Đau Thắt Lưng Trái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - JEX
Có thể bạn quan tâm
Đau thắt lưng trái có phải là bệnh lý nguy hiểm không?
Đau thắt lưng trái là bệnh gì?
Bản chất đau thắt lưng trái không phải là bệnh lý bởi đây chỉ là triệu chứng phản ánh một số vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt, cần phải phân biệt rõ ràng đau ở thắt lưng trái không giống đau lưng thông thường.
Đau lưng là tình trạng phổ biến và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vấn đề này. Do đó, việc xác định hay phân biệt vị trí đau lưng dưới (thắt lưng) bên trái hay bên phải là yếu tố quan trọng để tìm ra đúng nguyên do khiến thắt lưng bị đau nhức.
Mỗi người sẽ cảm nhận cơn đau thắt lưng trái theo những mức độ khác nhau, người đau âm ỉ bên trong lưng, người đau ngay trên da thịt và mức độ đau có thể gia tăng hoặc giảm nhẹ khi chuyển động hay chịu áp lực. Nội dung tiếp theo sẽ phơi bày các bệnh lý nguy hiểm ẩn sau cơn đau thắt lưng trái mà bạn đang phải chịu đựng mỗi ngày – Đừng bỏ qua nhé!
Tổng hợp tất cả nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng trái
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới bên trái bao gồm những tổn thương đến từ cấu trúc cột sống và bệnh lý liên quan đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Để các bạn dễ hình dung hơn, chúng ta sẽ đi vào phân tích từng yếu tố gây ra tình trạng đau thắt lưng bên trái:
-
Tổn thương mô mềm
Khi các cơ ở lưng dưới bị căng hoặc dây chằng bị bong rách do hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng viêm, gây co thắt và đau nhức toàn bộ lưng dưới.
-
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng cấu trúc sụn và xương dưới sụn bị bào mòn, hư tổn xẹp lún chèn ép thần kinh. Chưa kể, thoái hóa cột sống còn là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, đè lên dây thần kinh dẫn đến đau thắt toàn bộ vùng thắt lưng.
-
Viêm khớp
Theo Tổ chức Viêm khớp của Hoa Kỳ, một số dạng bệnh viêm khớp có thể gây đau ở vùng thắt lưng. Tùy thuộc vào loại viêm khớp, kèm theo cảm giác đau nhức là các triệu chứng như căng cứng lưng, sưng tấy lưng và hạn chế chuyển động ở lưng.
Viêm khớp có thể gây đau nhức thắt lưng trái
-
Rối loạn chức năng khớp cùng chậu
Đau ở thắt lưng và mông là triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Cơn đau thắt lưng sẽ gia tăng khi leo cầu thang, chạy, dồn trọng lực lớn lên chân trái…
-
Đau thần kinh tọa
Gai xương, hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh là nguồn gốc dẫn đến đau thần kinh tọa. Cơn đau thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp đến thắt lưng, rồi lan xuống chân.
-
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận do vi khuẩn có thể gây đau âm ỉ ở một bên thắt lưng. Khi gặp phải vấn đề này, ngoài đau nhức lưng dưới, người bệnh còn nhận thấy một số dấu hiệu như nước tiểu có mùi khó chịu, sẫm màu hoặc lẫn máu; sốt; buồn nôn và ớn lạnh.
-
Sỏi thận
Là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam (chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu), sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây đau thắt lưng bên trái mà chúng ta cần cảnh giác. Đau lưng do sỏi thận thường kèm theo các dấu hiệu như đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, buồn nôn và sốt.
-
Viêm tụy
Tuyến tụy là trung tâm sản xuất Insulin và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nếu bị viêm tụy, ở lưng sẽ xuất hiện cơn đau lan tỏa ra phần lưng trên, lưng giữa và thắt lưng kết hợp sốt và buồn nôn.
-
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân khiến nữ giới bị đau thắt lưng bên trái. Cơn đau thắt lưng do lạc nội mạc tử cung sẽ kèm theo biểu hiện mệt mỏi, đau bụng và đau trong thời gian hành kinh rất dữ dội.
-
U xơ tử cung
U xơ là khối u lành tính phát triển trong thành tử cung. Các triệu chứng của u xơ bao gồm đầy bụng dưới, đau khi quan hệ, đi tiểu thường xuyên và tất nhiên không thể thiếu đau thắt lưng.
Đau thắt lưng trái kèm đau bụng dưới là triệu chứng của u xơ tử cung
Chúng ta có thể cảm nhận rõ rệt cơn đau thắt lưng bên trái, nhưng không thể nào đoán biết được cơn đau này đến từ đâu. Vậy nên, khi nhận thấy đau lưng dưới bất thường, nhất là đau lưng dưới (thắt lưng) bên trái, hãy đến bệnh việm kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân, kịp thời điều trị những bệnh lý hoặc vấn đề xương khớp nghiêm trọng.
Đau thắt lưng dưới bên trái có nguy hiểm không?
Cơn đau thắt lưng không đơn thuần gây ra sự khó chịu về mặt cảm giác, mà ẩn sau đó là những tổn thương xương khớp và bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, thật sự nguy hiểm nếu chúng ta coi nhẹ cơn đau đang diễn ra tại thắt lưng trái hàng giờ và nặng hơn mỗi ngày.
Đối với những vấn đề như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay đau thần kinh tọa,… nếu không kịp thời khắc phục sẽ khiến hệ xương khớp bị suy yếu làm giảm chức năng vận động. Còn nếu chậm trễ điều trị các bệnh lý như sỏi thận, nhiễm trùng thận, u xơ tử cung… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân.
