Đầu Tư Bất động Sản Bằng Blockchain: Bước Tiến Công Nghệ Hay Lừa ...

Đầu tư bất động sản bằng Blockchain: Bước tiến công nghệ hay lừa đảo Lượt xem: 10399 ||| Lượt thích: 0

Đầu tư bất động sản bằng Blockchain: Bước tiến công nghệ hay lừa đảo

BẤT ĐỘNG SẢN VÀ BLOCKCHAIN: TRÒ LỪA THẾ KỶ HAY BƯỚC TIẾN LỚN TRONG CÔNG NGHỆ ĐẦU TƯ

Trước khi đọc độc giả nên tham khảo thêm bài viết: Blockchain là gì ?

Dạo gần đây Vũ thấy khá là nhiều bài quảng cáo trên facebook về công nghệ Blockchain trong BĐS trên facebook. Vậy Vũ xin trích một đoạn bài viết của tác giả Hoàng LUT để mọi người cùng thảo luận xem sao nhé.

- Lấy ví dụ anh em đang muốn mua một miếng đất, anh em phát hiện một miếng đất rất có tiềm năng, giá hiện tại chỉ 1 tỷ, và trong 1-2 năm phải tăng lên ít nhất là 2 tỷ. Không may là hiện tại tiền vốn của anh em chỉ có đúng 100 triệu, bản thân anh em cũng không thể đi vay ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Không còn cách nào khác, anh em đành phải kiếm người hùn vốn vì anh em tin chắc miếng đất này sẽ rât có giá sau này.

Bài toán 1: Làm sao kiếm người hùn vốn chung. Anh em phải liên lạc với bà con, bạn bè khắp nơi, chia sẻ ý tưởng với từng người. Ok, giả sử anh em kiếm được rồi, 3 người ở trong Nam, 3 người ngoài Bắc, 3 người miền Trung. Mỗi người quyết định bỏ 100 triệu + với bản thân anh em 100 triệu nữa là vừa đủ 1 tỷ.

Bài toán 2: Bây giờ đứng tên thế nào? Mười người đứng tên cùng miếng đất được không tại ai cũng hùn một số tiền như nhau? Hay một vài người đáng tin tưởng đứng tên thôi? Mình lại giả sử là 10 người cùng đứng tên miếng đất (theo luật định là được ). Nếu trong bài toán 1, 10 người hùn vốn với số tiền khác nhau, thì đứng tên ra sao?

Bài toán 3: Mình lại giả sử là bài toán 2 cũng được giải quyết. Nhưng bây giờ ai là người cầm số tiền 1 tỷ đó đi giao dịch. Ai đủ tin cậy để làm chuyện đó? Nếu những người hùn vốn không phải tất cả là họ hàng của bạn, mà một số là họ hàng, số còn lại là bạn bè. Mình lại giả sử là chính anh em, người đề xuất được mọi người tin tưởng cho cầm 1 tỷ đó đi giao dịch.

Bài toán 4: Đi mua đất. Anh em có rất ít kinh nghiệm về việc coi giấy tờ nhà đất, không biết thật giả ra sao, không biết có vướng thủ tục pháp lý gì không. Giải quyết bài toán này không khó, nếu có người quen biết làm giúp. Nhưng nếu không có ai giúp mình làm chuyện đó thì sao?

Bài toán 5: Ok, miếng đất này đàng hoàng, không vướng thủ tục pháp lý gì. Giấy tờ thủ tục hoàn tất, mỗi người được cấp 1 giấy chứng nhận. Sau 1 năm, như dự đoán, miếng đất của anh em được định giá 2 tỷ. Anh em muốn bán ra để lấy tiền kinh doanh chuyện khác. Kẹt 1 cái là anh em muốn bán, nhưng 9 người khác lại không, người thì hiện tại không ở Việt Nam, người thì muốn giữ lâu hơn. Thành ra anh em không rút vốn ra được, do chưa có được sự đồng thuận của tất cả những người có liên quan [3]. Vậy làm sao giải quyết bài toán này?

Bài toán 6: Như ban đầu đề cập, anh em hùn 100 triệu trong 1 tỷ của miếng đất. Tính ra anh em có 1/10 cổ phần của miếng đất. 1 năm sau giá miếng đất 2 tỷ, vậy là 1/10 cổ phần của anh em bây giờ giá trị 200 triệu. Anh em chỉ muốn bán ra một nửa số cổ phần của anh em có (1/2 * 1/10 = 1/20), có giá trị 100 triệu cho một người khác. Có cách nào giao dịch rồi thêm tên hay không?

Bài toán 7: Anh em không muốn bán, mà muốn đem đi cầm cái 1/10 cổ phần miếng đất đó, có ngân hàng nào hay ai chấp nhận không?

Đầu tư bất động sản bằng Blockchain: Bước tiến công nghệ hay lừa đảo

Ở cuối bài HOÀNG LUT khẳng định Blockchain sẽ giải quyết hết dc bài toán trên chỉ bằng điện thoại nhưng k hề nói rõ làm như thế nào. Vậy theo mọi người điều đó có khả thi đối với PHÁP LUẬT và đặc trưng kinh tế Việt Nam hay không? Và các giải pháp Blockchain của các sàn đang chạy hiện tại có giải quyết dc các bào toán trên hay không? Hay đơn giản các sàn chỉ là tạo mô hình tài chính Ponzi đa cấp lùa gà? Hay các sàn chỉ làm màu lấy tiếng v.v…./

Mọi người cùng thảo luận nhé. Ở bài sau Vũ sẽ chia sẻ thêm về Blockchain là gì cho mọi người dễ hiểu hơn nhé

(Theo Trần Vũ - trích từ Hoàng LUT)

Đầu tư bất động sản bằng Blockchain: Bước tiến công nghệ hay lừa đảo

Jen Dao

Chúng ta cần làm rõ 2 vấn đề:

1. Blockchain: là phương thức cam kết lãi suất? và bao nhiêu % lợi nhuận, pháp luật nào đảm bảo cho nđt nhỏ lẻ bỏ tiền mua blockchain?

