Đau Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Đau thắt lưng là bệnh gì?
  • Những ai thường mắc tình trạng đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
  • Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thắt lưng (đau lưng dưới)
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân đau thắt lưng
    • Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng (đau lưng dưới) là gì?
  • Nguy cơ mắc bệnh đau lưng dưới
    • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
  • Cách điều trị đau thắt lưng
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
  • Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
    • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thắt lưng (đau lưng dưới)?

This post is also available in: English

Đau thắt lưng cấp tính thường xảy ra do tai nạn té ngã, còn đau thắt lưng mạn tính trước đây thường gặp ở người lớn tuổi. Nhưng gần đây, tỷ lệ đau thắt lưng xuất hiện khá thường xuyên ở người trẻ làm công việc văn phòng hoặc những người làm công việc mang vác nặng. Nhìn chung đau thắt lưng, ngoại trừ các bệnh lý nghiêm trọng, thường liên quan nhiều đến tư thế và sức chịu lực của cơ lưng, cơ bụng.

Vậy đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Đau thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đau thắt lưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt

Đau thắt lưng là bệnh gì?

Thuật ngữ đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Lưng được tạo thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chứa các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Chấn thương ở khu vực này có thể gây đau nhức. Cơn đau có thể cấp tính kéo dài vài ngày hoặc mạn tính.

Những ai thường mắc tình trạng đau thắt lưng (đau lưng dưới)?

Đau thắt lưng là một bệnh khá phổ biến. Gần như tất cả mọi người đều sẽ bị đau thắt lưng dưới trong đời. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Đau thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Cơn đau thắt lưng rất khó chịu

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thắt lưng (đau lưng dưới)

Triệu chứng đau thắt lưng sẽ xuất hiện khi lưng của bạn bị chấn thương. Bạn có thể có cảm giác ngứa ran hoặc rát, đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói. Cơn đau có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng khiến bạn không thể cử động.

Tình trạng đau có thể lan xuống chân, hông hoặc lòng bàn chân, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Bàn chân của bạn cũng có thể yếu đi. Triệu chứng thường sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị hoặc trở thành mãn tính và cần điều trị kéo dài.

Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người và bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân đau thắt lưng

Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng (đau lưng dưới) là gì?

Một chấn thương hoặc tai nạn chẳng hạn như té ngã có thể gây ra đau thắt lưng cấp tính kéo dài từ 1 tới 7 ngày. Đau vùng thắt lưng mãn tính kéo dài lâu hơn, thường trong vòng hơn 3 tháng.

Các nguyên nhân gây ra đau thắt lưng bao gồm:

  • Xoay người hoặc cử động đột ngột cũng có thể gây đau thắt lưng;
  • Béo phì;
  • Nâng vật nặng sai tư thế lâu ngày;
  • Yếu các cơ thắt lưng và cơ bụng;
  • Nhiều người bị đau sau khi ngồi một chỗ trong một thời gian dài;
  • Cố với lấy một vật ở xa.

Đau thắt lưng cũng có thể xảy ra cùng với những bệnh khác, ví dụ như viêm khớp dạng thấp hay đau cơ xơ hóa và một số bệnh lý nghiêm trọng (nhưng hiếm khi xảy ra) như ung thư, bệnh thận hay các bệnh lý về huyết học.

Đau thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Cần thăm khám bác sĩ khi cơn đau thắt lưng trở nên nghiêm trọng

Nguy cơ mắc bệnh đau lưng dưới

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt lưng (đau lưng dưới)?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đau mỏi thắt lưng, thậm chí trẻ em và thanh thiếu niên. Tình trạng thừa cân, thiếu luyện tập và nâng vật nặng không đúng cách vẫn thường bị quy là nguyên nhân của đau lưng nhưng các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.

Theo thống kê, những người có vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu có nguy cơ bị đau thắt lưng cao hơn, mặc dù lý do tại sao có sự gia tăng nguy cơ này vẫn chưa được biết đến.

Cách điều trị đau thắt lưng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thắt lưng (đau lưng dưới)?

Phương pháp điều trị đau thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian kéo dài của bệnh.

Nếu bệnh gây ra bởi chấn thương, bác sĩ sẽ đề nghị dùng phương pháp chườm đá. Những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể giúp giảm đau. Cơn đau trầm trọng hơn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc mạnh hơn có chứa morphin trong thời gian ngắn. Đối với triệu chứng co thắt cơ, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc giãn cơ.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tất cả các loại thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây ra bệnh đau dạ dày, loét, phát ban và những vấn đề về gan và thận. Thuốc giãn cơ có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt hay phát ban.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để giúp làm giảm đau. Phương pháp này được áp dụng nhiều cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính, tình trạng của người bệnh có thể được cải thiện nhờ vào những bài tập thể dục dành cho phần thắt lưng và bụng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thắt lưng (đau lưng dưới)?

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp X-quang hay cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện nếu cần những hình ảnh rõ hơn về xương, dây thần kinh, đĩa đệm hoặc các vùng khác.

Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra liệu có phải cơn đau là do những bệnh lý khác có cùng triệu chứng hay không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thắt lưng (đau lưng dưới)?

Đau thắt lưng có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Sử dụng thuốc được kê đơn;
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân;
  • Nên tập các bài tập duỗi lưng và tăng cường sự dẻo dai mỗi ngày;
  • Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi đứng hoặc mang vác.

Đau lưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn biết làm việc và vận động đúng tư thế. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn các bài tập tác động lên cơ lưng và cơ bụng làm tăng sức bền và khả năng chịu tải trọng của cơ cũng góp phần phòng ngừa đau lưng.

Hãy chú ý khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bạn đau lưng kéo dài hoặc bị yếu cơ hai chân. Cuối cùng, bạn nên thay đổi lối sống thụ động, không ngồi một chỗ quá lâu và giảm cân; điều này không chỉ tốt cho lưng mà còn làm giảm nguy cơ của rất nhiều bệnh khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy chủ động quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Bài viết liên quan:

  • Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là bệnh gì?
  • Bệnh dày sừng ánh sáng là gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
  • Đau đầu gối là bệnh gì

Nguồn tham khảo

  • https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007425.htm
  • https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007422.htm

Từ khóa » đau Rát Lưng Dưới