Đau Vai Gáy Chóng Mặt Buồn Nôn Do Đâu? Có Nguy Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra cùng nhau trong một số trường hợp. Tình trạng này có thể liên quan đến chấn thương cổ, tổn thương tủy sống hoặc do vỡ các liên kết giữa đầu – cổ. Trong một số trường hợp tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây đau vai gáy chóng mặt buồn nôn
Tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý tiềm ẩn bao gồm:
1. Nguyên nhân cơ xương khớp
Đôi khi đau vai gáy chóng mặt kèm buồn nôn có thể liên quan đến các chấn thương ở cổ hoặc các tổn thương cổ mãn tính không được điều trị phù hợp. Các chấn thương này có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ, khớp và ngăn chặn tín hiệu từ não đến tai trong. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt và buồn nôn.
Các nguyên nhân và bệnh lý xương khớp có thể gây đau vai gáy kèm chóng mặt và buồn nôn có thể bao gồm:
- Chấn thương cổ do xoay đột ngột: Chấn thương này thường liên quan đến việc xoay cổ quá nhanh trong tai nạn giao thông và các va chạm khác. Đau cổ là dấu hiệu phổ biến nhất nhưng một số người có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu và buồn nôn. Trong một số trường hợp, chấn thương này có thể ảnh hưởng đến khớp, cơ cổ, dây chằng và tăng nguy cơ dẫn đến buồn nôn.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ có thể bao gồm viêm xương khớp đốt sống cổ và thoái đĩa đệm cột sống cổ do hao mòn tự nhiên theo thời gian. Đây là tình trạng các đĩa đệm và khớp xương bị vỡ gây chèn ép rễ thần kinh và các mạch máu. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và đau đầu kèm theo triệu chứng đau vai gáy.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài gây chèn ép dây thần kinh và động mạch. Các triệu chứng thường bao gồm đau dây thần kinh, chóng mặt hoặc buồn nôn (không phổ biến).
- Hội chứng đau cân cơ: Đây là một tình trạng tương đối hiếm gặp có thể gây đau đớn ở cổ và các mô liên kết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định nhưng theo các ước tính có khoảng 35% các trường hợp người bệnh bị đau vai gáy kèm buồn nôn.
2. Xơ vữa động mạch
Các chấn thương bên trong động mạch ở cổ có thể gây đau vai gáy và chóng mặt, buồn nôn. Tình trạng này có thể liên quan đến bệnh lý xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi các động mạch trở nên hẹp và cứng do các mảng bám xung quanh các thành động mạch. Các mảng bám này thường bao gồm cholesterol, canxi, chất béo và một số chất khác.
Nếu không được xử lý, điều trị phù hợp, các mảng bám có thể tích tụ theo thời gian và trở nên khô cứng. Các mảng bám có thể làm dày thành động mạch và gián đoạn lưu lượng máu khắp cơ thể.
Đôi khi, các mảng bám có thể vỡ ra kết hợp với các tế bào máu tập trung tại khu vực bị ảnh hưởng và hình thành một cục máu đông. Cục máu này có thể ngăn chặn động mạch, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và đe dọa đến tính mạng.
3. Các nguyên nhân khác
Trong một số trường hợp, đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể không liên quan đến các bệnh lý từ cổ cũng như hệ thống mạch máu. Các nguyên nhân phổ biến khác có thể bao gồm:
- Căng thẳng và lo lắng: Đôi khi căng thẳng quá mức có thể dẫn đến đau, khó chịu ở cổ kèm tình trạng chóng mặt và buồn nôn.
- Bệnh lý chóng mặt lành tính: Đây là bệnh lý dẫn đến chóng mặt hoặc cảm giác mất thăng bằng phổ biến, không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện nhanh chóng. Tình trạng này xảy ra khi các tinh thể canxi cacbonat phá vỡ các chất lỏng bên trong tai, gây ảnh hưởng đến tín hiệu đến não và dẫn đến tình trạng đau cổ, chóng mặt, buồn nôn.
- Bệnh Meniere: Đây là một rối loạn tai trong không rõ nguyên nhân và có thể dẫn đến các cơn chóng mặt, buồn nôn tự phát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy ù tai, có áp lực ở tai trong và đau cổ, vai gáy.