2. Nếu theo hình thức mua chung: tức mỗi nđt mua blockchain, thì lợi nhuận chia sẻ ra sao?

Trường hợp rủi ro kèm theo trong rường hợp pháp lý có vấn đề, giá bđs xuống giá do cơ chế thị trường, lúc ấy Cty có đủ uy tín đứng ra bồi thường vốn và cả lợi nhuận expect. Bỏ tiền ra mà phụ thuộc vào tư duy và khả năng đầu tư của người khác( trong khi họ chỉ là hình thức tạo dựng thương hiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng, có phải anh em chơi nhau, hiểu ý và biết năng lực với nhau đâu mà giao tiền, giao máu), rất khó để thu hồi vốn Lãi nhé.

Trường hợp thuận lợi: tức mua bán có lãi, pháp lý êm xui. thì báo cáo tài chính công ty ai kiểm toán. ví dụ: thương vụ đó lãi 100%, nhưng chỉ trả lai 50% cho nđt, thì việc đó có mang ra kiện tụng tội chiếm đoạt tài sản??

Nguyen Binh

Blockchain là gì nà, giải quyết ntn, với tình hình này.10 ng cùng hùn chung với 1 số tiền bằng nhau, ng muốn rút ra sớm , ngừng cuộc chơi thì trong khả năng của 9 ng còn lại, ai đó sẽ bỏ tiền ra để lấy, chứ còn lấy 1/10 đi thế chấp Bank là bất khả thi. Và tất cả giao dịch mua bán đều phải thể hiện bằng văn bản HĐ bổ sung nữa , vđ ntn thì phải có bên thứ 3 luật sư rồi. Tớ chứng kiến vụ ntn rồi, 1 trong nhg ng góp vốn cần lấy tiền ra sớm hối thúc bán, nhg đâu bán nhanh đc vì đất nằm trong khu vực 5 to 10 năm nữa mới phát triển tới, và hối thì cứ hối, còn bán đc hay ko là chuyện khác, chưa kể còn hối thúc nhau bán ko đc lại nảy sinh mâu thuẫn. Trở lại vđ Blockchain, trc mắt ko nói gì đc cả, tới thời điểm này vẫn chưa có động thái gì của các cơ quan chức năng thì tớ ko rớ tới, Công nghệ sẽ phát triển, nhg chỉ tới 1 mức nào đó, chứ ko thể thay thế đc tất cả các giao dịch của con người và vẫn cần phải có chế tài

Duy Ngo Lam

Thực sự đến lúc nào đó công nghệ sẽ giải quyết rất nhiều khâu trong BĐS. Đặc biệt khâu thủ tục. Có điều khá lâu đó, chí ít phải 5 10 năm nữa. 20 chục năm trước chứng khoán giao dịch cũng như BDS bây giờ thôi

Elist Nguyen

Bài hay quá bạn ạh! Chuẩn đó, hùn hạp 2,3 người còn đc, càng đông thì càng khó. 1 người 10 ý nhé. Giải Pháp: Phải có 1 người đủ để mọi người tin tưởng giao cho toàn quyền đầu tư , đứng tên nha. Nếu ít có khả năng nha chứ đông thì khó. Phải có Lead như rừng phải có Vua. Còn ko thì Fail như bài chủ thớt chia sẻ.

Nguyen Quoc Chien

Cá nhân mình nhận thấy: thật ra blockchain là giao dịch dân sự thôi, việc sang lại cổ phần là thoả thuận các bên, nó sẽ vướng pháp lý nếu kiện tụng... mà kiện tụng dân sự thì... cứ từ từ????.

Tuan Minh BDS

Nói dễ hiểu thì thế này: sàn giao dịch ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ băm nhỏ BĐS thành nhiều hoặc rất nhiều phần nhỏ (gọi là token). Nhờ đó mà số lượng người có thể tiếp cận BĐS sẽ nhiều hơn, vì chỉ cần một số tiền nhỏ (10tr, 100tr, 1 tỷ...). Còn BĐS thì sàn sẽ quản lý và có thể dúng nó kinh doanh để sinh lời, cùng với đó là hỗ trợ người sở hữu token giao dịch theo giao thức p2p. Vì ứng dụng Blockchain nên những người tham gia sẽ không thể sử dụng VNĐ hay USD để giao dịch trực tiếp mà phải thông qua 1 loại tiền mã hóa nào đó. RỦI RO: - Giao dịch sử dụng tiền mã hóa không được pháp luật VN công nhận và bảo hộ - Đồng tiền mã hóa cũng sẽ lên xuống theo thị trường - Tài sản do bên thứ 3 là sàn quản lý, nếu sàn này phá sản hay bỏ trốn anh em mất trắng. - Những sàn giao dịch BĐS thông qua Blockchain mọi người nghĩ hiện tại pháp luật đã cho phép hoạt động chưa??? Trong thời gian ngắn mấy phút chỉ nghĩ dc sơ sơ thế, ai am hiểu về công nghệ thì bổ cho em quả sung. P/S: theo anh/chị thì ở VN sàn nào đủ khả năng (cả về yếu tố con người lẫn công nghệ) để quản lý BĐS theo công nghệ Blockchain này. Chứ theo em là chưa có đâu, còn lâu nữa nên là "đừng tin vào lời ong bướm, đó là hố sâu, là cạm bẫy tình yêu"

