Đau Vú Dấu Hiệu Bệnh Gì Và Hướng Dẫn Cách Tự Kiểm Tra Vú | Medlatec

1. Đau vú dấu hiệu bệnh gì?

Đau vú khi rụng trứng hoặc chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, đau vú sinh lý sẽ không kéo dài và nghiêm trọng, nếu không rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Đau vú thường là triệu chứng xuất hiện trước thời kỳ rụng trứng hoặc hành kinh

Đau vú thường là triệu chứng xuất hiện trước thời kỳ rụng trứng hoặc hành kinh

Vậy cụ thể đau vú dấu hiệu bệnh gì? Dưới đây là các bệnh thường gặp có biểu hiện vú bị đau:

1.1. Ung thư vú

Đau vú, đặc biệt trong vú có xuất hiện khối u bất thường gây biến dạng một bên vú thì cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Nguyên nhân có thể do các loại u vú gây ra, trong đó có thể là u vú lành tính như u xơ vú, u nang vú, u bọc sữa, u mỡ, u diệp thể,… hoặc ung thư vú.

Khối u phát triển trong mô vú là do sự hình thành và phát triển của một nhóm tế bào bất thường không tuân theo chu kỳ chết của cơ thể. Nếu do ung thư, cần điều trị để loại bỏ khối u càng sớm càng tốt, tránh ung thư lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể.

1.2. Viêm vú

Nếu tình trạng đau vú đi kèm với các triệu chứng như nóng vú, sưng, đỏ, tích dịch trong vú thì khả năng cao do bị viêm vú. Viêm vú thường gặp ở các mẹ đang cho con bú, nhất là thời gian từ 6 - 12 tuần đầu tiên sau khi sinh. Một số trường hợp hiếm gặp viêm vú không liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, thậm chí xảy ra ở cả nam giới.

Cẩn thận sưng đau vú do viêm nhiễm

Cẩn thận sưng đau vú do viêm nhiễm

Đau vú do viêm vú cần được điều trị bằng kháng sinh để tránh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và lan rộng. Nhiều trường hợp viêm vú có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên cần theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý nếu có biến chứng bất thường.

1.3. Bệnh về da

Đau vú dấu hiệu bệnh gì cần thăm khám cụ thể bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận. Nếu đau nhức, khô rát hoặc thậm chí bị lột vùng da ở núm vú thì rất có thể liên quan đến các bệnh da liễu như chàm da, da bị kích thích. Nếu do nguyên nhân này, bạn không nên quá lo lắng mà cần vệ sinh, chăm sóc dưỡng ẩm hoặc bôi thuốc chống dị ứng nếu cần thiết. Tuy nhiên cần tránh chà xát quá mạnh có thể gây tổn thương vùng da ở vú dẫn đến nhiễm trùng.

1.4. Đau vú sau phẫu thuật điều trị hoặc chỉnh hình

Sau khi làm các phẫu thuật liên quan đến ngực, nhiều người gặp phải tình trạng đau vú với mức độ khác nhau. Cơn đau có thể chỉ ảnh hưởng đến núm vú, bề mặt của vú hoặc đau sâu trong vú, ở một hoặc hai bên tùy theo tổn thương do phẫu thuật để lại.

Hầu hết trường hợp đau vú do can thiệp phẫu thuật sẽ tự thuyên giảm theo thời gian, có thể dùng thuốc để giảm đau. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường như sưng viêm, thay đổi kích thước và hình dáng vú,… thì cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Đau vú kéo dài không liên quan đến a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-dua-vao-chu-ky-kinh-nguyet-de-tinh-ngay-tranh-thai-nhanh-ma-de-s195-n18420'  title ='chu kỳ kinh nguyệt'chu kỳ kinh nguyệt/a cần kiểm tra sớm

Đau vú kéo dài không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cần kiểm tra sớm

Nếu đau vú do những nguyên nhân bệnh lý trên, không nên chủ quan bởi bệnh có thể tiến triển gây tổn thương vú, đe dọa đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.

2. Khi nào đau vú là dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám?

Phân biệt đau vú sinh lý do thay đổi hormone và chu kỳ kinh nguyệt với đau vú bệnh lý là rất quan trọng để có biện pháp xử lý, điều trị khi cần thiết. Do đó, hãy tự kiểm tra hiện tượng đau vú của bạn có bất thường và đi kèm với triệu chứng bệnh lý hay không.

