Dạy Bé 1 Tháng Tuổi Những Gì? Cẩm Nang Chi Tiết Cho Ba Mẹ! - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Giáo dục
- Giáo dục sớm
20/02/20223 phút đọc
Mục lục bài viết
Ngày càng có nhiều gia đình chú trọng tới việc nuôi dạy trẻ từ nhỏ, thậm chí ngay từ khi trẻ được 1 tháng tuổi để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vậy nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì? Dạy như thế nào khoa học, hiệu quả? Hãy cùng Monkey đi tìm lời giải đáp ngay sau đây!
Đặc điểm phát triển trẻ 1 tháng tuổi?
Để biết chính xác nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì, mẹ nên nắm được những đặc điểm phát triển cơ bản của con ở giai đoạn này. Cụ thể:
Đặc điểm về sinh lý
Trẻ từ khi vừa sinh ra tới khi tròn 1 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt. Đây là giai đoạn đầu đời khi trẻ vừa ra khỏi tử cung của mẹ và bắt đầu làm quen, thích nghi với môi trường bên ngoài. Ngay từ khi vừa ra đời, trẻ đã bắt đầu cất tiếng khóc và tự thở bằng phổi của chính mình. Sau đó là học cách bú sữa mẹ và hệ tiêu hóa, thận của trẻ cũng đi vào hoạt động, điều hòa môi trường trong cơ thể.
Ở giai đoạn này, trẻ vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện đầy đủ cả về cấu tạo lẫn chức năng của các cơ quan. Đồng thời, hệ thần kinh của trẻ vẫn còn ở trạng thái bị ức chế. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta thấy trẻ gần như ngủ suốt cả ngày.
Bên cạnh đó, trẻ 1 tháng tuổi cũng có thể xuất hiện một số hiện tượng sinh lý khác như:
-
Vàng da sinh lý (sau khi sinh từ 3 - 4 ngày và hết sau 10 - 14 ngày).
-
Rụng rốn (sau khi sinh từ 7 - 10 ngày).
-
Đỏ da sinh lý.
-
Bong da sinh lý.
-
Sụt cân sinh lý (hết sau khi sinh khoảng 7 - 10 ngày).
-
Giảm chiều cao sinh lý.
-
Đi ngoài phân su.
-
Tăng trương lực cơ sinh lý (hết sau khi sinh khoảng 2.5 tháng).
-
Thân nhiệt không ổn định.
Đặc điểm bệnh lý
Trẻ cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn ở giai đoạn này và nếu không phát hiện kịp thời, chăm sóc đúng cách bệnh có thể trở nặng dẫn tới tử vong. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị bệnh do rối loạn quá trình hình thành và phát triển,...
Đặc điểm phát triển về thể chất
Cha mẹ có thể cảm nhận rõ được sự phát triển về thể chất của trẻ 1 tháng tuổi qua các yếu tố:
-
Cân nặng: Thường trẻ khi sinh sẽ có cân nặng từ 2.8 - 3kg. Trung bình mỗi tháng trẻ tặng khoảng 700g trong vòng 6 tháng đầu tiên.
-
Chiều cao: Trung bình chiều cao trẻ sau khi sinh là 48 - 50cm. Và chiều cao có thể tăng khoảng 3.5cm trong vòng 3 tháng đầu tiên, tức mỗi tháng tăng hơn 1cm.
-
Vòng đầu: Khoảng 34cm với trẻ sơ sinh.
-
Vòng ngực: Khoảng 32cm.
-
Thóp: Trung bình, kích thước mỗi chiều của thóp trước là 2cm. Kích thước này sẽ lớn hơn nếu trẻ bị đẻ non. Thóp sau của trẻ có hình tam giác và sau đẻ thường sẽ kín ngay.
Đặc điểm sự phát triển trí tuệ, vận động của trẻ
Với trẻ sơ sinh, sau khi sinh khoảng 1 tháng hầu hết thời gian trẻ đều ngủ, có thể ngủ từ 22 - 23 giờ/ngày. Trong khi ngủ có thể đôi lúc chúng ta bắt gặp trẻ cười. Đây cũng được coi là một ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, thời điểm này cả 5 giác quan của trẻ cũng đã bắt đầu hoạt động và đang dần phát triển. Cụ thể:
-
Trẻ có thể nghe được các tiếng động hay tiếng nói của mọi người.
-
Trẻ thích uống sữa, đồ ngọt thay vì uống thuốc đắng.
-
Trẻ có thể nhận ra được mùi hương sữa mẹ và tìm được vú mẹ khi bú.
-
Khi bị đau trẻ có thể xuất hiện phản ứng như khóc.
-
Trẻ có thể nhìn theo mẹ hay theo ánh sáng lọt vào tầm nhìn.
Trong khoảng thời gian 1 tháng đầu đời, những cử động của trẻ đều mang tính tự phát, chưa có ý thức nên chúng xuất hiện khá đột ngột. Các động tác cũng không có chủ đích hay sự phối hợp. Trong đó, các phản xạ tự nhiên thường gặp ở trẻ là:
-
Phản xạ nuốt, bú.
-
Phản xạ vòi (hướng miệng về phía vú mẹ khi mẹ chạm vú vào mặt trẻ).
-
Phản xạ robinson (tự động nắm chặt tay khi có vật chạm vào tay trẻ).
-
Phản xạ Moro (Trẻ bị giật mình, dùng cả 2 tay ôm lấy cơ thể khi nghe thấy tiếng động lớn hoặc khi vỗ vào thành giường trẻ đang nằm).
Giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi mang lại những lợi ích gì?
Sở dĩ cha mẹ ngày càng chú trọng hơn vào việc dạy trẻ 1 tháng tuổi là bởi họ đã nhận ra những lợi ích mà việc làm này mang lại. Đó là:
-
Trẻ thông minh hơn: Trẻ được giáo dục từ sớm một cách khoa học, đúng cách có thể làm trẻ học hỏi được nhiều kĩ năng và kích thích sự phát triển của bộ não, qua đó giúp trẻ thông minh, linh hoạt hơn.
-
Phát triển kỹ năng xã hội về sau: Mặc dù trẻ 1 tháng tuổi chưa có ý thức riêng của mình nhưng việc dạy trẻ ngay từ sớm sẽ khiến trẻ hình thành thói quen, ghi vào tiềm thức những kỹ năng đã được dạy. Sau này khi lớn lên, các kỹ năng này xã tự động được vận dụng.
-
Ổn định tính cách: Việc giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi còn có thể giúp rèn luyện khả năng tập trung, sự chú ý của trẻ. Kích thích não bộ, tăng cường khả năng ghi nhớ, phát triển những tố chất tự nhiên và kiềm chế được sự nóng nảy của trẻ.
Ba mẹ nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì?
Vậy cha mẹ nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì? Cách dạy như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Điều này không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết, nhất là các ông bố bà mẹ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc dạy trẻ sớm 1 tháng tuổi không phải dễ dàng. Cha mẹ cần kiên nhẫn dạy bé về:
Thị giác
Mặc dù ở giai đoạn này trẻ vẫn còn ngủ khá nhiều nhưng cha mẹ vẫn có thể bắt đầu rèn luyện thị giác. Trong các cách dạy trẻ 1 tháng tuổi thì dạy trẻ phát triển về thị giác là hiệu quả nhất. Cách dạy cũng khá đơn giản, chi cần treo, dán xung quanh giường trẻ những bức ảnh đơn giản để khi trẻ thức có thể nhìn ngắm.
Hoặc chú ý khi thấy trẻ vừa mở mắt hãy ngay lập tức nhìn vào trẻ để trẻ dần ghi nhớ gương mặt cha mẹ. Hay cũng có thể lè lưỡi của mình để thu hút sự chú ý của trẻ, đưa cho bé xem 2 bức ảnh tương đối giống nhau, chỉ khác vài chi tiết nhỏ và đặt ảnh cách trẻ khoảng 20 - 30 cm.
Cách làm này có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung nhìn và làm quen với nhiều màu sắc, hình ảnh hơn, dần tăng cường cả khả năng ghi nhớ của trẻ. Đồng thời, cách này còn có thể tạo nền tảng cho việc học tập, nhận dạng sau này.
Thính giác
Nếu cha mẹ không biết dạy bé 1 tháng tuổi những gì để phát triển thính giác thì tốt nhất chỉ cần dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Dù chỉ là những câu nói ngớ ngẩn, thủ thỉ cũng không sao. Hoặc cha mẹ cũng có thể hát cho trẻ nghe, trước khi làm gì thông báo cho trẻ biết, chỉ cho trẻ xem những vật xung quanh mình như tủ, sách, tivi,...
Trong khi tắm, thay tã cho trẻ, cũng có thể vừa cầm tay, chân trẻ và nói “Đây là bàn tay, bàn tay. Đây là bàn chân, bàn chân”... Thậm chí là cù nhẹ vào các ngón chân trẻ để tạo tiếng cười cũng được. Một vài bản nhạc nhẹ nhàng hay những câu hát ru của mẹ cũng rất hữu ích với trẻ.
Nếu kiên trì làm như vậy ngay khi trẻ 1 tháng tuổi dần dần trẻ sẽ nhận biết và phản ứng tốt hơn với các âm thanh, phân biệt được nhiều loại âm thanh khác nhau.
Vị giác
Trên thực tế trẻ sơ sinh tới 1 tháng tuổi chưa thể ăn uống được gì ngoài sữa mẹ do các cơ quan nội tạng còn khá yếu ớt. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể bắt đầu phát triển vị giác cho con bằng cách dạy trẻ 1 tháng tuổi khoa học. Đó là cho trẻ “va chạm” nhẹ nhàng với mùi vị. Cụ thể, có thể dùng một chiếc khăn màn sạch của trẻ thấm một chút nước ấm rồi chấm nhẹ vào môi hay đầu lưỡi trẻ. Sau đó lại đổi sang thành nước mát, nước có vị trái cây...
Cho trẻ làm quen với nhiều hương vị sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ phân biệt được nhiều vị khác nhau từ sớm. Sau này trẻ lớn và tập ăn dặm cũng sẽ dễ dàng hơn.
Khứu giác
Ngay từ khi trẻ 1 tháng tuổi cha mẹ đã có thể rèn luyện khứu giác cho trẻ bằng cách để trẻ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau. Dần dần khứu giác của trẻ sẽ phát triển và trở nên nhạy bén hơn.
Để rèn luyện khứu giác cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ ngửi thử mùi hương của các loại trái cây, bánh kẹo, đồ ăn hay hương hoa cỏ sáng sớm,...
Xúc giác
Muốn phát triển xúc giác thì nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì? Hãy bắt đầu bài dạy đầu tiên đó là cho bé bú. Nếu để ý kĩ các mẹ có thể thấy lần đầu bú trẻ khá khó khăn và vất vả, mất nhiều thời gian để tìm đúng vị trí vú mẹ. Thậm chí, mẹ còn phải hỗ trợ cho trẻ. Thế nhưng, từ những lần sau, trẻ sẽ tìm được vị trí bú nhanh và dễ dàng hơn, thuần thục hơn mà không cần tới sự trợ giúp từ mẹ nữa.
Và để tăng khả năng xúc giác cho trẻ, mẹ khi cho con bú có thể đặt ti lên nhiều vị trí khác nhau trên mặt con, ví dụ 2 má, hàm bên trái, phải, mũi, trán, cằm. Những lúc trẻ không bú thì có thể dùng khăn, ngón tay chạm lên các vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ để trẻ cảm nhận và phản ứng. Đặt tay hay vật gì đó vào lòng bàn tay trẻ để trẻ học cách nắm. Dần dần, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và có nhiều phản ứng hơn, tốc độ phản ứng cũng sẽ nhanh hơn.
Xem thêm:
- 9+ phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi
- Phương pháp Easy cho trẻ 1 tháng tuổi luyện cho con ngủ ngoan như thế nào?
Công cụ hỗ trợ ba mẹ dạy bé 1 tháng tuổi
Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi cha mẹ có thể sẽ cần sử dụng tới các giáo cụ - đồ chơi giáo dục hay các app (ứng dụng) giáo dục sớm. Cụ thể như:
Các ứng dụng học tập của Monkey Việt Nam
Monkey Việt Nam là thương hiệu với các ứng dụng học tập có hơn 10 triệu người dùng đến từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số ứng dụng ba mẹ có thể tham khảo cho bé làm quen sớm là:
- Monkey Junior: Là ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu từ 0 - 10 tuổi. Các bài học trong ứng dụng đều được xây dựng dựa trên các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ khoa học, đã được các tổ chức giáo dục cho trẻ em công nhận, có lợi với sự phát triển của trẻ, kể cả trẻ 1 tháng tuổi. Phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ) giúp kích thích mọi giác quan của trẻ, đem đến nhiều lợi ích cho con giai đoạn này.