Hoan Nguyen

Mình xin góp ý kiến : Blockchain nó ko có ý nghĩa về mặt luật pháp, hay ít nhất nó chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết khi mà nhiều người mua chung BĐS thì BĐS đó cùng lắm là cái sổ đỏ được ghi tên nhiều người đồng quyền sử dụng đất (ko có giá trị về mặt thực tế khi mua bán chuyển đổi thanh khoản)

Tất cả chỉ đều bảo chứng bằng nơi trung gian là sàn giao dịch ảo tạo ra sân chơi đó mà thôi. Mà cái này thì y chang các loại đồng tiền ảo (có khác chăng nó dc bảo chứng bằng giá trị BĐS mà thôi), mà giá trị của BĐS VN hiện giờ nhà nước định giá (dc bảo chứng) vs giá rất bèo bọt, còn giá thị trường thì do tâm lý người mua người bán => vậy khác gì đồng tiền ảo ?!

=> Sao không chơi đồng tiền ảo luôn cho nhanh ?!

P/s: đây là mình nói về mặt bản chất nhé, coi như là đẻ thêm đồng coin mang tên BDS, khác mỗi cái tên mà ko có sự bảo chứng giá trị độc lập tin cậy thì khác gì các đồng coin khác đâu.

Hoang Minh Duyet

Hồi em đang làm ở cty Bđs cũng có 1 chị mời em tham gia mô hình này, chị ấy gọi bảo có muốn đầu tư bất động sản không, em trả lời ngang nhiên không có tiền , nhưng người ta lại bảo 5tr-10tr em vẫn đầu từ được rồi, Bđs này là Bđs thông minh thời buổi ai chơi Bđs vài tỷ nữa mua Bđs 5-10tr thôi mà lợi nhuận vẫn lên đều luôn hee nghe thì khoái đó nên lỡ tay hẹn chị đẹp ra tư vấn ???? nhờ bữa hôm đó mà em đã biết thêm một mô hình lừa đảo thật tinh vi, cái này gọi là đa cấp bất động sản dựa trên nền tảng blockchain, hình thức rủi ro thì y chang anh chị comment ở trên Theo em thấy mọi người nên tỉnh táo trong mô hình này khi đủ lớn thì họ sẽ bay thôi vì không có gì đảm bảo cả Anh Luyện còn banh mà nói gì mô hình này không có đầy đủ chứng từ ????

Duc Le

Blockchan BĐS là trò lừa trẻ con, năm 2019 em đã nghĩ ra cái mô hình tín thác đầu tư chia nhỏ 1 BĐS dự án thành các hợp đồng góp vốn, sau thì thấy có team lên shark tank thi đc CEN đầu tư á, nhưng cũng k đâu vô đâu.

Nguyen Viet

Muốn làm đc điều này chí ít phải đợi dự án tiền điện tử của ngân hàng nhà nước VN là CDBC nghiên cứu và hoàn thiện xong. Thị trường bđs chưa vào guồng 4.0 mà nhà nước đã khó kiểm soát rồi, thử hỏi giải pháp này thì kiểm soát giá kiểu gì?

Thai Hoa

1. Người sở hữu token bđs bản chất không sở hữu tài sản. Pháp luật Vietnam chỉ có người đứng tên sổ đỏ mới sở hữu bđs. Một ngày đẹp trời, người đứng tên sổ đỏ đem tài sản đi làm việc gì đó (sang nhượng, thế chấp ...) thì quyền lợi của những người sở hữu token như thế nào? 2. Hình thức này phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín, sự "tử tế" của công ty phát hành blockchain. Đầu tư chút đỉnh vô đó thì ok, đầu tư nhiều nên cân nhắc, vì phụ thuộc hoàn toàn vô người khác 3. Lúc chốt lời, muốn bán tài sản đó đi, ai là người giao dịch, đảm bảo tài sản bán đúng giá thị trường? Liệu có rủi ro người đứng ra thực hiện giao dịch không minh bạch, bán giá thấp hơn? Thực tế bđs không có giá chuẩn, ngay bản thân một tài sản cá nhân mình bán đi có thể chênh nhau vài trăm triệu là bình thường, nên việc này khó kiểm soát 4. Ưu điểm: người ít tiền vẫn có thể tham gia "đầu tư" bđs được, thông qua token.

Tran Manh Hoang

E là người đang mắc cạn trong chính việc hùn vốn đầu tư theo hình thức này đây a. Cái này ngay từ ban đầu người hùn vốn (cổ đông????) với nhau dựa trên tin tưởng với nhau. Thảo 1 hđ dân sự ở đó có tỷ lệ hùn vốn rồi tỷ lệ ăn chia rồi thống nhất với nhau rồi ký. Ai cổ đông lớn hơn sẽ đứng tên trên hđ này. Phi vụ làm ăn này mệt nhất là lúc thoái vốn hoặc rút cổ đông. Người thì đồng ý người thì ko. Người thì chờ đc giá bán người thì đòi thu hồi vốn. Continue... Nói chung đang mong muốn mình là chủ sở hữu hoàn toàn của 1 bđs ????

Donald Truong

Chia nhỏ vốn thì cho dù có suôn sẻ lợi nhuận cũng sẽ bị chia nhỏ, nhưng rủi ro lại tăng cao khi quá nhiều cộng tác. Nếu chơi đúng luật thì mô hình này không sai, chỉ là không hề hấp dẫn. Còn nếu chơi sai luật thì béo bở cho nhà cái, cạm bẫy cho người chơi

Truong Dat Nhược điểm: 1. Rủi ro cho nhà đầu tư khi bên phân phối đồng Coin hoặc Token phá sản hoặc đóng cửa. 2. Tài sản chung và chưa đc pháp luật VN quy định nên khi xảy ra tranh chấp kiện tụng có thể mất trắng. 3. Bên chủ đầu tư có thể kết hợp bên phát triển đồng coin : VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI lên xuống giá. Ưu Điểm: khắc phục đc hầu hết những khó khăn của giao dịch bds truyền thống. 1. Quá nhiều khâu trung gian: thẩm định, pháp lý, giấy tờ. 2. Giải quyết vấn đề: ít tiền vẫn sở hữu bds 3. Thay vì mua bán bds thay thế bằng mua bán coin or token.???? Có lời là chốt. 4. Huy động được rất rất nhiều vốn trong dân Biện Pháp: Giả Dụ: Người đứng ra phát hành đồng coin này là Cen Group, Đất Xanh hoặc Vin thì sao nhỷ??? Mình thì vẫn lăn tăn. Và chỉ hóng hớt thôi ????

Cao Huu

Ông già có đứa con gái, ông đi gặp 10 anh không liên quan đến nhau nói nhỏ" con gái tao đẹp, hiền lắm, mày đi mua cho tao 1 lít rượu, mai tao gả con gái cho", cuối cùng ông già gả con gái cho anh số 11. Vậy là 10 anh khi đó mới gặp mặt nhau đi đòi lại rượu. Tới nhà, ông già quăng ra 10 cái chai " rượu tao uống hết rồi, còn cái chai nè cầm về mà xài". 10 anh đi kiện ra tòa, tòa bảo tao có thấy rượu đâu, tao thấy 10 cái chai mà người ta trả lại 10 cái chai rồi nè. Bởi vậy có khi gặp ông già tốt lại hốt dc con gái ông với 1 lít rượu, nhưng ông già gian xảo ( thường người nghiện hay lươn lẹo ) lại CÒN CÁI NỊT

Cao Anh

Đã có phương pháp áp dụng bán từng m2 căn hộ hoặc đất như vậy, ng mua( người chơi) có thể mua gom nguyên lô/ căn hộ hoặc từng m2. Người vào sau sẽ trả cao hơn để mua. Có thể hiểu đơn giản là chung cổ phần mua đất và bán lại quyền sở hữu, có chứng nhânn và được bảo đảm hẳn hoi, người sở hữu nguyên căn chỉ có thể khi mua tất cả nhưng phần của ngừơi chợ khác, song là công nghệ thì dễ thao khống.

Nguyen Vuong Huy

Mình là người trực tiếp ở trong ngành công nghệ blockchain, hy vọng quan điểm của mình sẽ giúp mọi người có thêm góc nhìn mở cho vấn đề này. Thứ nhất là theo như câu hỏi chính của chủ đề này thì mình xin đưa ra quan điểm là blockchain có thể giải quyết được bài toán chia nhỏ cổ phần hay quyền sở hữu của 1 tài sản, ở trong bài viết này thì cụ thể hơn là BĐS. Và quyền sở hữu được bảo chứng là đồng thuận và mang tính duy nhất, hiện tại việc xác lập quyền sở hữu mang tính duy nhất đã giải được thông qua thuật toán về NFT (Các bác tự tìm hiểu nhé). Còn vấn đề tiếp theo là về tài sản sở hữu thực tế, thì mình thấy rằng nếu sản phẩm hay BĐS đó chỉ thiết lập việc buôn bán cho "1 sở hữu duy nhất" thì sẽ không thể xảy ra tranh chấp trong thực tế. Còn nếu là nhiều người đồng sở hữu thì rất khó để xác định được ai sẽ mua được phần đường đi, ai sẽ phải sở hữu phần đất còn lại (mình ví dụ thế) => sẽ xảy ra tranh chấp trên thực tế. Việc này mình nghĩ các tổ chức mong muốn mở bán BĐS thông qua công nghệ blockchain sẽ phải tìm cách giải quyết. Hiện nay pháp luật VN cũng chưa xây dựng xong chế tài và hành lang pháp lý cho blockchain và thị trường crypto, vậy nên tất cả các công ty đang rao bán BĐS theo hình thức sở hữu tài sản số thì cá nhân mình nhận định 100% đều là "ảo". Bài viết chỉ mang ý kiến cá nhân, mình cũng đã nằm trong thị trường crypto rất lâu rồi nên mọi người có thể tham khảo.

Le Chi Hung

Nếu mê đất BDS offline mà không đủ tiền mua thì mua cổ phiếu của Cty BDS online. Bạn chọn Cty BDS có quỹ đất lớn, nhiều dự án nhà ở, phân lô ở vị trí đón đầu vốn đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2021-2025 trở lên. Nên nhớ giá mình mua là giá thị trường hiện tại còn lợi nhuận thu được từ giá trị Cty BDS đó trong tương lai, mua CP xong xóa App, đừng coi bảng điện. Cùng thời gian nắm giữ 3-5 năm, có thể hiệu quả giúp bạn mua được đất. Còn Coin, Cryptos.. hay BDS công nghệ Blockchain mình không rành nhưng quan điểm của mình là món gì Nhà nước không công nhận thì hạn chế.

Đọc thêm : CÀNG ĐỂ DÀNH TIỀN GIÁ NHÀ ĐẤT CÀNG VƯỢT XA TIỀN ĐỂ DÀNH. TẠI SAO VẬY ? LÝ DO ?!

BÀI 2: BlockChain là gì? Tại Sao cả thế giới phát điên vì nó?

TIẾP THEO CỦA SERI. BĐS BLOCKCHAIN- BƯỚC TIẾN CÔNG NGHỆ HAY TRÒ LỪA THẾ KỶ

BÀI 2: BlockChain là gì? Tại Sao cả thế giới phát điên vì nó?