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không?
Tình trạng đau vai gáy kèm chóng mặt và buồn nôn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn, cần điều trị y tế kịp lúc. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây suy nhược cơ thể. Một số người bệnh có thể bị đau mãn tính, tái phát và làm tăng nguy cơ mất chức năng cổ, vai gáy.
Đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý và tình trạng sức khỏe cần chăm sóc y tế ngay lập tức như:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng vi khuẩn, virus và nấm có thể dẫn đến cứng cổ, đau vai gáy, chóng mặt và buồn nôn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến não bộ, các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
- Khối u: Một khối u ở não, đặc biệt là khi khối u xuất hiện ở tiểu não có thể gây ra tình trạng đau vai gáy, chóng mặt, buồn nôn. Bên cạnh đó, các khối u ở cột sống cổ, cột sống ngực cũng có thể dẫn đến đau cổ, cứng cổ, đau vai gáy, chóng mặt và buồn nôn.
- Loạn trương lực cơ cổ: Đây là một rối loạn thần kinh có thể dẫn đến tình trạng co thắt cơ cổ không kiểm soát hoặc gây thay đổi vị trí bình thường ở đầu và cổ. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm cứng cổ, đau vai gáy, chóng mặt, đau đầu và buồn nôn.
Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau đớn và tê liệt một hoặc cả hai cánh tay
- Cứng cổ, sốt cao kèm buồn nôn hoặc đau đầu
- Đau vai gáy kèm đau đầu, ho, hắt hơi, căng thẳng khi đi đại tiện
- Khó thở hoặc khi hai cánh mũi bị ép chặt
- Có dấu hiệu động kinh, nói chậm, không thể diễn đạt suy nghĩ, mất thăng bằng, mất thị lực
Các triệu chứng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn như phình động mạch, viêm màng não, bệnh tim hoặc các khối u ác tính. Ngoài ra, đôi khi đau vai gáy kèm tình trạng chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến chấn thương sọ não. Tình trạng này được xem là trường hợp khẩn cấp và cần điều trị cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn.
Các biện pháp chẩn đoán
Chẩn đoán tình trạng đau vai gáy kèm chóng mặt và buồn nôn thường gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân, triệu chứng không rõ ràng. Bác sĩ có thể thực hiện nhiều chẩn đoán, xét nghiệm để loại bỏ các nguyên nhân có các triệu chứng tương tự.
Sau đó, phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm liên quan.
Các xét nghiệm bổ sung thường bao gồm:
- Chụp MRI cổ
- Chụp động mạch cộng hưởng từ
- Siêu âm đốt sống cổ
- Chụp động mạch đốt sống
- Chụp X – quang mở rộng cột sống cổ
- Xét nghiệm đo lường tủy sống và phản ứng của hệ thống thần kinh (trong trường hợp cần thiết)
Xử lý tình trạng đau vai gáy kèm chóng mặt và buồn nôn
Các biện pháp xử lý, điều trị tình trạng đau cổ vai gáy kèm buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:
1. Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể đề nghị cung cấp thuốc theo toa hoặc thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng khó chịu và đau. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid NSAID như aspirin hoặc ibuprofen.
- Thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc tramadol
- Thuốc chống chóng mặt cấp như Antivert hoặc scopolamine
- Thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine và tizanidine
2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy và chóng mặt tương đối tốt. Các bài tập, động tác kéo giãn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, tăng phạm vi chuyển động và hỗ trợ sự thăng bằng ở người bệnh.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng các chương trình điều trị chuyên biệt. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân dẫn đến các cơn đau, kích thích, tổn thương và các bệnh lý liên quan trước khi chỉ định các bệnh lý liên quan.
3. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Trong một số trường hợp người bệnh có thể cải thiện cơn đau và các triệu chứng liên quan bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Một số phương pháp và bài tập thường bao gồm:
- Thực hành kỹ thuật hít thở sâu
- Tham gia một lớp yoga
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
4. Dùng thuốc Đông Y trị đau vai gáy
Sử dụng thuốc Đông Y trong điều trị đau vai gáy là xu hướng được khá nhiều người tìm đến hiện nay. Các bài thuốc Đông Y đều có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ. Đồng thời, chúng đi sâu vào điều trị căn nguyên, gốc rễ gây bệnh, giúp người bệnh khỏi hoàn toàn, hạn chế nguy cơ tái phát.
