ĐAU VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU
Có thể bạn quan tâm
ĐAU VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU
A. Phân loại đau:
Phân loại đau theo cơ chế bệnh sinh:
- Đau do hủy hoại mô và đau do viêm
- Đau nguồn gốc thần kinh
- Đau hổn hợp
Phân loại đau theo thời gian:
- Đau thoáng qua
- Đau cấp tính
- Đau mạn tính
B. Thang điểm số mô tả đau:
SỐ | MÔ TẢ |
0 | Không có đau |
1-2 | Đau hay khó chịu ít và nhẹ Không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày |
3 | Đau nhẹ cho đến trung bình, vừa phải Có thể ảnh hưởng lên sinh hoạt |
4 | Đau trung bình, vừa phải Giới hạn các hoạt động thường xuyên hàng ngày và hoạt động nghề nghiệp hàng ngày. |
5-6 | Đau trung bình, vừa phải Mức độ đau ngày càng tăng |
7 | Đau vừa phải cho đến đau nhiều Toàn bộ các sinh hoạt thường xuyên hàng ngày bị ảnh hưởng |
8-9 | Đau nhiều |
10 | Đau rất nhiều Bệnh nhân bị bất đồng hay kiệt sức vì đau. |
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU THEO 3 BẬC THANG CỦA WHO: Điểm 0 đến 10
+ Đau nhẹ (1 đến 3)
+ Đau vừa phải hay trung bình (4 đến 6)
+ Đau nhiều hay nặng (7 đến 10)
THUỐC GIẢM ĐAU
Nhóm thuốc giảm đau đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh khớp. Nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn CVKS. Có khá nhiều thuốc thuộc nhóm này. Chúng tôi chỉ giới thiệu 1một số loại thuốc giảm đau thông dụng.
1. Nguyên tắc chỉ định các thuốc giảm đau
- Điều trị nguyên nhân (điều trị đặc hiệu) : tác động trên nguyên nhân gây đau.
- Tôn trọng sơ đồ bậc thang của OMS.
- Dùng đường uống là chính để đơn giản hoá cách thức sử dụng.
- Tìm liều hiệu quả nhất, dung nạp cao nhất (tôn trọng chống chỉ định, tương tác thuốc, tăng dần liều, lưu ý sự phụ thuộc thuốc...)
2. Sơ đồ bậc thang chỉ định thuốc giảm đau của OMS
- Bậc 1: Thuốc không có morphin (paracétamol, salicylés, thuốc CVKS liều thấp, noramidopyrine, Idarac ).
- Bậc 2: Morphin yếu (codein, dextropropoxyphene, buprenorphine, tramadol).
- Bậc 3: Morphin mạnh.
3. Các nhóm thuốc giảm đau chính
3.1. Thuốc giảm đau bậc 1: thuốc không có morphin
3.1.1. Paracétamol (DafalganÒ)
- Thành phần hoá học : Là dạng hoạt động của Phenacetine.
- Cơ chế: Tác dụng giảm đau do ức chế dẫn truyền cảm giác đau tới thần kinh trung ương, do đó paracétamol được xếp vào nhóm thuốc giảm đau ngoại vi. Paracétamol có tác dụng hạ nhiệt do ức chế các prostaglandine tại vùng dưới đồi. Thuốc không có tác dụng chống viêm. Hiệu quả của thuốc mạnh ngang aspirin, song không gây tổn thương DD-TTnên được ưa chuộng.
- Chỉ định: Là thuốc được chỉ định đầu tiên trong điều trị đau triệu chứng. Chỉ định cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tác dụng phụ: Paracétamol nói chung nạp tốt, hiếm gặp TDphụ, trừ trường hợp mẫn cảm với thuốc. Nói chung độc với gan. Trường hợp quá liều (10g/ngày) có nguy cơ hoại tử gan cấp).
- Chống chỉ định: Suy tế bào gan, mẫn cảm với paracetamol.
- Liều: 1-6 g/24 h, trung bình: 2-3 g/24 h
3.1.2. Floctafenine ( Idaracâ)
- Thuộc nhóm thuốc giảm đau ngoại vi, là thuốc giảm đau đơn thuần, không có tác dụng chống viêm. Tác dụng mạnh hơn aspirin, song không gây tổn thương dạ dày tá tràng và gan.
- Tác dụng phụ: Hiếm gặp tác dụng phu, trừ trường hợp mẫn cảm với thuốc; có thể gây suy thận cấp, giảm tiểu cầu...
- Chống chỉ định: Dị ứng với floctafenine, glafenine. Suy tim nặng, bệnh mạch vành, phối hợp với thuốc ức chế b.
-Liều: 2-6 viên/ngày. (viên nén 200 mg/viên)
3.2. Thuốc giảm đau bậc 2: Morphin yếu
3.2.1. Codéine
- Thành phần hoá học: Là thành phần ester methylic của morphin, có hiệu quả giảm đau bằng 1/10 morphin.
- Chống chỉ định: Suy tế bào gan, mẫn cảm thuốc, suy hô hấp, cho con bú và các tháng cuối thai kỳ.
- Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, táo bón, đau đầu, ngủ gà, dị ứng...
