Dầu Thực Vật Là Gì? - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Dầu thực vật là gì? Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến cụm từ Dầu thực vật rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang quảng cáo, các chương trình về sức khoẻ,… Nhưng có thể bạn chưa thực sự hiểu rõ về nguồn gốc, công dụng mà dầu thực vật mang lại. Theo Wikipedia:Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ thực vật. Dầu thực vật được chia thành:Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật, thường được gọi là dầu thực vật, là hỗn hợp các triglyxerit được chiết xuất từ thân, hạt hoặc cùi quả của một số loại cây có dầu như dừa, hướng dương, thầu dầu… Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật bao gồm dạng lỏng như dầu canola, dạng rắn như bơ cacao. Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật được dùng làm thức ăn hoặc phục vụ trong công nghiệp, hoặc dùng để vẽ.Tinh dầu, một loại hợp chất thơm dễ bay hơi và tinh khiết, được sử dụng làm hương liệu, chăm sóc sức khỏe, ví dụ tinh dầu hoa hồng.Dầu ngâm, loại dầu được thêm các chất khác vào, ví dụ như quả ôliu.Dầu và chất béo được hyđrô hóa, bao gồm hỗn hợp các triglyxerit được hyđrô hóa ở nhiệt độ và áp suất cao. Hyđrô liên kết với triglyxerit làm tăng phân tử khối. Dầu và chất béo được hyđrô hóa được tăng thêm khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), hoặc tăng thêm độ quánh nhớt hay nhiệt độ nóng chảy.Có thể đọc đến đây, bạn đang cảm thấy bị choáng váng? Vì khái niệm trên có quá nhiều từ mang tính chuyên môn gây khó hiểu. Nên từ những kiến thức đã tìm hiểu được về dầu thực vật, tôi sẽ viết lại một cách đơn giản nhất để giúp bạn hiêu về công dụng chính của dầu thực vật cũng như các loại dầu thực vật tốt cho sức khoẻ.Đơn giản nhất, dầu thực vật được chiết xuất từ thực vật, tức là từ các loại quả, hạt có chứa nhiều dầu. Có những loại dầu thực vật nào?Các loại dầu thực vật thông dụng có thể kể đến như: Dầu lạc( đậu phộng), dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu olive, dầu hạt cải… Dầu lạc (đậu phộng): Là loại dầu được ép từ hạt lạc đã tách vỏ. Thường được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, dầu lạc được sản xuất nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.Dầu lạc chứa nhiều vitamin E tương đương dầu đậu nành và dầu quả óc chó. Các loại rau củ khi được xào với dầu lạc sẽ có mùi thơm đặc biệt hấp dẫn, rau xanh mướt và kích thích hơn sức ăn rau của mọi người.Bạn có thể tìm hiểu thêm những công dụng tuyệt vời trong bài viết: Dầu lạc và những công dụng tuyệt vời. Dầu vừng (dầu mè): được chiết xuất từ hạt vừng.Dầu vừng chứa rất nhiều các axit béo tốt và các hợp chất chống oxy hoá. Dầu vừng cho hương vị thức ăn thêm hấp dẫn, nhất là khi dùng để chiên thực phẩm.Đặc biệt, dầu vừng còn có công dụng giúp giảm các triệu chứng stress, căng thẳng thần kinh, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, tránh tình trạng rối loạn thần kinh và làm giảm mệt mỏi.Chi tiết hơn về công dụng và cách sử dụng bạn có thể tìm hiểu trong bài viết: Dầu vừng – công dụng và cách sử dụng. Dầu đậu nành: dầu làm từ hạt đậu nành.