Một số bài thuốc bệnh nhân đau vai gáy có thể tham khảo như sau:
Bài thuốc 1:
- Thành phần: Đương quy 16g, chích thảo 6g, sinh khương 8g, xích thược 12g, táo nhân 10g, hoàng kỳ 12g, thạch xương bồ 8g, phòng phong 16g, khương hoạt 16g, cát cánh 12g, viễn chí 8g, đại táo 7 quả.
- Cách sử dụng: Bỏ lõi viễn chí, cắt đôi đại táo. Cho toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm, sắc cùng 1,5 lít nước. Sau 30 – 45 phút, ngừng sắc, lọc bỏ bã và chia lượng thuốc thu được thành 5 lần, uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng. Sử dụng bài thuốc trên đều đặn hàng ngày. Sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng đau nhức, tê bì vai gáy sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: Ma hoàng 16g, phòng phong 20g, cam thảo 8g, quế chi 8g, hạnh nhân 16g, bạch chỉ 24g.
- Cách sử dụng: Bỏ mắt ma hoàng, cạo sạch vỏ quế chi. Cho toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm, sắc cùng 1,2 lít nước trong vòng 45 phút. Khi lượng nước thuốc cô cạn còn khoảng 400ml thì ngừng sắc, lọc bỏ bã, chia thuốc thành 5 phần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc trên trong 1 tháng liên tiếp để nhận được hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng
Không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây đau vai gáy và buồn nôn, đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến tai nạn giao thông hoặc va chạm thể thao. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh ở cơ cổ và cân bằng các đốt sống cổ.
- Giảm cân có thể giảm áp lực lên các đĩa đệm cổ và khu vực lân cận. Điều này có thể ngăn ngừa và giảm các nguy cơ chấn thương liên quan.
- Nếu cần ngồi lâu, người bệnh nên giữ đầu, vai và cột sống thẳng hàng. Điều này có thể hạn chế áp lực lên cổ và tránh gây hao mòn các cấu trúc cổ.
- Thường xuyên kéo giãn cổ, xoa bóp, massage để tăng cường lưu thông máu, chống viêm và hỗ trợ giảm áp lực lên khu vực cổ.
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, bất cứ ai gặp tình trạng này nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5/5 - (5 bình chọn)[Đừng Bỏ Qua] Địa Chỉ Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc Tốt Nhất, Uy Tín Hàng Đầu
[Lựa Chọn Số 1] Bác Sĩ Chữa Xương Khớp Giỏi, Giúp Hàng Ngàn Người Khỏi Đau Nhức
Từ khóa » đau Cổ Gáy Chóng Mặt
-
ĐAU MỎI VAI GÁY - Nguyên Nhân- Triệu Chứng -CÁC CÁCH ĐIỀU ...
-
Đau Vai Gáy Chóng Mặt Buồn Nôn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Giải ...
-
Đau Vai Gáy Chóng Mặt Buồn Nôn Có Thật Sự Nguy Hiểm?
-
Đau Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | ACC
-
Đau Nửa đầu Sau Gáy Và Chóng Mặt Cảnh Giác Bệnh Sau | TCI Hospital
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Một Số Dạng đau đầu Thường Gặp - Medlatec
-
Đau đầu Sau Gáy Cảnh Báo Bệnh Gì? - Vinmec
-
Cổ Cứng đờ Vì đau Mỏi Vai Gáy: Cảnh Giác Các Biến Chứng - Vinmec
-
Đau đầu Sau Gáy Chóng Mặt Buồn Nôn Dùng Thuốc Gì Tốt Nhất?
-
Đau Vai Gáy Dấn đến đau đầu, Chóng Mặt, Buồn Nôn Là Bệnh Gì?
-
Đau đầu, Chóng Mặt Do Thoái Hóa Cột Sống Cổ - Bệnh Viện Quốc Tế City
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ Gây đau đầu, Chóng Mặt, ù Tai Do đâu
-
Đau đầu Kèm Chóng Mặt ù Tai - Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh