[Đau Xương Chậu Là Bệnh Gì?] Top 20 Nguyên Nhân, điều Trị Và Lưu ý

Đau xương chậu là tình trạng không ít người gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

5/5 - (212 bình chọn)
  1. 1. Đau xương chậu là gì?
  2. 2. Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu
    1. 2.1. Nguyên nhân đối với cả nam và nữ
      1. 2.1.1. Táo bón
      2. 2.1.2. Hội chứng ruột kích thích
      3. 2.1.3. Viêm ruột thừa
      4. 2.1.4. Viêm loét đại tràng
      5. 2.1.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu
      6. 2.1.6. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
      7. 2.1.7. Sỏi thận
      8. 2.1.8. Ung thư
    2. 2.2. Nguyên nhân gây đau xương chậu ở nữ giới
      1. 2.2.1. Mang thai
      2. 2.2.2. Đau bụng kinh
      3. 2.2.3. Viêm vùng chậu
      4. 2.2.4. U nang buồng trứng
      5. 2.2.5. U xơ tử cung
      6. 2.2.6. Lạc nội mạc tử cung
      7. 2.2.7. Sa cơ quan vùng chậu
      8. 2.2.8. Mang thai ngoài tử cung
      9. 2.2.9. Sảy thai
    3. 2.3. Nguyên nhân gây đau xương chậu ở nam giới
      1. 2.3.1. Viêm tuyến tiền liệt
      2. 2.3.2. Se niệu đạo
      3. 2.3.3. Phì đại tuyến tiền liệt
      4. 2.3.4. Hội chứng đau sau khi thắt ống dẫn tinh
      5. 2.3.5. Hội chứng đau vùng chậu mạn tính
  3. 3. Triệu chứng
  4. 4. Chẩn đoán
    1. 4.1. Xét nghiệm
    2. 4.2. Chẩn đoán hình ảnh
    3. 4.3. Siêu âm
    4. 4.4. Nội soi
  5. 5. Điều trị đau xương chậu
    1. 5.1. Hỗ trợ giảm đau vùng chậu tại nhà
    2. 5.2. Thuốc tây trị đau xương chậu
    3. 5.3. Bài thuốc dân gian chữa đau vùng chậu
      1. 5.3.1. Chườm gừng
      2. 5.3.2. Rau ngải cứu giảm đau xương chậu
      3. 5.3.3. Cải thiện đau vùng chậu với quả đu đủ xanh
    4. 5.4. Vật lý trị liệu
    5. 5.5. Phẫu thuật
  6. 6. Lời khuyên của chuyên gia
  7. 7. Những câu hỏi về đau xương chậu
    1. 7.1. Đau xương chậu có nguy hiểm không?
    2. 7.2. Đau xương chậu khi nào cần gặp bác sĩ?
    3. 7.3. Những ai có nguy cơ bị đau vùng chậu?

1. Đau xương chậu là gì?

Vị trí vùng xương chậu là vùng cuối của cột sống thắt lưng và phía trên các xương đùi. Xương chậu nằm đan xen giữa xương hông và xương đùi với chức năng chính là nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể khi đứng hoặc ngồi.

Đau xương chậu là cơn đau ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Cơn đau có thể lan xuống lưng dưới, mông, đùi. Nó có thể âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng. Đôi khi, đau vùng chậu chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định như khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

Đau vùng chậu được chia thành hai dạng, gồm:

Đau cấp tính (dưới 6 tháng): Đau bất ngờ và đột ngột, đau nhói, quặn từng cơn và có cảm giác khó chịu.

Đau mãn tính (trên 6 tháng): Đau vùng chậu lâu dài, thường đau âm ỉ dai dẳng, đôi khi đau quặn từng cơn khiến cho người bệnh khó chịu.

Đau xương chậu

Xem thêmViêm khớp cùng chậu – Chuyên gia phân tích nguyên nhân gây ra bệnh lý này

2. Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu

2.1. Nguyên nhân đối với cả nam và nữ

2.1.1. Táo bón

Táo bón khiến người bệnh phải gắng sức rặn do phân cứng, có đường kính lớn, khó đẩy ra ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng tới vùng xương chậu.

2.1.2. Hội chứng ruột kích thích

Đau vùng xương chậu có thể là do hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện của hội chứng này có thể bao gồm cả tình trạng táo bón nên làm tăng thêm tình trạng đau.

2.1.3. Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một ống mỏng gắn với ruột già. Cơn đau do viêm ruột thừa đột ngột, dữ dội, thường tập trung đau vùng xương chậu bên phải. Tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi.

Viêm ruột thừa là nguyên nhân gây bệnh

Cơn đau do viêm ruột thừa đột ngột, dữ dội

2.1.4. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp lót bên trong thành ruột bị viêm, có xuất hiện các vết loét, đôi khi là xuất huyết, ổ áp xe nhỏ. Đau vùng xương chậu là một trong những dấu hiệu của bệnh.

2.1.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau vùng xương chậu do nhiễm trùng đường tiết niệu đi kèm với các triệu chứng như:

  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục, có máu
  • Đau lưng
  • Sốt

2.1.6. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn tới đau vùng xương chậu như:

  • Bệnh lậu
  • Chlamydia

2.1.7. Sỏi thận

Khi canxi hoặc axit uric tích tụ lại trong thận sẽ tạo thành sỏi cứng. Sỏi thận không chỉ gây đau xương chậu bên trái mà còn đi kèm:

  • Máu trong nước tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt
Sỏi thận gây đau xương chậu

Sỏi thận do canxi hoặc axit uric tích tụ lại trong thận tạo thành

2.1.8. Ung thư

Theo một vài thông tin, đau xương chậu dai dẳng không đi kèm biểu hiện khác rõ rệt cũng có thể là triệu chứng di căn của ung thư tuyến giáp, ung thư phổi…

Nguyên nhân là do xương được xem như là “mảnh đất màu mỡ” cho sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Vì đây là khu vực chu kỳ tế bào diễn ra liên tục nên các bệnh ung thư khi di căn thường sẽ di căn vào xương đầu tiên.

2.2. Nguyên nhân gây đau xương chậu ở nữ giới

2.2.1. Mang thai

Theo thống kê, đau vùng xương chậu khi mang thai khá phổ biến, cứ 5 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người bị đau ở các mức độ khác nhau. Và có khoảng 1/10 phụ nữ bị đau xương chậu sau sinh.

Biểu hiện là đau xương chậu phía trước hoặc phía sau, đau vùng xương chậu bên trái hoặc bên phải. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ và tăng mạnh nhất vào tháng cuối. Đau vùng xương chậu không tác động xấu tới em bé và mẹ hoàn toàn có thể sinh thường, chuyển dạ tự nhiên.

Đau xương chậu khi mang thai và sau sinh là do:

  • Cơ thể bà bầu sản sinh ra hormon relaxin khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Từ đó làm khung xương chậu mất ổn định.
  • Sự phát triển của thai nhi
  • Mẹ bầu tăng cân quá nhiều
  • Thiếu hụt vitamin D và canxi
  • Trong quá trình sinh nở, xương chậu mở rộng và chưa thể trở lại như trước.
Phụ nữ mang thai rất dễ bị đau vùng xương chậu

Mang thai là một trong những nguyên nhân gây bệnh

2.2.2. Đau bụng kinh

Đau vùng xương chậu trước và trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng xảy ra đối với nhiều phụ nữ. Điều này xảy ra do sự thay đổi hormon và sự co bóp của tử cung. Đây là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm.

2.2.3. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và di chuyển đến buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc cơ quan sinh sản khác. Sự tấn công của vi khuẩn gây viêm, dẫn tới đau vùng chậu ở phụ nữ.

2.2.4. U nang buồng trứng

Các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện khi khối u nang buồng trứng đã có kích thước lớn. Cụ thể là:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở một bên xương chậu
  • Đầy hơi, đau, nặng bụng dưới.
  • Đau đột ngột, đau nói khi u nang bị vỡ.

Đối với khối u lớn bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ để tránh trường hợp khối u bị vỡ.

u nang buồng trứng

Triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện khi khối u nang buồng trứng đã có kích thước lớn

2.2.5. U xơ tử cung

Các khối u xơ phát triển trong thành tử cung là u lành tính, có kích thước từ nhỏ đến lớn. Khối u lớn sẽ tạo nên áp lực, gây đau xương chậu kèm theo triệu chứng:

  • Thời gian kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu
  • Đầy bụng, sưng bụng dưới
  • Đau lưng
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Đau khi quan hệ tình dục

2.2.6. Lạc nội mạc tử cung

Lớp niêm mạc của tử cung đáng lẽ chỉ có trong tử cung nhưng lại phát triển ở các bộ phận khác của khung chậu. Điều này gây đau vùng chậu trước và trong kỳ kinh, khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung gây đau trước và trong kỳ kinh, khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục

2.2.7. Sa cơ quan vùng chậu

Tuổi tác và quá trình sinh nở làm giãn, suy yếu các cơ, mô có tác dụng giữ vị trí các cơ quan vùng chậu ở phụ nữ. Từ đó, bàng quang, tử cung, trực tràng sa xuống âm đạo tạo áp lực lên xương chậu.