Đây là loại dầu đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có giá thành rẻ. Tuy nhiên, các loại dầu này được chiết xuất bằng phương pháp công nghiệp chứ không phải các loại dầu được ép thủ công. Chính vì thế, chất lượng có phần hạn chế. Các cơ sở ép thủ công không chế biến loại dầu này, bởi bản thân nguyên liệu hạt đậu nành chứa rất ít dầu, vì thế nếu ép bằng phương pháp thủ công, giá thành độn lên rất cao, mà người tiêu dùng thì luôn băn khoăn trước vấn đề giá cả.Trong hạt đầu nành có chứa tới hơn 80% các axit béo, không cholesterol, rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên các chị nội trợ nên cân nhắc khi chọn lựa những sản phẩm nguyên chất, tự nhiên thay vì những chai dầu ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp. Dầu olive: Được mệnh danh là nữ hoàng các loại dầu thực vật. Dầu olive được chiết xuất từ trái olive, không những tốt cho sức khoẻ, lại có thể dùng trong chăm sóc sắc đẹp.Một số công dụng chính của dầu olive: chống lại sự lão hoá của các tế bào da, cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, giúp tăng khả năng nhận thức và tằng cường sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Ngoài ra, dầu live gây nên sự ức chế, khiến các tế bào ung thư không thể phát triển lây lan, do đó cực kì tốt với những người bị ung thư ruột kết, ung thư vú…Dầu olive tuyệt vời nhất là khi sử dụng để ướp thực phẩm, trộn salad hoặc rưới lên món ăn.Đặc biệt lưu ý không được sử dụng dầu olive để chiên, xào với lửa lớn do dầu olive dễ dàng bị biến chất ở nhiệt độ cao, không những không còn công dụng tốt mà còn có thể gây hại cho cơ thể nữa. Dầu hạt hướng dương:Dầu hạt hướng dương được ép từ hạt hướng dương. Đây là một trong những loại dầu thực vật rất quý và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.Các công dụng của dầu hướng dương đối với sức khoẻ: bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa lão hoá, và đặc biệt rất tốt cho làn da. Sử dụng dầu hạt hướng dương đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe và hoạt động thay mới của các tế bào da, giúp chống lại các tác động xấu lên da của ánh sáng mặt trời và các nguồn phát nhiệt khác.Dầu hạt hướng dương ngon nhất là khi dùng để trộn salad, nấu canh, ướp hoặc xào thức ăn ở nhiệt độ thấp. Vì sao nên chọn dầu Thực vật thay cho mỡ Động vật? Dầu thực vật:Thành phần chính của dầu là các Axit béo không no, dầu ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường nên cơ thể con người dễ hấp thu. Các loại dầu hầu như không có cholesterol (là chất không có lợi cho sức khỏe vì nếu nồng độ Lipid và cholesterol trong máu cao thì động mạch càng dễ xơ vữa, các tiểu cầu càng dễ kết dính và càng hay có biến chứng ở não, ở vành tim, ở thận, …) hoặc hàm lượng cholesterol rất thấp không đáng kể Mỡ động vật:Có một lượng khá lớn các axit béo bảo hòa, ở nhiệt độ thường mỡ dễ bị đông lại và hàm lượng cholesterol trong mỡ rất cao.Đến đây bài viết cũng đã chia sẻ được những kiến thức mà tôi đã tìm hiểu về dầu thực vật, tôi hi vọng rằng những điều tôi chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn nắm được công dụng, ưu nhược điểm của các loại dầu thực vật và có những lựa chọn tốt cho sức khoẻ của bạn và gia đình! Huong3T Chúc các mẹ và bé khoẻ mạnh!Thank you!
Từ khóa » Dầu Thực Vật Là Gì
-
Dầu Thực Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dầu Thực Vật
-
Dầu Thực Vật: Các Lợi ích Và Giá Trị Dinh Dưỡng đi Kèm - Hello Bacsi
-
Nên Chọn Dầu Thực Vật Hay Dầu đậu Nành? - Bách Hóa XANH
-
Dầu Thực Vật Là Gì? Các Loại Dầu Thực Vật Thành Phần Và Tác Dụng
-
Dầu Thực Vật Có Thực Sự Tốt? Ai Nên Sử Dụng? | BvNTP
-
Dầu Thực Vật Liệu Có Thực Sự Tốt Cho Sức Khỏe? - LEEP.APP
-
Chất Béo Thực Vật Là Gì? - Vinmec
-
Dầu Thực Vật Brom Hóa (BVO) Là Gì Và Vì Sao Lại Có Trong đồ Uống?
-
Dầu Thực Vật Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
“Minh Oan” Cho Dầu Thực Vật - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dầu Thực Vật: Có Nên Được Bổ Sung Vào Cơ Thể Không?
-
Cách Phân Biệt Mỡ Và Dầu, Mỡ Và Dầu Dùng Cái Nào Tốt Hơn
-
Dầu Thực Vật Tiếng Anh Là Gì? - Sức Khỏe Làm đẹp
-
Dầu ăn Thực Vật Có Tác Dụng ức Chế Hấp Thụ Cholesterol Xấu
-
Dầu Thực Vật - Có Thể Bạn Chưa Biết! - Kho Máy Bình Minh