Đau Tinh Hoàn, Tiểu Buốt: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
TRẦN MẠNH XUYÊN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Đau tinh hoàn, tiểu buốt xuất hiện khi cơ thể nam giới chịu tác động từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan khác. Nam giới nên chủ động thăm khám để xác định nguyên nhân gây đau và sớm điều trị để phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, sinh lý của cơ thể.
Đau tinh hoàn, tiểu buốt do đâu gây ra
Tinh hoàn bị đau khiến nam giới gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nhất là về đời sống tình dục. Hầu hết nguyên nhân gây nên tình trạng này đều có mối liên hệ với bệnh lý của cơ thể. Người bệnh thường cảm thấy đau ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, kèm theo đó là tình trạng tiểu buốt khá khó chịu.
Việc xác định nguyên nhân chính xác gây nên vấn đề này không dễ dàng. Bởi những triệu chứng đau xuất hiện dai dẳng, đột ngột nhưng không đặc trưng. Do đó, nhiều nam giới chủ quan, đợi cho cơn đau qua đi mà không thăm khám.
Bên cạnh một số nguyên nhân bên ngoài như mặc quần áo bó sát trong thời gian dài, nhịn tiểu, bị chấn thương bộ phận sinh dục hoặc những vùng liền kề,…gây đau tinh hoàn, tiểu buốt. Thì, một số yếu tố có liên quan đến bệnh lý là tác nhân gây nên hiện tượng này, chẳng hạn như:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị tiểu buốt. Thông thường, nhiễm trùng, viêm nhiễm ở bộ phận này khởi phát khi có sự xâm nhập của các hại khuẩn, ký sinh trùng, virus từ bên ngoài gây ra.
Trong số các cơ quan chính của hệ thống tiết niệu như thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản thì vị trí niệu đạo, bàng quang sẽ chịu nhiều tác động nhất khi bị tấn công. Chính vì điều này mà hiệu suất sản sinh, lưu trữ sau đó đào thải nước tiểu bị cản trở khiến nam giới có cảm giác khó khăn khi đi tiểu.
Ngoài tình trạng tiểu buốt, khi hệ thống tiết niệu bị nhiễm trùng, nam giới còn nhận thấy đau rát dọc niệu đạo, bụng dưới, nước tiểu ít,…Nếu không sớm điều trị, hại khuẩn có thể tấn công đến các khu vực lân cận khác, điển hình như tinh hoàn. Đây có khả năng cao là nguyên nhân khiến nam giới nhận thấy đau tức ở tinh hoàn kèm theo tiểu buốt thường xuyên.
2. Viêm mào tinh hoàn
Bệnh lý liên quan đến tinh hoàn là một trong những nguyên nhân khiến nam giới gặp vấn đề đau tinh hoàn, tiểu buốt. Trong những bệnh lý được đề cập, viêm mào tinh có thể nói là nguyên nhân phổ biến. Người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, các triệu chứng có thể kéo dài gây khó chịu.
Quan sát bằng mắt thường, nam giới nhận thấy mào tinh hoàn bị sưng to. Khi chạm nhẹ vào tinh hoàn thấy đau, da vùng bìu đỏ, kèm theo thân nhiệt tăng cao. Đặc biệt, người bệnh càng thấy triệu chứng nghiêm trọng hơn khi giao hợp, cơn đau nhói đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm mào tinh hoàn như nhiễm khuẩn hoặc xảy ra chấn thương, stress, viêm khi nước tiểu chảy ngược dòng,…Người bệnh nên sớm thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Đau tinh hoàn, tiểu buốt, tiểu thường xuyên.
- Đau khi giao hợp, xuất tinh.
- Cơn đau xuất hiện một bên tinh hoặc đôi khi cả hai, da bìu sưng đỏ.
- Cơn đau ở vùng chậu, bụng dưới, sưng hạch ở bẹn.
- Người bệnh bị sốt, chảy dịch ở dương vật,…
3. Viêm tuyến tiền liệt
Người bệnh mắc chứng viêm tuyến tiền liệt có thể bị đau tinh hoàn bên trái hoặc bên phải. Đây được xem là một trong những chứng bệnh liên quan đến nhiễm trùng phổ biến. Theo chuyên gia, nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh này là vi khuẩn E.coli.
Những nguyên nhân khác có thể làm bệnh bùng phát như chấn thương, sung huyết tuyến tiền liệt, quan hệ tình dục không an toàn,…Viêm tuyến tiền liệt có tiến triển nhanh và khả năng cao trở thành bệnh mãn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nam giới có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng đau tinh hoàn, tiểu buốt, tia tiểu yếu hoặc ngắt quãng. Bên cạnh đó, một số chức năng sinh dục cũng bị rối loạn, đau buốt tinh hoàn nhất là khi phóng tính. Vài trường hợp khác, người bệnh nhận thấy trong nước tiểu có lẫn máu, người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,…
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như gây suy giảm khả năng tình dục, đau tinh hoàn, bìu, bẹn, thậm chí dẫn đến vô sinh, nam giới nên sớm phát hiện và can thiệp. Tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
4. Tổn thương thần kinh tại bộ phận sinh dục
Thần kinh sinh dục bị tổn thương khi tinh hoàn phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài. Tình trạng này phổ biến ở những vận động viên đạp xe đạp. Lúc này, cơn đau ở tinh hoàn bắt đầu xuất hiện và có thể trở nên dữ dội hơn khi thần kinh sinh dục bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng.