2.2.8. Mang thai ngoài tử cung

Xảy ra khi trứng thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung. Đây là một trường hợp khẩn cấp, thậm chí cần phẫu thuật. Bởi nó có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một bên xương chậu (đau xương chậu bên trái hoặc đau xương chậu bên phải) theo từng đợt. Đau do mang thai ngoài tử cung thường dữ dội.

2.2.9. Sảy thai

Trong một số trường hợp, đau xương chậu đi cùng với chảy máu là một dấu hiệu của sảy thai. Thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu cần hết sức thận trọng với biểu hiện này trong suốt thai kỳ.

2.3. Nguyên nhân gây đau xương chậu ở nam giới

2.3.1. Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt bổ sung chất lỏng cho tinh dịch. Tình trạng sưng và viêm của tuyến tiền liệt gây đau vùng chậu cùng với các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Đau khi đi tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Theo thống kê, ¼ nam giới có các triệu viêm tuyến tiền liệt tại một số thời điểm trong thời. Tuy nhiên, có ít hơn 10% viêm tuyến tiền liệt có liên quan tới vi khuẩn.

2.3.2. Se niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Khi ống này bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do chấn thương hoặc nhiễm trùng sẽ làm chậm dòng chảy của nước tiểu ra khỏi dương vật. Điều này gây đau xương chậu ở nam giới đi cùng với:

  • Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Sưng dương vật
  • Đau khi đi tiểu
  • Mất kiểm soát tiểu tiện.

2.3.3. Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt thông thường có kích thước và hình dạng của quả óc chó. Nhưng nếu tuyến này phát triển ở mức bất bình thường sẽ chèn ép lên niệu đạo, làm yếu bàng quang gây đau xương chậu ở nam giới.

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây bệnh

Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra khi kích thước của tuyến này phát triển ở mức bất bình thường

2.3.4. Hội chứng đau sau khi thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh là tình trạng một người đàn ông phẫu thuật cắt một dẫn tinh để tinh trùng không đi vào tinh dịch khi nam giới xuất tinh.

Theo thống kê, có khoảng 1 – 2% nam giới sau phẫu thuật có thể bị đau khu vực xương chậu.  Đây được gọi là hội chứng đau sau khi thắt ống dẫn tinh. Cơn đau có thể được gây ra sau khi cấu trúc tinh hoàn bị phá hủy, áp lực lên dây thần kinh trong khu vực.

2.3.5. Hội chứng đau vùng chậu mạn tính

Một số nam giới có nguy cơ bị đau vùng chậu kéo dài (thường là hơn 3 tháng) mà không có liên quan tới  nhiễm trùng. Tình trạng này thường không có nguyên nhân rõ ràng do rất khó chẩn đoán.

Bệnh thường phổ biến ở nam giới ngoài 50 tuổi. Tình trạng này có thể gây đau khu vực giữa tinh hoàn và đáy chậu (trực tràng), dương vật…

3. Triệu chứng

Thông thường, đau xương chậu gây ra rất nhiều triệu chứng sau:

  • Đau ở xương chậu và phần thấp nhất của bụng;
  • Có cảm giác đau nhói, đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ;
  • Mức độ đau không thay đổi, khó kiểm soát hoặc đau nhưng không liên tục;
  • Cơn đau có thể nhẹ, vừa hoặc nặng tùy vào nguyên nhân;
  • Đau vùng chậu có thể lan rộng sang một số vị trí khác, có thể là đau lưng dưới, mông và đùi.
  • Người bệnh cảm nhận đau khi vận động đột ngột, hoạt động tình dục, ngồi lâu, đi tiểu. Tuy nhiên, lại giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.

4. Chẩn đoán

Đau xương chậu do rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy để điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ phải nắm được bệnh lý do đâu, mức độ ra sao. Để chẩn đoán tình trạng này chính xác, trước tiên bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng đang gặp phải. Đồng thời, bác sĩ phải tiến hành các thủ thuật chẩn đoán sau:

4.1. Xét nghiệm

Xét nghiệm máu hoặc dịch tiết: Kỹ thuật này giúp kiểm tra bệnh nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến vùng chậu. Đồng thời, xác định loại vi khuẩn và hướng điều trị.

Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra và đánh giá nếu có nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung: Để tìm ra tế bào ung thư nếu nghi ngờ.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp Xquang: Bác sĩ có thể chỉ định để kiểm tra những vấn đề liên quan tới xương chậu nếu có nghi ngờ tổn thương, gãy xương chậu.

