Đầu Xuân, Bàn Về Lời Khấn Nam Mô A Di Đà Phật
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Phật học
- Nguyên Cứu
- Share link
- Nguyên Cứu
- Thiền tông
- Tịnh độ tông
- Mật tông
- Triết học
- Tweet
Đầu Xuân, bàn về lời khấn Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền hình, mạng internet, đặc biệt là trong đi lễ đầu năm. Vậy vào đình, đền, miếu, phủ lễ bái thánh, thần, hay ở nhà lễ tổ tiên khấn ’Nam Mô A Di Đà Phật’ có đúng?
Nam Mô A Di Đà Phật - Câu cửa miệng người đi lễ Từ xa xưa, người Việt nói chung và người theo đạo Phật nói riêng thường xuất hành ngày đầu Xuân bằng việc đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình trong một năm mới. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm như là gạo, muối, diêm…Tết cũng là lúc người dân chú trọng vô cùng chuyện cúng lễ, ngưỡng vọng trời đất, thần Phật, tổ tiên, cầu cho một năm mới nhiều may mắn.Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.Các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…Trong thực tế, hầu hết người dân Việt đến đền, đình, chùa, miếu, phủ đều bắt đầu bài khấn bằng một câu là “Nam mô A Di Đà Phật”. Kể cả những người “sành” đi đình, miếu, phủ cũng khấn vậy. Thậm chí khi khấn tổ tiên ở nhà, khấn lễ vào các dịp tuần tiết, dù không theo đạo Phật, người dân cũng khấn 'Nam Mô A Di Đà Phật'. Tuy nhiên câu khấn này thực chất chỉ dành để khấn ở chùa.'Nam Mô A Di Đà Phật' (được gọi là Lục tự Hồng danh - Danh lớn 6 chữ) có nghĩa là gì? Theo các tài liệu Phật giáo, Nam Mô ở đây có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.A: Có nghĩa là Vô, KhôngDi Đà: Nghĩa là lượngPhật: Người Giác ngộDo đó, Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.Kỳ thực Nam Mô A Di Đà Phật còn biểu thị sự tôn kính đối với Phật, Bồ Tát, như trong câu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.Phật A Di Đà (tiếng Phạn là Amitābha) là vị Phật có danh hiệu là Vô Lượng Phật, Vô Lượng Quang Phật, Vô Lượng Thọ Phật, là một trong các vị Phật quan trọng nhất trong Phật giáo. Phật A Di Đà là giáo chủ của Thế giới Tây phương Cực Lạc, là thế giới mà Ngài kiến lập. Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của Thế giới Ta Bà, tức là thế giới có chúng ta đang sinh sống.Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên theo đường biển. Những vết tích đầu tiên được được ghi nhận với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Đạo Phật có nhiều tông phái, trong đó các tông phái có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam gồm: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Nam tông.Tuy nhiên, chỉ những Phật tử theo Tịnh độ tông tụng Nam Mô A Di Đà Phật (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng). Họ tin rằng, trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Các phái Phật giáo khác như Thiền tông, Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này.Dù vậy, sáu chữ Hồng Danh xưng niệm Phật hiệu đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi trong giới Phật tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia.Mức độ thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày chứng tỏ lòng tín niệm của Phật tử thể hiện ở câu chào khi gặp nhau gồm có bốn chữ A-di-đà Phật!Từ đó, Nam Mô A Di Đà Phật được lưu truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng sâu rộng thành câu mở đầu và kết thúc các bài khấn của những người đi lễ, các tín chủ dù ở nhà, ở chùa, hay đình, đền, miếu, phủ...Vì sao người dân lễ thần, thánh, gia tiên cũng khấn Nam Mô A Di Đà Phật?Hiện nay, có nhiều sách giới thiệu các bài khấn nhưng tựu trung hai cuốn sách được sử dụng nhiều nhất là cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin xuất bản) do Hòa thượng Thích Thanh Duệ và Nguyễn Bích Hằng thẩm định, chỉnh lý, tuyển chọn. Trong sách này, các bài khấn đều có bắt