Vũ láy ví dụ. Bạn sở hữu sổ đỏ một một mảnh đất nhưng vào một ngày đẹp trời, nó mất tiêu, Máy chủ của NN lưu thông tin về mảnh đất của ban thì bị đánh sập…. Okey sau này bạn lấy gì chứng minh mảnh đất là của bạn. Sẽ có bạn phản biện rằng sẽ có bản sao hay máy chủ dữ phòng. Đúng thế, nhưng nếu là chiến tranh hay động đất nó huỷ hết hì sao ( ở đây Vũ ví dụ thôi nhé) - Về lưu trữ dữ liệu ai cũng mong ước: photo nhiều bản có công chứng, đem gửi các nơi. Dữ liệu điện toán thì sao lưu nhiều bản, gửi nhiều máy chủ v.v… nhưng làm thế tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bac để bảo mật. Từ nhu cầu trên thì Blockchain ra đời ( BLC đầu tiên là Bitcoin, mình sẽ nói về nó sau) và giải quyết tất cả các bài toán đó bằng cách lưu thông tin trong 1 file duy nhất nhưng phân bổ cho tất cả các máy tính trong hệ thống ở khắp thê giới…. nếu máy tính ở cả một châu lục bị phá huỷ thì nó vẫn dc lưu ở châu lục khác. - Vậy lưu thông tin quá nhiều nơi như vậy có bị hck hay thay đổi dữ liệu hay không? Cơ chế nó hoạt động thế nào? - Blockchain là từ được ghép từ 2 từ block và chain. Block có thể dịch ra là khối, nơi lưu những giao dịch (transaction). Khi một khối được hình thành, nó sẽ được gắn vào khối trước đó bằng một đoạn mã hoá dài 25 ký tự gọi là (Hash) khối trước đó được gắn vào khối trước đó, cho đến khối đầu tiên (genesis block), từ đó thì chúng tạo thành một chuỗi. Nếu Một khối bị thay đổi dữ liệ thì Hash vô hiệu và tất cả thông tin phía sau đều ( mọi người co thể vào trang Anderbrownworth để tìm hiểu thử cơ chế hoạt động của nó)

- Vì vậy, có thể hiểu một cách tóm tắt blockchain là chính là sổ cái (ledger), lưu trữ lại tất cả các giao dịch từng xảy ra trong các khối sắp xếp theo thứ tự thời gian. Với ngân hàng truyền thống, sổ cái này thuộc về ngân hàng, và chỉ có ngân hàng mới có thể truy cập vào đó (private). Trong blockchain, sổ cái này không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai, và ai cũng có thể truy cập (public) và duy trì nó. Những thợ đào (miner), chính là người xử lý những giao dịch, bỏ chúng vào khối, và sau đó là ghép các khối vào chuỗi. Có ba đặc tính quan trọng của HASH:

• Cùng một thông tin giống nhau hoàn toàn, bạn sẽ có một chuỗi hash tương tự. • Không quan trọng thông tin mọi người đưa vào ít hay nhiều, có thể là cả trang giấy, cả cuốn sách, hay chỉ là một ký tự, hay không có gì hết, mọi người đều có một chuỗi hash. • Gần như bạn không thể dịch ngược lại thông tin sau khi đã mã hoá. Có nghĩa là nếu Vũ cho mọi người cái chuỗi hash đó, mọi người gần như không thể dịch lại cái thông tin mình đã cung cấp ban đầu. Mọi người gần như, chỉ có thể đoán mò, bằng cách đưa thông tin đầu vào cho đến khi cái chuỗi hash nó tương tự. Đào Bitcoin là gì ?

Ở đây chúng ta sẽ có 3 thuật ngữ Hash, Nonce và Mine.

Khi ta lưu thông tin khối 2 vào khối 1 sẽ dc một Hash, hash này dc tao ra theo nguyên Tắc:

Thông tin khối 2 + Hash 1 + số Nonce để thoã mãn điều kiện mà hệ thống. Ví dụ: như điều kiện là KÝ TỰ THỨ 5 TRONG HASH (25 KÝ TỰ) LÀ MỘT SỐ TỰ NHIÊN < 5 Quay lại vấn đề trc khi ta lưu thông tin vào khối thứ 3 hệ thống sẽ yêu cầu tất cả member của hệ thống xác thực thông tin đó đúng hay sai, người tham gia xác thực này gọi là Miner (thợ đào). Các thợ đào sẽ cùng đoán điều kiện như ở trên (mine, hay còn goi là đào coin), ai đoán ra trước thì sẽ gửi kết quả cho tất cả các máy kiểm tra có đúng hay không. ( thường là đúng). Tham khảo thêm bài viết: Blockchain là gì ?

Nhưng vấn đề là ai rảnh cả ngày bật máy chờ để xác thực giúp người khác, nên người tạo ra Bitcoin đã thêm 1 cơ chế thưởng là ai đoán ra dc Nonce sẽ dc thưởng bằng đồng Bitcoin. Và giá trị của đồng Bitcoin là gì? Đơn giản là nó dc dùng để chi trả khi sử dụng dịch vụ trên nền tảng BLC BTC

Như Vũ mô tả bên trên về cơ chế hoạt động thì mọi người đã hiểu ra Blockchain là gì rồi nhé, Nó là một công nghệ mà sau khi dữ liệu dc thiết lạp thì k thể làm giả, k thể sửa đổi và hoàn toàn minh bạch. Rất tuyệt vời phải không nào? Vậy chúng ta sẽ áp dụng vào BĐS như thế nào? - Vũ lấy một ví dụ: Năm 2017 Bap Ngo bán cho Jen một mảnh đất và tất cả thông tin gd đó dc lưu vào một khối, năm 2018 jen đem bán cho Thái Hoà, năm 2019 Thái Hoà bán cho Minh Lê. Tất cả các sau này đều dc ghi vào các khối và nối liền vs các khối trc. Đùng một cái đến năm 2021 Vũ khiếu kiện nói rằng manh đất đó trc đây là của Vũ… Vậy thì chỉ cần kiểm tra dữ liệu khối năm 2017 đúng sự thật là xong. Chẳng cần phải triệu tâp tưng người một mất thời gian