2.1. Tình trạng đau vú có thể là dấu hiệu bệnh lý

Là khi đau vú không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt hay thời điểm rụng trứng, có đặc điểm bất thường như:

  • Xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh.

  • Đau một bên vú ở một vị trí hoặc vùng nhất định.

  • Tình trạng đau thường xuyên, không tăng hay giảm trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Vú đau và sưng đỏ, gây sốt, khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu.

2.2. Đau vú đi kèm với tiết dịch núm vú bất thường

Với phụ nữ độ tuổi sinh sản, dù không trong giai đoạn mang thai hay cho con bú, đầu ti vẫn tiết một lượng dịch nhỏ. Tuy nhiên nếu núm vú tiết nhiều dịch mủ, có máu là biểu hiện bất thường, nhất là khi bóp nhẹ vú dịch chảy nhiều hơn.

Tiết dịch vú bất thường thường do nhiễm trùng vú

Tiết dịch vú bất thường thường do nhiễm trùng vú

Đa phần tình trạng tiết dịch nhiều bất thường ở vú có liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm mô vú hoặc núm vú, dịch tiết sẽ có màu xanh hoặc vàng. Nếu núm vú tiết dịch kèm theo máu, cẩn thận đây là dấu hiệu của ung thư.

2.3. Kiểm tra thấy khối u vú

Khối u vú hầu hết là lành tính, tuy nhiên vẫn cần đi khám phòng trường hợp u ác tính hoặc có khả năng biến đổi thành ác tính. Đặc điểm của u vú có thể thể hiện một phần tính chất của nó như:

  • U xơ vú hoặc nang tuyến vú lành tính sẽ thấy khối u mềm, di động, không dính sát với thành ngực.

  • U ác tính thường là u không di động, dính với thành ngực, mật độ cứng chắc sờ thấy rõ ràng bằng tay.

Như vậy, nếu đau vú không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, có đặc điểm bất thường đi kèm các triệu chứng như trên thì người bệnh nên đi khám sớm. Nếu do nguyên nhân bệnh lý, điều trị sớm cũng đem lại hiệu quả tốt hơn, phòng ngừa di chứng.

3. Cách tự kiểm tra vú phát hiện sớm ung thư vú

Các chuyên gia khuyên rằng, chị em phụ nữ nên nắm rõ các bước và tự khám vú tại nhà định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nguy cơ bệnh lý, đặc biệt là ung thư vú giai đoạn khởi phát. Các bước khám vú thực hiện như sau:

3.1. Bước 1: Khám hình dáng vú

Bạn tự soi gương, hai vai suôn thẳng, hai tay chống bên hông và quan sát các đặc điểm sau: hình dạng, màu sắc, kích thước đồng đều hai bên, không bị sưng, đỏ, lột da bất thường,…

Tự khám vú thường xuyên là điều các chị em phụ nữ nên thực hiện

Tự khám vú thường xuyên là điều các chị em phụ nữ nên thực hiện

3.2. Bước 2: Khám kiểm tra u vú

Bạn chuyển động hai cánh tay lên cao, trong quá trình này vú cũng sẽ chuyển động theo và để lộ ra khối u nếu có.

3.3. Bước 3: Khám kiểm tra dịch tiết vú

Kiểm tra đầu ti có tiết dịch bất thường hay không, nhất là khi chất lỏng không đặc, màu vàng, xanh hoặc trắng đục, đôi khi có cả máu đều là dấu hiệu báo động.

3.4. Bước 4: Dùng tay sờ nắn ngực

Bạn dùng tay tự kiểm tra hai bên vú ở tư thế nằm ngửa, di động các ngón tay theo chuyển động vòng tròn xung quanh vú. Nếu phát hiện có những mô có độ cứng hoặc u di động bất thường, có thể đang có sự phát triển của khối u.

Như vậy, kết hợp với thăm khám và kiểm tra dấu hiệu kèm theo, bác sĩ có thể chẩn đoán đau vú dấu hiệu bệnh gì, từ đó xem xét điều trị sớm đem lại hiệu quả cao. Nếu cần tư vấn thêm về triệu chứng vú bất thường, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Bóp U