Đau Vùng Thượng Vị Về đêm Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? - Gastimunhp
Có thể bạn quan tâm
Ban đêm đang ngủ ngon thì bạn phải thức dậy với những cơn đau vùng thượng vị. Nhiều trường hợp đau thượng vị về đêm là do vấn đề tiêu hóa và có thể cải thiện với thay đổi lối sống hoặc một số loại thuốc không kê toa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Nội dung chính
- 1 Đau vùng thượng vị là đau ở đâu?
- 2 Đau vùng thượng vị về đêm là triệu chứng của bệnh gì?
- 2.1 Khó tiêu
- 2.2 Trào ngược axit dạ dày – thực quản
- 2.3 Rối loạn túi mật
- 2.4 Viêm hoặc loét dạ dày
- 2.5 Ăn quá nhiều
- 2.6 Không dung nạp lactose
- 2.7 Rượu
- 2.8 Hội chứng ruột kích thích
- 2.9 Nhiễm giun sán
- 2.10 Đau vùng thượng vị trong thai kì
- 3 Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- 4 Điều trị đau vùng thượng vị về đêm
Đau vùng thượng vị là đau ở đâu?
Trong giải phẫu, vùng thượng vị là vùng trung tâm phía trên của bụng; nó nằm ở giữa 2 bên xương sườn và dưới mũi xương ức. Khu vực này tập trung nhiều bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa như: dạ dày, tuyến tụy, tuyến mật, ruột thừa, vv. Vì thế nếu bị đau vùng thượng vị thì nó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau.
Đau thượng vị là khi bạn cảm thấy cơn đau ở phía trên rốn, có thể lan ra sau lưng. Những cơn đau thượng vị mãn tính thường có đặc điểm là đau âm ỉ kéo dài, thi thương mới xuất hiện.
Đau vùng thượng vị về đêm là triệu chứng của bệnh gì?
Khó tiêu
Khó tiêu thường xảy ra sau kh ăn. Khi thức ăn vào đến dạ dày, axit dạ dày sẽ được tiết ra để tiêu hóa thức ăn nhưng đôi khi axit này lại gây kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài cảm thấy đau vùng thượng vị lúc về đêm, khó tiêu còn đi kèm các triệu chứng:
- Ợ hơi
- Đầy bụng
- Buồn nôn
Trào ngược axit dạ dày – thực quản
Trào ngược axit là hiện tượng axit dạ dày cùng với thức ăn lẫn pepsin trào ngược lên thực quản, gây đau ở ngực và cổ họng. Hiện tượng này còn đi kèm với đau vùng thượng vị và các triệu chứng:
- khó tiêu
- Đau hoặc rát ngực
- Cảm giác như có một cục u ở cổ họng hoặc ngực
- Chua miệng
- Đau họng dai dẳng
- Ho dai dẳng
Rối loạn túi mật
Các vấn đề về túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị về đêm kèm theo nhiều triệu chứng cụ thể khác tùy từng vấn đề, có thể bao gồm:
- Đau dữ dội gần phía trên bên phải của dạ dày sau khi ăn
- Phân màu đất sét
- Vàng da
- Ăn không ngon
- Đầy hơi
Viêm hoặc loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có triệu chứng điển hình là đau bụng. Vào ban đêm khi hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, đau vùng thượng vị. Các triệu chứng thường gặp khác của bệnh loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm:
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Đau bụng sau khi ăn no
- Mệt mỏi
- vv
Ăn quá nhiều
Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày sẽ mở rộng kích thước hơn bình thường và tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh nó và gây đau, trong đó có vùng thượng vị. Ăn quá nhiều cũng có thể gây ra trào ngược axit dạ dày, tình trạng này có thể làm cho cơn đau vùng thượng vị trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn bị các rối loạn liên quan đến ăn uống, nôn mửa liên tục sau khi ăn cũng có thể gây đau vùng thượng vị.
Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là hiện tượng cơ thể của bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa và các sản phẩm từ sữa. Tất cả các sản phẩm này đều chứa một loại đường gọi là lactose. Các triệu chứng thường gặp của không dung nạp lactose bao gồm:
- Đau vùng thượng vị
- Cảm thấy đầy bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
Rượu
Uống rượu trong chừng mực có thể không gây đau bụng nhưng uống quá nhiều rượu một lúc hoặc uống liên tục trong một thời gian dài có thể làm gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa, như:
- Viêm hoặc loét dạ dày
- Viêm tụy hoặc viêm tuyến tụy
- Bệnh gan
Những tình trạng này có thể gây đau vùng thượng vị.