- Hoặc Thái Hoà ở miền Bắc muốn mua một mảnh đất ở miền nam của Minh lê thì phải qua trung gian môi giới và Bank (để giao dịch an toàn lỡ chuyển tiền bên kia đua thông tin k đúng thì sao) rồi phòng công chứng v.v….. Vậy với các đặc tính như Vũ kể trên về Blockchain nó sẽ giúp xác thưc thông tin giữa các bên nhanh gọn và giao dịch sẽ loại bỏ dc khâu trung gian.

- Trên thế giới có rất nhiều thứ vô hình nhưng chúng ta lại nghĩ là hữu hình. Chúng ta có Quyền Sử dụng đất chứ k sở hữu đất và đại diện của quyền đó là quyển sổ đỏ, chúng ta có thẻ bảo hiểm y tế đại diện cho quyền dc khám chữa bệnh, chúng ta có tiền mặt đại diện cho quyền sở hữu tài sản ngnag giá v.v…. Vậy nếu đổi tất cả các hình thức đại diên bằng giấy tờ phức tạp đó bằng CN Blockchain thì sao? Chúng ta loại bỏ dc khâu trung gian rất nhiều vì máy móc đã làm hết và hoàn toàn tự động. Việc mua bán sao kê ủng hộ từ thiện trở nên đơn giản và k cần thông qua trung gian… Trong giao dịch BĐS cũng k cần đi đặt cọc rồi qua công chứng, lên sở làm sổ v.v…. tốn thời gian. Chỉ đơn giản là chạm nhẹ vào màn hình đt là có dc quyền sở hữu sổ đỏ dạng NFT hoá, giao dịch minh bạch, không lừa đảo, không tranh chấp…. Hết sức tuyệt vời !

Bài dài rồi. Hẹn mọi người ở chủ đề sau: BĐS BLOCKCHAIN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM LÀ HÌNH THỨC NÀO. CÓ PHẢI ĐA CẤP LỪA ĐẢO KHÔNG? RỦI RO KHI ĐẦU TƯ BĐS BLC TẠI VN

(Theo Trần Vũ - SPE.R)

BẤT ĐỘNG SẢN BLOCKCHAIN tại VN đang áp dụng như thế nào? và rủi ro cần chú ý ở đây là gì?

TIẾP TỤC SERIES BẤT ĐỘNG SẢN BLOCKCHAIN. BƯỚC TIẾN CÔNG NGHỆ HAY TRÒ LỪA THẾ KỶ

Bài 3: BẤT ĐỘNG SẢN BLOCKCHAIN tại VN đang áp dụng như thế nào? và rủi ro cần chú ý ở đây là gì?

Tại Việt Nam chúng ta nghe nhiều BĐS BlockChain, vậy những điều Vũ nói ở bài trước có phải đang được áp dụng tại VN?

- Rất tiếc là không phải. Hiện tại VN việc áp dụng Blockchain mới chỉ giới hạn dưới hình thức Tokenize BĐS nghĩa là người ta chia nhỏ BĐS ra rồi Token hoá nó ( ví dụ như bán một căn nhà 3ty chia ra 1000 phần vậy) Nghĩa là nếu có 1 căn nhà 100m2 được định giá 3ty thì chia nó ra thành 1000 đơn vị, mỗi đơn vị tương ứng 0,1m2 như vậy ta dc 1000 token, mỗi token trị gía 3tr đồng. Những người mua 1000 Token đó (mỗi ng dc quyền sở hữu nhiều token) là đồng sở hữu căn nhà đó, k thuộc sở hữu của riêng ai. Từ trước đến này trở ngại lớn nhất của đầu tư BĐS chính là gía tiền thì công nghệ Tokenize giúp những người ít tiền cũng có thể “sở hữu” một phần BĐS như họ ao ước - Quay lại với câu chuyện về căn nhà, vì nó k thuộc sở hữu riêng nên sẽ dc uỷ quyền cho bên thứ 3 làm đơn vị quản lý (ở VN hiện tại thì thường là CĐT ) Nếu đơn vị thứ 3 dùng căn nhà để cho thuê hay thị trường tăng giá lên thêm 20% thì lúc này giá đối ứng của mỗi Token sẽ là 3,6tr. Lúc này người sở hữu token có thể lựa chọn giữ tiếp tục sinh lời hay bán qua hình thức p2p mà k cần trung gian. Sự khác biệt của Tokenize với hình thức mua chung truyền thống là như Vũ đã nói ở trên do tính chất k thể thay đổi và minh bạch của Blockchain thì sau khi BĐS dc chia nhỏ nó k thể tiếp tục dc chia nhỏ để tiếp tục bán cho nhiều người, tránh tình trạng lừa đảo một cổ phần bán cho nhiều người cùng lúc

2/ Dưới góc nhìn và am hiểu cá nhân, hình thức này có những rủi ro nào. Nhà đầu tư nên lưu ý gì?