Chụp CT hoặc MRI: Kiểm tra cấu trúc xương chậu, những mô mềm xung quanh. Từ đó, xác định nguyên nhân gây đau và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.

4.3. Siêu âm

Bác sĩ cũng có thể tiến hành siêu âm. Kỹ thuật này sẽ tạo ra hình ảnh chính xác, xác định cấu trúc trong cơ bằng sóng âm thanh tần số cao. Từ đó, tìm kiếm những bất thường.

4.4. Nội soi

Phương pháp nhằm kiểm tra cơ quan vùng chậu, dấu hiệu nhiễm trùng các mô bất thường. Điều này giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân đau vùng chậu, điển hình như đau vùng chậu, lạc nội mạc cổ tử cung.

Thông qua triệu chứng lâm sàng và kết quả chẩn đoán của một số kỹ thuật, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ có kết quả chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị cụ thể.

5. Điều trị đau xương chậu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định các phương pháp điều trị phù hợp. Các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì khi bệnh thuyên giảm, triệu chứng đau xương chậu cũng sẽ dần biến mất.

Người bệnh cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ, không được tự chữa bệnh hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Đặc biệt, phụ nữ có thai trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào kể cả điều trị tại nhà cần hỏi ý kiến của bác sỹ.

Cách điều trị đau xương chậu

5.1. Hỗ trợ giảm đau vùng chậu tại nhà

Nghỉ ngơi: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để giảm triệu chứng đau nhức. Đây cũng là cách giúp triệu chứng bệnh không thêm nghiêm trọng.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Bệnh nhân có thể sử dụng túi hoặc khăn chườm nóng, chườm lạnh tại vị trí xương vùng chậu. Phương pháp này mang lại cảm giác giảm đau nhanh.

Thay đổi dáng ngồi: Tư thế ngồi không đúng sẽ làm cơn đau xương chậu trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên áp dụng tư thế ngồi nghiêng về phía trước để giảm áp lực lên xương chậu.

Tắm nước ấm: Đây cũng là cách giúp bạn giảm đau nhức, thư giãn cơ thể. Hãy ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước ấm. Có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu hoa nhài, hoa cúc, dầu tràm… Làm cách này cơ thể được thoải mái, đau nhức giảm, mệt mỏi xua tan.

Massage vùng bị đau nhức: Người bệnh có thể kết hợp massage nhẹ nhàng vùng xương chậu bị đau nhức.

Thiền, yoga: Liệu pháp giúp giảm căng thẳng, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Bạn cũng có thể ngủ ngon nhờ liệu pháp đơn giản này. Bởi, căng thẳng có thể khiến cơn đau thêm trầm trọng hơn.

5.2. Thuốc tây trị đau xương chậu

Người bệnh cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

Thuốc kháng sinh (Biseptol, Ciprofloxacin…): Được dùng cho những trường hợp viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn. Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải biết được thuốc không có tác dụng giảm đau nên thường được kết hợp với các thuốc khác.

– Thuốc giảm đau Acetaminophen: Thuốc giảm đau thông thường, thường được sử dụng cho những trường hợp bị đau xương chậu từ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, có thể dùng với kháng sinh.

Thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, Ibuprofen và một số loại khác có thể sử dụng để thay thế thuốc Acetaminophen. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm và đau ở mức trung bình.

Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm ba vòng như Nortriptyline, Amitriptyline… Thuốc được chỉ định với những trường hợp đau mạn tính ảnh hưởng tới tâm lý và giấc ngủ. Nhóm thuốc này có tác dụng chính là an thần, giảm đau, cải thiện giấc ngủ.

Thuốc tránh thai: Nếu đau xương chậu do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết tố. Tuy nhiên, việc sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

5.3. Bài thuốc dân gian chữa đau vùng chậu

Bên cạnh thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như:

5.3.1. Chườm gừng

Gừng có tác dụng làm ấm và chống viêm tự nhiên. Chườm nóng với gừng giúp giảm cảm giác đau vùng chậu, cải thiện tuần hoàn và mang lại cảm giác thư thái, giảm căng thẳng.

Chườm gừng giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Chườm gừng giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị gừng tươi xay 60g, đổ gừng vào 100ml nước nóng.

– Cho hỗn hợp gừng nóng vào miếng vải cotton và gấp lại. Có thể buộc túm miếng vải bằng dây để dễ cầm nắm.

– Đặt hỗn hợp này lên vùng xương chậu khi bị đau nhức, đắp liên tục tỏng 20 phút.

– Nằm thư giãn và thấy triệu chứng đau nhức giảm rõ rệt.