đầu và kết thúc bằng Nam Mô A Di Đà Phật.Quyển sách thứ hai là Tập văn cúng gia tiên (NXB Văn hoá Dân tộc ấn hành), trong quyển sách này không có sáu chữ Hồng Danh xưng niệm Phật hiệu.Người Việt Nam theo Phật giáo từ lâu nên văn hóa Phật giáo thấm đẫm hơn cả. Vì thế, khi khấn, người ta thường mở đầu bằng câu: Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần và vái lạy hay “Lạy chín phương trời, lạy mười phương Phật”, sau đó là các vị thần linh sông núi, thành hoàng bản cảnh… rồi đến anh linh tiên hiền tiên liệt, tổ tiên các đời. Kết thúc lại bằng Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần kèm vái lạy.Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc lễ thần, thánh, gia tiên cũng khấn Nam Mô A Di Đà Phật là không đúng.Lý do câu Nam Mô A Di Đà Phật thành câu cửa miệng là vì Phật giáo ở Việt Nam bị hiểu sai. Do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật giáo.Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gây ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.Việc 'dân dã hóa' Đức Phật được biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là Nam Mô A Di Đà Phật.Tín ngưỡng thờ Mẫu không phải là Phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là Nam Mô A Di Đà Phật.Đền, phủ, đình, miếu… không thờ Phật do đó câu nói này hoàn toàn không phù hợp.Đền, phủ, đình, miếu… là những nơi thờ thần linh, thờ những người có công nên khi đứng trước ban thờ, người khấn trước tiên hãy tỏ lòng thành kính, sau đó mới khấn những ước muốn, tâm nguyện trong sáng.1. Chùa: Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số nơi, chùa còn là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.2. Đình: Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.3. Đền: Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian. 4. Miếu: Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị. Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam).5. Phủ: Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.Bài viết: "Đầu Xuân, bàn về lời khấn Nam Mô A Di Đà Phật"Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh Tags đầu xuân bàn về lời khấn nam mô a di đà phật dau xuan ban ve loi khan nam mo a di da phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao phat giao vuon hoa phat giao phat hoc- Tweet
Các bài viết khác
-
Tuệ Sỹ: Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
-
Thích Tuệ Sỹ: Một thời truyền Luật
-
Khái niệm về giải thoát sinh tử trong Đạo Phật
- Phương thức Niệm Phật của Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông
- Đạo Phật là triết học hay là một tôn giáo?
- Thích Thiện Hoa: Một sự nghiệp của đời tôi
- Thích Tâm Nhãn: Giới Ðàn đầu tiên tại Việt Nam
- Mục đích tu hành qua lời giảng của Thiền sư Thích Thanh Từ
Tin đáng quan tâm
- Tuệ Sỹ: Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Vườn Hoa Phật Giáo
Nhà tài trợ chính
- trang chủ
- Liên Hệ Quảng Cáo
- Tin tức
- Phật học
- Danh tăng
- Văn học
- Văn hóa
- Tự viện
- Phật pháp
- Lịch sử
- Nghi thức
- Tuổi trẻ và đời sống
- Góc suy ngẫm
- Từ thiện
- Thư viện audio
- Từ điển phật học
- RSS
- Sitemap
Từ khóa » Bài Khấn Nam Mô A Di đà Phật
-
Nam Mô A Di Đà Phật - Thầy Thích Trí Thoát Niệm Rất Hay ... - YouTube
-
Phật Nam Mô A Di Đà... - Văn Khấn Tại Đền,Phủ | فيسبوك
-
Những Bài Khấn Phật Cần Thuộc Nằm Lòng
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Phật A Di Đà Mới Nhất 7/2022 ...
-
Nghi Thức Niệm Phật A Di Đà Hàng Ngày - ThienMenh.Net
-
Bạn đã Biết Gì Về Cách Tụng Bài Khấn Nam Mô A Di đà Phật Chưa?
-
Văn Khấn Ngày Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch Năm 2022 Theo Truyền Thống ...
-
Văn Khấn Tết Thanh Minh Nhâm Dần 2022 Chuẩn Nhất - MediaMart
-
Các Bài Văn Khấn Phật, Cầu An, Tri ân...
-
Vì Sao Người Việt Chắp Tay Và Niệm 'Nam Mô A Di đà Phật' Khi Cúng ...
-
Bài Khấn Ban ở Ban Tam Bảo