- Biệt dược :
+ DicodinÒ : chế phẩm giải phóng kéo dài (dihydrocodéine), viên 60 mg, 2 viên/ngày).
+ Efferalgan Codeinâ (Paracétamol + codéine) : 4-6 viên/ ngày.
3.2.2. Dextropropoxyphene
-Thành phần hoá học: Là dẫn xuât tổng hợp của morphin, có hiệu quả giảm đau bằng 1/10 -1/15 morphin.
- Chống chỉ định: Suy tế bào gan, mẫn cảm thuốc, suy hô hấp, cho con bú và các tháng đầu và cuối thai kỳ.
- Biệt dược :
+ AntalvicÒ: viên 65 mg, 3-5 viên/ngày.
+ Di- antalvicâ (Paracétamol + Dextropropoxyphene) 4-6 viên/ ngày
3.3. Thuốc giảm đau bậc 3: Morphin mạnh
- Chlorhydrate morphin
- Chế phẩm: Dung dịch uống, ống tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch 10, 20, 50, 100, 500 mg (theo chỉ định của khoa dược bệnh viện).
- Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, táo bón, đau đầu, ngủ gà, dị ứng, phụ thuốc thuốc... Suy hô hấp khi dùng liều quá cao
- Liều: Cứ 4h/lần. Liều tuỳ theo mức độ đau của bệnh nhân. Thường bắt đầu với 10mg/lần (5mg với người già). Giảm liều trong trường hợp suy thận, suy gan tiến triển, người già.
Không có liều tối đa, mà tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân. Liều tối đa cho phép ở Pháp là 30mg/lần và 180mg/ngày.
- Sulfate morphin (MoscontinÒ, SkenanÒ)
- Chế phẩm: Viên nén, nang dạng hạt có tác dụng giải phóng kéo dài (12h), Hàm lượng 10, 30, 50, 100, 200 mg/viên.
- Liều: Thường bắt đầu bằng liều 10 -30mg /lần X 2 lần/ngày
4. Điều trị kết hợp các thuốc giảm đau
- Thuốc CVKS
+ Chỉ định: Dùng đơn độc hoặc kết hợp với morphin trong các trường hợp đau xương, viêm khớp, tràn dịch các màng, ung thư xương.
- Corticoids
+ Chỉ định: Đau do chèn ép hoặc phản ứng viêm (phù nề quanh tổ chức u, di căn ung thư xương, gan... tăng áp lực nội sọ.
+ Cách dùng: Corticoids tiêm: SolumedrolÒ liều 2-3 mg/kg/ngày.
+ Tia xạ: Mục đích giảm đau, tại vị trí xương tổn thương, chèn ép thần kinh, các di căn não.
+ Thuốc chống co thắt: Trường hợp có rối loạn tiêu hoá.
+ Các thuốc hướng thần: Chống trầm cảm 3 vòng (LaroxylÒ, AnafranilÒ)
+ Chỉ định: Đau do chèn ép thần kinh.
- Liều: Luôn thấp hơn liều dùng để chống trầm cảm: 10- 25 -150 mg (tối).
Eperisone hydrochlorideSĐK: VN-2547-06 Dạng thuốc: Viên bao đường-50mg Đóng gói: Chai 100 viên Nhóm Dược lý: Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ Thành phần: Eperisone hydrochloride Chỉ định: - Liệt cứng do: Bệnh MM não, liệt cứng do tủy, thoái hoá đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật. - Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ trong hội chứng đốt sống cổ. - viêm quanh khớp vai & thắt lưng. Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần của thuốc. Tác dụng phụ: Đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, buồn ngủ, phát ban ở da, tiêu chảy, táo bón, không tiêu, đau đầu.
Chú ý đề phòng: - Giảm liều hoặc ngưng thuốc khi bị yếu sức, chóng mặt, buồn ngủ hoặc các triệu chứng khác. - Không nên lái xe hay sử dụng máy móc khi dùng thuốc. Liều lượng: - Người lớn: 3 viên/ngày, chia 3 lần, sau mỗi bữa ăn. - Chỉnh liều theo tuổi & mức độ bệnh.
Từ khóa » Giảm đau Bậc 2
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU - Health Việt Nam
-
Sử Dụng Thuốc Giảm đau Trong Lâm Sàng
-
Các Nhóm Thuốc Giảm đau Thường Dùng
-
Sử Dụng Hợp Lý Các Thuốc Giảm đau Thường Dùng
-
Đánh Giá điều Trị đau - SlideShare
-
Phác đồ điều Trị Cơn đau Bộ Y Tế
-
Nguy Cơ Từ Thuốc Giảm đau
-
Thuốc Giảm đau Hoạt động Như Thế Nào? | Vinmec
-
Phác đồ Điều Trị Giảm đau Theo Bậc Thang - Thuốc Chữa Bệnh
-
SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ
-
Giảm đau Sau Phẫu Thuật - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Trị
-
Sử Dụng Hợp Lý Các Thuốc Giảm đau - Phần 1 - VNRAS
-
[PDF] VAI TRÕ GIẢM ĐAU TRONG SẢN KHOA - Bệnh Viện Từ Dũ