Đầu Tư Theo Hình Thức đối Tác Công Tư (PPP) - Tư Vấn Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một trong những hình thức đầu tư được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014 và được quy định chi tiết trong Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP thì đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Đây là một hình thức đầu tư ở tầm vĩ mô và dài hạn.
Thẩm quyền ký kết hợp đồng:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các cơ quan này có thể ủy quyền ký kết hợp đồng cho các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nguồn vốn thực hiện dự án: Vì đây là hình thức đầu tư đối tác công tư nên có hai loại nguồn vốn:
Vốn chủ sở hữu: là vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể huy động thêm các nguồn vốn khác.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
- Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này;
- Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này.
Lưu ý: Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án không được tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án: bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Vốn đầu tư của Nhà nước được sử dụng để:
- Hỗ trợ xây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận;
- Thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT và các hợp đồng tương tự khác;
- Hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Quy trình thực hiện dự án đầu tư:
Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu tư có thể đề xuất dự án đầu tư.
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án
Các tiêu chí và trình tự thẩm định và phê duyệt dự án được quy định chi tiết tại Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Thời hạn thẩm định và phê duyệt là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 3: Công bố dự án
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày dự án được phê duyệt, dự án sẽ được công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đối với đề xuất dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung công bố.
Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Chủ thể thực hiện: Với dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất thì Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án. Với dự án do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể thẩm định: Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc các đơn vị đầu mối về PPP do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 5: Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư, ký kết hợp đồng dự án
Cách thức lựa chọn nhà đầu tư: đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu.
Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án theo pháp luật doanh nghiệp.
Bước 7: Triển khai thực hiện dự án
Bước 8: Quyết toán và bàn giao dự án
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, nhà đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư được thực hiện bởi một tổ chức kiểm toán độc lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận lựa chọn.
Đối với các hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng dự án các điều kiện, thủ tục chuyển giao.
Từ khóa » Hình Thức đối Tác Công Tư (ppp)
-
Đầu Tư Theo Hình Thức đối Tác Công Tư (PPP)
-
Đầu Tư Theo Hình Thức đối Tác Công Tư (PPP) Là Gì? - Luật Hoàng Sa
-
Hình Thức đầu Tư đối Tác Công Tư PPP Là Gì? - LuatVietnam
-
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PPP LÀ GÌ - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
Hình Thức PPP Là Gì? Hợp đồng Hợp Tác Theo Phương Thức đối Tác ...
-
Luật Đầu Tư Theo Phương Thức đối Tác Công Tư 2020 Số 64/2020/QH14
-
Quy định Về Việc đầu Tư Theo Hình Thức đối Tác Công Tư (PPP)
-
Đối Tác Công Tư Là Gì? Các Lưu ý Pháp Lý đối Với Doanh Nghiệp đầu Tư ...
-
Giải đáp - PPP
-
[PDF] Luật Đầu Tư Theo Phương Thức đối Tác Công Tư
-
Đầu Tư Theo Hình Thức Hợp đồng đối Tác Công Tư (PPP)
-
Chính Sách đầu Tư đối Tác Công – Tư (PPP) Trong Phát Triển Cơ Sở Hạ ...
-
Phòng Hợp Tác Công – Tư (PPP)
-
Kế Hoạch Hoạt động Quan Hệ đối Tác Công–tư (PPP) 2012–2020