Có thể phòng ngừa đau thắt lưng trái ?
Không có cách nào chắc chắn phòng ngừa được đau thắt lưng trái do xương khớp, nhưng chúng ta vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ rơi vào tình trạng này bằng việc:
-
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp
-
Duy trì cân nặng hợp lý
-
Thường xuyên tập thể dục thể thao
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng
-
Hạn chế hoạt động quá sức
-
Làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Điều trị đau thắt lưng bên trái
Bị đau thắt lưng trái không phải do một nguyên nhân cụ thể nào gây ra, thế nên mỗi người sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị riêng, phù hợp nhất. Đối với các bệnh lý do xương khớp, việc điều trị cần một lộ trình. Thông thường, một lộ trình chữa đau thắt lưng trái do xương khớp nói chung diễn ra tuần tự theo 3 bước:
Bước 1: Chăm sóc tại nhà
Tự chăm sóc bản thân là bước đầu tiên trong điều trị đau thắt lưng. Khi cảm thấy thắt lưng trái đau nhức, bạn nên thực hiện ngay những hành động sau:
-
Nghỉ ngơi một hoặc hai ngày.
-
Tránh hoặc giảm thiểu các hoạt động liên quan đến lưng.
-
Dùng thuốc giảm đau chống viêm không cần kê đơn (OTC).
-
Chườm lạnh để giảm sưng; chườm nóng để tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ.
Sau những nỗ lực chăm sóc tại nhà nhưng không mang lại kết quả, thậm chí cơn đau còn nặng hơn thì điều cần thiết lúc này là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp điều trị y khoa.
Bước 2: Điều trị y tế không phẫu thuật
Bước thứ hai trong điều trị đau thắt lưng là đến bệnh viện xương khớp thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Giải pháp được bác sĩ đưa ra trước tiên là điều trị y tế không phẫu thuật bao gồm:
-
Dùng thuốc giãn cơ
Một số loại thuốc có tác dụng giảm căng cứng và co thắt cơ sẽ giúp làm dịu cơn đau thắt lưng. Đối với những cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể sử dụng nhóm thuốc Opioids để nhanh chóng cắt cơn đau.
-
Tiêm Steroid
Ngoài uống thuốc giảm đau, tiêm Steroid trực tiếp vào phần thắt lưng, vùng gần với rễ thần kinh cột sống để giải tỏa cơn đau.
Tiêm Steroid trực tiếp vào thắt lưng giúp giảm đau nhanh
-
Nẹp thắt lưng kết hợp vật lý trị liệu
Sử dụng nẹp lưng kết hợp các bài tập vật lý trị liệu mang lại sự thoải mái và hiệu quả giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị kéo dài, nên trước hết vẫn phải dùng thuốc để ngắt cơn đau thắt lưng tức thời.
Bước 3: Phẫu thuật
Đây là biện pháp cuối cùng dành cho những ai không đáp ứng tốt với những bước điều trị trên. Mục đích của phẫu thuật là điều chỉnh những tổn thương bên trong cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
Lộ trình điều trị đau thắt lưng bên trái bài bản sẽ trải qua các bước như đã mô tả. Song, nhiều trường hợp, cơn đau đến đột ngột và dữ dội kèm theo các biểu hiện như sốt, tê chân,… thì việc ưu tiên hàng đầu là đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “đau thắt lưng trái là bệnh gì”. Nhiều bệnh khi thấy đau nhức thì chẩn đoán và điều trị bệnh bằng thuốc giảm đau, các phương pháp truyền miệng, các loại thuốc gia truyền, lan truyền trên mạng mà không có kiểm chứng khoa học.
Vì thế, phần lớn không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ như đau dạ dày, trữ nước gây phù nề và bị biến chứng như cứng khớp, dính khớp, sụn khớp càng bị bào mòn nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu có được điều trị sớm và đúng cách, hiệu quả sẽ được phát huy tối đa.
Trong khi đó, để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, không phụ thuộc vào người khác, thì ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…. Nên khám sức khỏe xương khớp định kỳ để chủ động bảo dưỡng hệ cơ xương khớp.
Bạn có thể tìm hiểu thông tin về JEX thế hệ mới (có chứa các tinh chất trên) tại jex.com.vn hoặc liên hệ đến Hotline 1800 556 889 để được Chuyên viên Y khoa tư vấn chi tiết.
Từ khóa » đau Mỏi Vùng Thắt Lưng Bên Trái
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bị Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Phương Pháp điều Trị Khi Bị đau Nhức Thắt Lưng - Hapacol
-
Đau Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa Trị?
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Lưng Bên Trái Biểu Hiện Bệnh Gì ...
-
Đau Thắt Lưng Trái, Phải Là Bệnh Gì? Cách đẩy Lùi Hiệu Quả
-
Đau Lưng Bên Trái Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Khi Bị đau Lưng?
-
Đau Lưng Dưới Bên Trái Gần Mông Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Medinet
-
Đau Lưng Bên Trái: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý
-
Đau Thắt Lưng Trái Có Phải Dấu Hiệu Suy Thận? | Vinmec
-
Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Tham Khảo Hướng điều Trị
-
Đau Thắt Lưng Trái Có Phải Dấu Hiệu Suy Thận? - Vinmec
-
Đau Lưng Eo Bên Trái Là Bệnh Gì?
-
Đau Lưng Bên Trái - Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Tránh
-
Đau Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Đau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không Và Cách Khắc Phục