Click xem thêm9 cách chữa đau khớp gối bằng gừng – Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện

5.3.2. Rau ngải cứu giảm đau xương chậu

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm. Nên ngải cứu có thể phòng chống viêm nhiễm, điều hòa khí huyết. Đặc biệt, ngải cứu có tác dụng xoa dịu cơn đau nhức xương khớp. Vì vậy, dân gian đã sử dụng ngải cứu để điều trị đau nhức xương khớp, trong đó có đau vùng chậu.

Cách thực hiện:

– Ngải cứu bỏ hết lá úa, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.

– Cho hết lá ngải cứu và muối hạt vào cối, giã nhuyễn.

– Sau đó, cho ngải cứu vào chảo sao nóng, dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí bị đau nhức, có thể buộc bằng tấm vải để giữ cố định.

– Thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp giảm đau, cải thiện giấc ngủ.

5.3.3. Cải thiện đau vùng chậu với quả đu đủ xanh

Y học cổ truyền cho biết, đu đủ có vị ngọt, tính hàn, mùi hơi hắc. Loại quả này rất quen thuộc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát gan. Đồng thời, đu đủ xanh giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện với đu đủ như sau:

– Đu đủ xanh gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng.

– Vớt đu đủ ra để ráo nước, sau đó cho đu đủ, mễ nhân vào nồi.

– Thêm 2 bát nước rồi nấu trên lửa nhỏ.

– Đun tới khi đu đủ và mễ nhân chín mềm thì thêm chút đường.

– Ăn ngay khi còn nóng.

Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ thực hiện tại nhà và không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm triệu chứng.

5.4. Vật lý trị liệu

Các bài tập kéo giãn, kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện tình trạng đau vùng xương chậu. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn ở vùng xương chậu bị đau 2 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, các kỹ thuật viên có thể hướng dẫn cho người bệnh những bài tập tại nhà. Tập thể dục giúp xương vùng chậu được co giãn, cải thiện tình trạng co cơ, thúc đẩy khả năng hồi phục

5.5. Phẫu thuật

Các trường hợp nghiêm trọng cần phải can thiệp ngoại khoa có thể kể đến là:

  • U nang buồng trứng
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Viêm ruột thừa
  • Sỏi thận
  • Ung thư
  • Sa tử cung
  • U xơ buồng trứng
  • Áp xe vùng chậu

Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật phù hợp.

6. Lời khuyên của chuyên gia

Để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ bị đau vùng xương chậu, người bệnh nên duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Sau đây là một vài lời khuyên từ chuyên gia:

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung hoa quả, rau xanh. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý đường tiết niệu, tiêu hóa, bệnh viêm nhiễm phụ khoa…
  • Phụ nữ khi mang thai cần theo dõi sát sao sức khỏe của mình.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức dẻo dai cho xương khớp.
  • Chú ý những hoạt động đặc thù có thể gây đau như chạy, leo cầu thang, nhảy…

7. Những câu hỏi về đau xương chậu

Bên cạnh những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, rất nhiều thắc mắc xoay quanh đau xương chậu, độc giả có thể tham khảo:

7.1. Đau xương chậu có nguy hiểm không?

Với những nguyên nhân mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, có thể thấy đau xương chậu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Triệu chứng cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như vô sinh, nhiễm trùng lan rộng, ung thư, liệt, yếu chi…

7.2. Đau xương chậu khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám ngay nếu nằm trong những trường hợp sau:

  • Đau quá nhiều ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thói quen hàng ngày.
  • Ảnh hưởng tới hoạt động tình dục, đau khi giao hợp qua đường âm đạo, đau khi xuất tinh.
  • Khó tiểu, táo bón, đi tiểu không tự chủ.
  • Trong trường hợp như mang thai ngoài tử cung, sảy thai gây đau vùng chậu cần phẫu thuật, can thiệp lập tức.

7.3. Những ai có nguy cơ bị đau vùng chậu?

Đau vùng chậu có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc nhiều hơn nam giới.

Người bị táo bón trong thời gian dài có nguy cơ đau vùng chậu

Người bị táo bón trong thời gian dài có nguy cơ đau vùng chậu

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau xương vùng chậu:

  • Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, có nguy cơ lây lan các bệnh qua đường tình dục.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu.
  • Táo bón kéo dài.

Có thể nói, đau xương chậu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng này, người bệnh không nên chủ quan. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên chỉ mang tinh chất tham khảo, nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào, độc giả có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ, tư vấn.

XEM THÊM:

  • Đau khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
  • Loãng xương là gì – Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị
  • [Top 10+] sai lầm điều trị bệnh xương khớp khiến bệnh càng nặng

Từ khóa » Củ Mào Chậu