- Monkey Stories: Dù là ứng dụng học tập cho các bạn nhỏ từ 2-10 tuổi nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể cho con làm quen với tiếng Anh ngay từ sớm thông qua 1.000+ truyện, 300+ sách nói trong app. Đây là những nguồn tư liệu tuyệt vời để con "tắm nghe tiếng Anh" ngay từ sớm.
- VMonkey: Là ứng dụng học Tiếng Việt cho các bạn nhỏ độ tuổi Mầm non và Tiểu học nhưng ba mẹ có thể tận dụng các truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống có trong app để bật những lúc vui chơi, trò chuyện cùng con.
Giáo cụ - đồ chơi giáo dục sớm
Những giáo cụ - đồ chơi thường được cha mẹ sử dụng để dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là:
-
Các bức ảnh màu sắc, phong cảnh, nhân vật,... để dán lên tường cho trẻ.
-
Bảng chữ cái với cỡ chữ lớn, màu sắc.
-
CD, máy nghe nhạc.
-
Các đồ chơi có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Lưu ý “vàng” cho ba mẹ khi giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi
Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi có một vài lưu ý “vàng” quan trọng sau mà cha mẹ nên nhớ:
-
Trước khi dạy con nên trao đổi và thống nhất với gia đình về phương pháp dạy để tránh xảy ra mâu thuẫn.
-
Kiên nhẫn khi thực hiện các biện pháp dạy trẻ 1 tháng tuổi.
-
Không nên đặt ra mục tiêu lớn lao để tránh vô tình gây áp lực cho cả bản thân và con trẻ.
-
Luôn chú ý quan sát các phản ứng của trẻ trong quá trình dạy trẻ.
-
Đảm bảo các công cụ hỗ trợ việc dạy trẻ an toàn, không gây hại cho trẻ.
Như vậy là Monkey đã giải đáp thắc mắc nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì rồi. Với những chia sẻ trên mong rằng có thể giúp các bậc cha mẹ sắp có hoặc đang có con 1 tháng tuổi có thể nắm được phương pháp nuôi dạy con khoa học và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo0-1 month: newborn development - Ngày truy cập: 30/8/2022
https://raisingchildren.net.au/newborns/development/development-tracker/0-1-month
Learning, Play, and Your 1- to 3-Month-Old - Ngày truy cập: 30/8/2022
https://kidshealth.org/en/parents/learn13m.html
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Đào VânTôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...
Bài viết liên quan- Nhạc thai giáo Beethoven có thực sự giúp bé thông minh?
- 5+ công cụ kiểm tra nghe tiếng Anh chất lượng, dễ sử dụng!
- Những cách dạy bé 3 tuổi học hát chuẩn chỉnh nhất, giúp tăng cường ngôn ngữ cho con
- Dạy bé 2 tuổi đọc thơ hiệu quả: Tuyển tập 27+ bài thơ hay nhất cho bé
- Tìm hiểu phương pháp giáo dục dựa trên dự án trong mầm non
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Cách Nuôi Dạy Con 1 Tháng Tuổi
-
62 Cách Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh 0-12 Tháng Tuổi Thông Minh Khỏe ...
-
Cẩm Nang Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Cực Chi Tiết - KidsPlaza
-
Kích Thích Trí Thông Minh Cho Trẻ 0-3 Tháng Tuổi Bằng Cách Siêu đơn ...
-
Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 0 - 6 Tháng Tuổi đơn Giản Nhất - Eva
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Từ 0 - 6 Tháng: Cần Chăm Con Thế Nào Cho đúng?
-
Nuôi Con Theo Phương Pháp EASY: Bé Khoẻ, Mẹ Nhàn Tênh | Huggies
-
Làm Sao để Dạy Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Hiệu Quả? - Kynaforkids
-
Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi - MarryBaby
-
Học Và Chơi Cùng Bé Từ 1 đến 3 Tháng Tuổi - Y Học Cộng Đồng
-
Dạy Bé Sơ Sinh 0-1 Tháng Tuổi - TheAsianparent
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi: Lời Khuyên Mẹ Cần Biết
-
Dạy Con Thông Minh Chuẩn Kiểu Nhật (0-3 Tháng Tuổi) - Giáo Dục Sớm
-
Dạy Con Kiểu Nhật - Dạy Trẻ Thông Minh, Dạy Con Từ 0 - 1 Tháng Tuổi
-
Cách Chăm Sóc Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng - Fitobimbi