hợp với điện cơ đồ.
Thường thì ở giai đoạn đầu của bệnh, điều trị có ý nghĩa hỗ trợ người bệnh giảm viêm, giảm đau và cải thiện các biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra. Tiếp theo là xử lý nguyên nhân dẫn đến bệnh, phục hồi khả năng vận động và sức cơ cho bệnh nhân. Cuối cùng là tăng cường và củng cố chất lượng hệ thống cơ xương khớp, phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai.
3. Địa chỉ khám đau thần kinh bịt uy tín, chất lượng
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Trong đó Chuyên khoa Cơ Xương khớp của MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành dày dặn kinh nghiệm, giúp khách hàng kiểm tra và phát hiện được các bệnh lý về cơ xương khớp. Cùng với đó là hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chẩn đoán chính xác và nhanh chóng.
Luôn mong muốn đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, MEDLATEC cung cấp các dịch vụ thăm khám bệnh chuyên nghiệp, tận tâm với chi phí hợp lý.
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC cơ sở Tây Hồ
Để đăng ký đặt lịch khám và nhận tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách hàng.
Từ khóa » Giải Phẫu Thần Kinh Bịt
-
Phong Bế Thần Kinh Bịt - Điều Trị Đau Clinic
-
539.Thần Kinh Bịt - Atlas Giải Phẫu Người- Frank H. Netter - Trực Tuyến
-
Giải Phẫu Các Dây Thần Kinh Gai Sống
-
Đám Rối Thần Kinh Và Các Tổn Thương Dây Thần Kinh - Chi Tiết Bài Viết
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH: ĐÁM RỐI THẮT LƯNG ...
-
Phong Bế Thần Kinh - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Mô Tả Các Nhánh Của đám Rối Thắt Lưng - Tài Liệu ôn Thi Bác Sĩ Nội Trú
-
điều Trị Tổn Thương Thần Kinh Vùng Chi Dưới - Khamgiodau
-
Bệnh đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
Giải Phẫu đau Dây Thần Kinh Tọa Là Gì Và Cách Thực Hiện Như Nào?
-
Kỹ Thuật Gây Tê đám Rối Thắt Lưng | Vinmec
-
Giải Phẫu Vùng đùi
-
[Bài Giảng, Chi Dưới] Dui Goi - Slideshare