Các rủi ro trong hình thức này theo Vũ có những điều cần lưu ý: • Về mặt Pháp luật chúng ta chưa có hành lang pháp lý về công nhận sở hữu BĐS Tokenize. Nếu có sự cố thì người sở hữu Token sẽ không dc pháp luật bảo vệ. Nhìn lại bài học về Condotel hay Officetel vẫn chưa có thì đầu tư BĐS Token vẫ là câu hỏi lớn về mặt pháp lý • Sự phụ thuộc vào đơn vị quản lý: Nếu đơn vị quản lý có thể làm tăng giá trị BĐS (cho thuê, chào bán lại v.v…) thì tốt. Ngược lại nếu họ vô trách nhiệm để hư hại thì giá trị coin sẽ giảm • Nếu sàn giao dịch hay công ty quản lý đó tuyên phố phá sản thì chủ sở hữu đồng coin cũng khó lòng rút vốn, khả năng mất tiền. Hay thậm chí bên thứ 3 đó đem căn nhà đi ban thì người sở hữu Token vẫn mất trắng • Khi bắt đầu xây dựng nhà hay mua mảnh đất, CĐT có thể Tokenize nó để gọi vốn. Nhưng đang xây giữa chừng để đó thì đồng Token trờ nên vô giá trị và mất thanh khoản • Vì úng dụng công nghệ BLC, người tham gia k thể dùng VND để giao dịch mà phải đổi thành một đồng tiền cụ thể có giá trị ổn định đc gọi là Stable coin. Trong trường hợp bên trên nếu mỗi STC=1tr thì bạn phải mua 3 STC để sở hữu 1 một Token. Nếu có Bank tham gia cụ thể để có dc đồng Fiat (nói thế cho dễ hiểu) thì tốt nhưng ở VN hiện tại thì NOOOOOOO (luật đâu có cho)

Liệu đây có phải là chiêu trò của môi giới hay là một hình thức đa cấp? Liệu nó có bị biến tướng hay không?

- Vũ cho rằng Blockchain vẫn là xu hướng tiếp theo trong giao dịch BĐS mà chúng ta vẫn phải áp dụng trong tương lai xa. Còn hình thức Tokenize BĐS hiện tại tại VN chỉ đơn giản là hình thức mua chung chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ - Đồng Stabcoin lên xuống theo thị trường và k có ai kiểm soát nó. Nếu có (một đồng stable con ảo lòi dc đưa vào lùa gà như cái BIG G gì đó chẳng hạn) đối tượng kiểm soát giá của nó thì khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi. Lúc này muốn k đa cấp biến tướng cũng khó - Như Vũ nói từ đầu. BĐS Blockchain tại VN hiện tại là hình thức mua chung dc số hoá và uỷ quyền. Vậy nên người tham gia k có Quyền Sở Hữu BĐS thưc sự mà chỉ có QUYỀN ĐẦU TƯ theo cổ phần. Nếu một cá nhân nào đó muốn sở hữu toàn bộ số CP của mảnh đất để ở chẳng hạn thì phải mua hết toàn bộ số Token, viẹc thu mua sẽ đẩy giá Token lên theo quy luật cung – cầu và giá sở hữu lô đất sẽ cao hơn giá thị trường - Nếu trong hơpj đồng điện tử quy định hình thức bỏ phiếu trong việc mua bán lô đất thì nhóm nắm 51% Token vote bán giá rẻ cho ng quen họ cài vào thì nhóm nắm 49% sẽ thiệt hại - Nếu chi ra vài triệu hoặc vài chục triệu sẽ khiến người mua nảy sinh tâm lý chủ quan. Một BĐS 2 tỷ chia ra 1000 lần bán giá 3 triệu/token cũng dễ hấp thụ vì số tiền nhỏ. Nếu chủ sàn có lừa đảo thì mất tiền ít cũng k cần phải đi kiện mà mang tâm lý thôi kệ cũng là bài học. Về vấn đề này rất tốt cho CĐT nếu họ muốn lừa đảo - Việc áp dụng Tokenize vào lĩnh vực bất động sản sẽ giúp chủ đầu tư dễ gọi vốn hơn, dễ huy động vốn bằng cách chia nhỏ sản phẩm, nhưng đầu tư bất động sản khi mình không phải là chủ sở hữu thì ai cũng muốn được hoàn vốn, mà khả năng hoàn vốn thì vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp...

Bài đến đây daì rồi, hen gặp lại các bạn ở bài 4. Giải pháp nào chi những rủi ro và liệu sàn BĐS muốn đưa loại hình này vào kinh doanh cần chú ý điều gì (đang viết đừng hối nha)

Mình đính kèm video giải thích tóm gọn ở bài trước lẫn bài này cho mọi người dễ hiểu. Thôi tin và bài viết về seri này dc Vũ đăng tải trên page SPE.R của Vũ #BĐSBLOCKCHAIN #SPER

(Theo Trần Vũ - SPE.R)

Hồng An Tinh

Về blockchain, nó là một nền tảng hiện nay với nhiều hệ sinh thái đang phát triển và nó mang tính chất toàn cầu - kết nối rộng khắp, nên nếu hướng đến việc phát triển bất động sản thì nó chỉ là 1 dạng riêng của 1 hệ sinh thái nhỏ lẻ, tự phát triển như trang web, app có tính ứng dụng cho mua bán, trao đổi, giao dịch, kiểu như sàn chứng khoán trong nước ta thôi - ko gọi là blockchain được vì luật pháp liên quan đến việc sở hữu nhà ở của người nước ngoài, giới hạn liên quan là có rõ ràng. Nên rõ ràng việc gọi là token hay coin chỉ là một hình thức đi treo xu hướng, thẳng thắng phải gọi là cổ phần. Em tôi ở Hàn Quốc, Nhật Bản và tôi cũng đã tìm hiểu cách thức mua bđs bên đó, nói áp dụng blockchain là hoàn toàn ko thể vào lúc này và giai đoạn tới, nó là một vấn đề còn xa xôi lắm trừu khi có thay đổi về luật pháp của quốc gia đó về sở hữu bđs.

