Đau Và Nổi Cục ở Vú - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- Mới nhất
- Thời sự
- Góc nhìn
- Thế giới
- Video
- Podcasts
- Kinh doanh
- Bất động sản
- Khoa học
- Giải trí
- Thể thao
- Pháp luật
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Đời sống
- Du lịch
- Số hóa
- Xe
- Ý kiến
- Tâm sự
- Tất cả
- Trở lại Sức khỏe
- Sức khỏe
- Các bệnh
- Tư vấn
"Tôi mới ngoài 30 tuổi, gần đây vùng vú có chỗ rất rắn, ấn vào thấy đau. Đây có phải là ung thư vú không?".
Trả lời:
Bệnh lý ở phụ nữ nghiêm trọng hay không liên quan đền nhiều yếu tố: Tuổi, kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, tính chất đau và khối u. Nhiều trường hợp phụ nữ có thể phát hiện sớm khối u ác tính ở vú nhờ biết cách tự khám vú và có thói quen đi khám toàn diện hàng năm hay 6 tháng 1 lần.Nếu người phụ nữ sờ thấy hay cảm giác thấy có một hay nhiều khối u trong vú thì nên đi khám ngay; vì khối u có thể là một nang vô hại nhưng cũng có thể do ung thư vú, nhất là khi núm vú có chảy sữa, chảy dịch hay chảy máu.Nếu cả hai vú đều đau hay đau khi đụng vào thì có thể là đang mang thai hay đau vú trước kỳ kinh (trong hội chứng tiền kinh nguyệt). Không cần điều trị gì. Nếu kinh nguyệt vẫn đều và còn trẻ thì đau có thể do bị dầy mô tuyến trong vú, lành tính không đáng lo ngại. Nếu kinh nguyệt không đều và trên 45 tuổi thì đau có thể do sự thay đổi về hoóc môn.Nếu đau khi mới sinh con được vài ngày, thường do căng sữa, cả hai vú đều sưng cứng và đau khi chạm vào. Nên tìm cách cho sữa ra bằng máy hút sữa hay cho con hoặc người thân bú để không bị tắc tia sữa. Nếu có một u cứng ấn đau ở một bên vú, kèm sốt trên 38 độ, mặt da trên vú đỏ... Thì có thể do tắc ống dẫn sữa và nhiễm khuẩn. Lúc này tổn thương đã phát thành túi mủ (áp xe) và cần dùng kháng sinh để hạn chế viêm tấy và trích dẫn lưu mủ.Nếu chỉ đau ở hai đầu vú thì có thể bị nứt đầu vú. Cần được bác sĩ khám để cho thuốc bôi, tránh bị nhiễm khuẩn. Đau đầu vú cũng có thể do con bắt đầu bú, thường thấy trong tuần lễ đầu.Cần nhớ là có 80% cục cứng ở vú là lành tính; nhưng ung thư vú được phát hiện muộn có thể gây tử vong rất cao. Do đó phụ nữ ngay từ khi còn trẻ và đã có sinh hoạt tình dục cần được hướng dẫn về cách tự khám vú để tự phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm: Cục cứng ở vú (thường không đau), núm vú chảy nước hay chảy máu, da vú có chỗ nhăn làm vú biến dạng, sụt cân không có nguyên nhân. Nên chụp X-quang vú để phát hiện thật sớm ung thư trước khi sờ thấy có cục u cứng, mỗi năm 1 lần. Điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm giảm được tử vong cho người bệnh.
BS. Đào Xuân Dũng, Sức Khỏe & Đời Sống
Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe ×Từ khóa » Nổi Cục Cứng đau ở Vú
-
Phát Hiện Cục Cứng ở Vú | TCI Hospital
-
Ngực Có Cục Cứng Và đau: 6 Nguyên Nhân Phổ Biến Nhất - Hello Bacsi
-
Ngực đau Nổi Cục Cứng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Nhận Biết Các Bệnh Lành Tính Phổ Biến ở Tuyến Vú | Vinmec
-
Nổi Cục ở Nhũ Hoa Có Nguyên Nhân Do đâu Và Nguy Hiểm Không?
-
Sờ Thấy Khối U ở Vú: Tôi Có Nên Lo Lắng? | Jio Health
-
Sờ Thấy Khối ở Vú Và 7 Nguyên Nhân Thường Gặp - YouMed
-
Tự Kiểm Tra Vú Có Thể Giúp Phát Hiện Sớm Ung Thư Vú
-
Sờ Thấy Cục Cứng ở Ngực, Chị Em Phát Hoảng Suy Sụp Vì Sợ Ung Thư
-
Phát Hiện Cục Cứng ở Vú Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - GHV Ksol
-
Các Dấu Hiệu Tái Phát Di Căn Bệnh Ung Thư Vú
-
NHỮNG DẤU HIỆU GIÚP NHẬN BIẾT UNG THƯ VÚ Ở NAM GIỚI.
-
Ngực Xuất Hiện Cục Cứng Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và ...
-
Chớ Giật Mình Với Những U Cục ở Núi đôi