Hội chứng ruột kích thích
Những người mắc hội chứng ruột kích thích rất dễ bị đau vùng thượng vị về đêm. Bởi sau khi ăn người bệnh thường bị đầy hơi, khó tiêu.
Nhiễm giun sán
Giun sán hay các loại kí sinh trùng khác cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau vùng thượng vị về đêm. Bởi ban đêm chính là khoảng thời gian lý tưởng để các loại kí sinh trùng hoạt động mạnh.
Đau vùng thượng vị trong thai kì
Đau vùng thượng vị nhẹ là hiện tượng phổ biến trong khi bạn đang mang thai. Điều này xảy ra do khi thai nhi lớn lên, tạo áp lực lên trên vùng bụng và thượng vị của bạn. Khi bạn mang thai, những thay đổi về kích thích tố có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn, làm bạn ơ nóng thường xuyên, gây đau vùng thượng vị.
Tuy nhiên, đau thượng vị đáng kể trong thai kỳ đôi khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là tiền sản giật. Nó đòi hỏi phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và có thể đe dọa tính mạng nếu trở nên nghiêm trọng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn bị đau vùng thượng vị về đêm kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Đau dữ dội hoặc liên tục không giảm bớt với các thuốc không bán theo toa
- Sốt
- Khó thở
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Sưng hoặc viêm vùng dạ dày
- Bụng đau đớn khi chạm vào
- Vàng da và mắt
- Buồn nôn hoặc nôn liên tục, đặc biệt nếu nôn ra máu
- Máu trong phân
- Đau xảy ra trong thai kỳ
- Đau khớp và cơ
thì cần nhanh chóng đi khám. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày mà không đỡ.
Điều trị đau vùng thượng vị về đêm
Điều trị đau vùng thượng vị sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu cơn đau của bạn là kết quả của chế độ ăn uống hoặc ăn quá nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống của bạn. Nó có thể bao gồm: tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc ăn thức ăn lành mạnh hơn. Ăn các loại thực phẩm như gừng và bổ sung vitamin B có thể giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn và nôn.
Nếu cơn đau là kết quả của việc dùng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như NSAIDs, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng các loại thuốc này và giúp bạn tìm cách khác để kiểm soát cơn đau.
Nếu đau thượng vị về đêm là nguyên nhân của bệnh loét dạ dày tá tràng, bạn có thể cần phải điều trị lâu dài. Việc điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Với viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP, bệnh nhân cần tiến hành tiệt trừ HP để tránh những biến chứng mà bệnh có thể gây ra (như ung thư dạ dày). Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sai phác đồ, tự ý ngưng thuốc có thể dẫn tới những hậu quả nghiệm trọng.
Xem thêm phác đồ điều trị HP tại bài viết: Điều trị vi khuẩn HP
Như vậy, đau vùng thượng vị về đêm có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Hãy đi khám bác sĩ nếu cơn đau không thuyên giảm và các triệu chứng của bạn không được kiểm soát. Mọi thông tin chi tiết còn thắc mắc, các bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi điện tới hotline 0986 316 151 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm.
Viết bình luậnTừ khóa » Sưng Vùng Thượng Vị
-
Đau Vùng Thượng Vị Về đêm Là Gì? - Sở Y Tế Tỉnh Hậu Giang
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa đau Vùng Thượng Vị - Chi Tiết Tin Tức
-
Vùng Thượng Vị Là Gì? Vì Sao Bị đau Bụng Vùng Thượng Vị? | Vinmec
-
Đi Tìm Nguyên Nhân Gây đau Vùng Thượng Vị Là Gì | Medlatec
-
10 Lý Do đau Thượng Vị Bạn Nên Khám Ngay - Hello Bacsi
-
Đau Thượng Vị: Vị Trí đau, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - BookingCare
-
Đau Thượng Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dễ Dùng ...
-
Đau Thượng Vị, Khi Nào Là Bệnh Trọng?
-
Lý Giải Trọn Vẹn Về Triệu Chứng đau Thượng Vị ở Trên Rốn Dưới ức
-
Cảnh Giác Nếu đau Bụng Vùng Thượng Vị | TCI Hospital
-
Đau Bụng Vùng Thượng Vị - đừng Chủ Quan | TCI Hospital
-
Contactenos_linea106 - Đau Thượng Vị Khó Thở Phải Làm Sao? Có ...
-
Đau Vùng Thượng Vị Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh đau Dạ Dày?