Nên đầu tiên, về tính sở hửu, sẽ chỉ có người VN được tiếp cận với bds loại hình này cho giao dịch trong phạm vị nước VN, chưa kể những khu đặc khu, khu vực đất có tính chất phòng hộ, quốc phòng mà có những khu vực được giao dịch thì người nước ngoài có được tham gia sở hữu tỉ lệ cổ phần hay không? -> chắc chắn không. Rồi việc chia nhỏ tài sản ra bán với tỉ lệ bao nhiêu, hình thức là xác minh KYC ko trực tiếp có đảm bảo tính pháp lý, an toàn về thông tin chủ sở hữu ko để xử lý khi có các vấn đề về lừa đảo, hack, cướng đoạt tài sản khi giao dịch trực tiếp ... (vì công nghệ số nên sẽ thực hiện trên điện thoại, máy tính bảng, laptop...dễ dàng)? Tại sao? vì hiện nay tất cả các sàn về Crypto, các trang web mua bán....thì chuyện KYC với thông tin có sai lệch là hoàn toàn có và đang diễn ra. Tiếp theo là về sự cố khi sổ giấy hư hỏng, thất lạc, kho máy chủ lưu trữ của phòng tài nguyên cháy nổ, bị hack??? thực tế mọi thứ đều được backup và có các luồng xử lý rất khó để bị những rủi ro trên (bạn tôi làm phòng tài nguyên đã chia sẽ), còn câu chuyện sổ giả... thì đó là do sự tinh vi về công nghệ làm giả làm ra, sai xót của phòng công chứng, vì đưa vào phòng tài nguyên thì xin thưa - tạch ngay sổ giả nhưng nếu nói về vấn đề này thì hiện tại truy cứu và xử lý dễ hơn vì có gặp trực tiếp người đại diện của người lừa đảo hoặc người lừa đảo còn nếu bị lừa qua một người ko rõ danh tính xác minh khi giao dịch qua nền tảng "tạm gọi là blockchain" thì vô vọng truy cứu, xử lý.

Vấn đề quan trọng nhất của việc "mua chung" này là việc sử dụng, khai thác tài sản là cực khó. Vì nếu theo định hướng người nắm nhiều nhất sẽ quyết định yếu tố khai thác hoặc bán, trao đổi... thì nó sẽ mất đi sự "dân chủ" trong giao dịch dân sự. Bộc lộ lợi ích nhóm, ví dụ 100 người mua nhưng có 3 ông giàu hơn hẳn mua được 60% giá trị sản phẩm sau đó quyết cho thuê với giá rẻ hoặc bán lại với giá thấp hơn hoặc một hình thức nào đó mà làm thiệt hại đến số người còn lại về tài chính hoặc thời gian khai thác -> sự thâu tóm, mất cân bằng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng cục bộ đến toàn thị trường sản phẩm bđs dạng "mua chung" này. Chưa kể khả năng nó làm cho dự án không có người ở là có tỉ lệ rất cao -> dự án ko có cư dân, thị trường thứ cấp đảo lộn mạnh vì không có tính chính chủ quyết định các giao dịch, ông muốn bán - ông ko - ông muốn cho thuê...trên cùng 1 bđs -> ??? về khai thác và đi vào sử dụng. Chưa kể trường hợp đánh mất tài khoản, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cấp lại số "tạm gọi là token hay coin" xác minh giá trị tài sản đã mua của bđs? Vì với blockchain thực sự, đánh mất ví hoặc quên mật khẩu tài khoản mà không lấy lại được đồng nghĩa mất vĩnh viễn -> nếu có 1 "tạm gọi là token hay coin" bị đánh mất vĩnh viễn thì 99% giá trị bđs đó sẽ mãi mãi không thể quy lại 1 chủ để đi vào sử dụng, khai thác lâu dài!

Thực sự việc này nếu thông qua ngân hàng nhà nước phát hành dạng trái phiếu hoặc hình thức nào đó về tài sản này thì sẽ có lãi của bank -> triệt tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư. Còn nếu công ty - chủ đầu tư nào đó tự phát hành thì ai là người xác nhận tính hợp pháp của dự án - của từng đồng tiền này? Chúng ta nghĩ bị lừa 3tr nó ít, nó là bài học, nhưng kéo theo đó là một loạt hệ luỵ về bốc phốt, pháp lý, uy tín, xử lý truyền thông, phân loại sản phẩm đang vướng khúc mắt về đủ các vấn đề... trường hợp tự phát hành từ phía CĐT và đơn vị phân phối nào đó móc nối với nhau, tạo ra các hiệu ứng giả trong giao dịch, tăng giá, thao túng sản phẩm sẽ còn khủng khiếp hơn hệ luỵ đội lái đi làm giá ở thị trường bđs Việt Nam.

Còn về các nước áp dụng blockchain trong sản xuất, kinh doanh... hiện nay đó là một cơ sở dữ liệu lưu trữ tương tự, chứ ko phải là blockchain của thị trường Crypto, nhưng tương lai sẽ có nhiều sự tiến bộ để cập nhật những điều này vào các quy trình xử lý trong mọi ngành để giảm tải các khâu. Đây là vài ý đi theo nội dung chia sẽ của video, nói chung với mình còn rất nhiều điều để xử lý cho vấn đề công nghệ hoá ngành bđs này. Yếu tố pháp lý bđs nói ra theo công nghệ thì rất hay nhưng áp dụng thì còn rất nhiều vấn đề để đưa nó vào thực tiễn, vì công nghệ bản chất là được con người làm ra, với bloc

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

[LIKE] Bài viết hay Chia sẻ bài viết:

Từ khóa » Blockchain Lừa đảo