Hội chứng này thường xuất hiện ở đối tượng nam giới đạp xe đạp đường dài trong thời gian dài. Nhận biết thông qua những biểu hiện như đau tinh hoàn, tiểu buốt, đau ở đáy chậu, rối loạn chức năng tình dục,…
5. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể là nguyên nhân khiến nam giới bị đau ở tinh hoàn kèm theo đi tiểu rát hoặc ra máu. Việc quan hệ tình dục không an toàn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới.
Những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục cần được điều trị để tránh bệnh biến chứng gây hại sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, khi bị viêm nhiễm trong thời gian dài, chức năng sinh lý của nam giới có thể suy giảm.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình cảm mà còn gây ra nhiều trở ngại cho tâm lý. Không thể chủ quan vì nếu viêm nhiễm chuyển nặng hoàn toàn có khả năng gây vô sinh đối với cánh mày râu.
Trên đây chỉ là một số bệnh lý điển hình có liên quan đến tình trạng đau tinh hoàn, tiểu buốt được đề cập. Còn rất nhiều nguyên nhân khác mà nam giới cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể. Bác sĩ thông qua thăm khám sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, an toàn cho mỗi người bệnh.
Chẩn đoán đau tinh hoàn, tiểu buốt cho nam giới
Bác sĩ sẽ thăm khám dựa trên những khai báo của nam giới về triệu chứng và tiểu sử bệnh lý của cơ thể. Các xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành nhằm chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Theo đó, một số xét nghiệm cơ bản như:
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Nuôi cấy nước tiểu.
- Xét nghiệm bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục.
- Siêu âm Doppler màu.
- Các xét nghiệm khác dựa trên triệu chứng lâm sàng.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị đau tinh hoàn tiểu buốt phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ, tránh tự ý điều trị bằng các dạng thuốc khác nhau gây hại cho sức khỏe.
Xử lý và phòng ngừa đau tinh hoàn, tiểu buốt
Tùy vào nguyên nhân gây nên tình trạng đau tinh hoàn, tiểu buốt mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, nếu có thể can thiệp bằng nội khoa với các dạng thuốc giảm đau, chống viêm,…bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh về liều lượng, cách sử dụng và thời gian điều trị tương ứng.
Trường hợp các bệnh lý về tinh hoàn không còn đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Người bệnh sau khi được phẫu thuật loại bỏ tác nhân gây bệnh cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Bên cạnh đó, để phòng tránh các nguy cơ biến chứng, viêm nhiễm không mong muốn, trong quá trình điều trị người bệnh nên lưu ý:
- Thăm khám định kỳ và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý kết hợp thuốc Tây y và Đông – Nam y nếu chưa được hướng dẫn. Các tương tác thuốc có thể gây hại cho sức khỏe, nhất là nguy cơ làm bệnh chuyển biến nặng nguy hiểm.
- Chăm sóc cơ thể đúng cách, bổ sung thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất.
- Nam giới nên thường xuyên vận động cơ thể, tránh ngồi hoặc nằm quá lâu trong một tư thế. Đặc biệt, nên chọn tư thế phù hợp, không gây nhiều áp lực đến bộ phận sinh dục.
- Chọn quần lót, quần áo phù hợp, không mặc đồ bó sát. Chất liệu nên ưu tiên loại mềm mại và thấm hút. Trong thời gian trị bệnh nam giới nên mặc đồ thoải mái giúp giảm sức ép đến tính hoàn.
- Quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh viêm nhiễm để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Trong thời gian điều trị bệnh, nam giới nên tạm thời kiêng quan hệ để giúp bệnh mau chóng thuyên giảm, đảm bảo không khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
Đau tinh hoàn, tiểu buốt có thể do các bệnh lý về bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu gây ra. Người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị nếu nhận thấy tình trạng đau xuất hiện thường xuyên, đi tiểu rát đôi khi kèm theo máu. Bởi, các chứng bệnh của cơ thể nếu biến chứng đều gây ra những hệ lụy nguy hại cho cuộc sống và sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách giảm đau tức tinh hoàn nhanh chóng, hiệu quả
- Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì?
- Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên chơi thể thao?
Từ khóa » Tiểu Buốt Dau
-
Đi Tiểu Bị đau Cảnh Báo Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Tiểu Buốt - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tiểu Buốt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc - Hello Bacsi
-
Đi Tiểu Buốt Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cách Chữa Tiểu Buốt (đái Buốt), đi Tiểu đau (khó Tiểu) Không Nên Bỏ ...
-
Tiểu Rắt ở Nữ Giới: Nguyên Nhân Do đâu | Vinmec
-
Tìm Hiểu Chứng Tiểu đau, Tiểu Khó ở Phụ Nữ | Vinmec
-
Tiểu Buốt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tiểu Buốt, Tiểu Rắt – Các Bệnh Lý Thường Gặp
-
[TOP 20+] Cách Chữa Tiểu Buốt (đái Buốt), Tiểu đau, Tiểu Rắt đừng Bỏ ...
-
Đi Tiểu Buốt Và Những điều Cần Biết
-
Tiểu Buốt Và đau Lưng: Nguyên Nhân Do đâu Và Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Tiểu Buốt Và Đau Lưng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị An Toàn
-
Tiểu Buốt Ra Máu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn