Dạy Bé Tập Vẽ - Cách đơn Giản để Cải Thiện Chỉ Số IQ - Teky
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam, việc dạy bé tập vẽ thường không được chú trọng. Trong khi đó, giáo dục các nước phương Tây thường rất chú trọng các môn nghệ thuật. Không chỉ dạy trẻ tập vẽ ở độ tuổi mẫu giáo, hệ thống giáo dục phương Tây có hẳn các trường chuyên về nghệ thuật, phục vụ nhu cầu học tập của học sinh.
Nội dung
- Khi nào có thể dạy bé tập vẽ ?
- Lần đầu nghuệch ngoạc
- 2 đến 3 tuổi
- 3 đến 4 tuổi
- 4 đến 5 tuổi
- Hướng dẫn bé tập vẽ như thế nào ?
- Phản hồi tích cực:
- Phản hồi kém hiệu quả:
- Vẽ có thể thúc đẩy những kỹ năng khác của bé
- Lợi ích khi dạy bé tập vẽ
- 1. Nâng cao trí nhớ
- 2. Nâng cao khả năng quan sát
- 3. Nâng cao khả năng tưởng tượng
- 4. Vẽ tranh giúp bày tỏ cảm xúc
- 5. Hội họa khiến não trái và não phải cùng hoạt động
- 6. Quá trình vẽ sẽ rèn luyện nhiều khả năng của trẻ
- 7. Hội họa là một phương pháp biểu đạt tư tưởng
Khi nào có thể dạy bé tập vẽ ?
Đa số trẻ con bắt đầu vẽ nguệch ngoạc lúc 12-18 tháng tuổi. Giai đoạn này bé đã có thể tự ngồi mà không cần trợ giúp, biết nhặt đồ vật và di chuyển vật trên mặt phẳng. Bé vẫn còn thích nếm thử mọi thứ bé nhặt được nên đồ chơi của bé phải những vật an toàn. Bạn không cần ép bé, đến lúc phù hợp bé sẽ nhặt cây bút chì đầu tiên. Việc bạn cần làm khi dạy bé tập vẽ là chọn bút giấy thích hợp và tạo cơ hội cho bé.
Lần đầu nghuệch ngoạc
Bạn nên bắt đầu với tờ giấy trắng to, dán xuống sàn. Như vậy bé sẽ có nhiều không gian để di chuyển. Cho bé một cây bút chì màu loại ngắn và mập cho dễ cầm. Bé sẽ di chuyển từ vai hoặc cùi chỏ và sự di chuyển này rất ít chính xác. Nhưng khi bé bắt đầu biết di chuyển tới và lui, bé sẽ bắt đầu hiểu là bé đang vẽ. Bé sẽ rất thích thú.
2 đến 3 tuổi
Khoảng 2 tuổi, bé bắt đầu thay cách vẽ từ ngẫu hứng thành có kiểm soát. Kỹ năng vận động như cổ tay/bàn tay/ngón tay sẽ cải thiện hơn và sau đó bé sẽ có thể cầm bút chì. Đây là lúc bạn nên dạy bé vẽ bằng cách cho bé thêm nhiều bút màu hơn vì bé thích thể hiện bản thân bằng cách tự chọn màu cho mình. Bé biết vẽ trái/phải, thẳng, zic zac, chấm hoặc chéo. Mặc dù bé không có vẻ gì là đang vẽ một vật rõ ràng, nhưng những nét vẽ có thể giúp bé tưởng một vật nào đó, như cái cách người lớn tưởng tượng hình dạng con vật qua những đám mây.
3 đến 4 tuổi
Từ 3 tuổi bé sẽ thay những nét vẽ đơn thuần thành ra những vật rõ ràng hơn. Một vòng tròn với 2 đường thẳng (ám chỉ chân) là hình con người. Ở giai đoạn này, nhiều bé thích tự nói chuyện với mình hoặc người khác trong lúc vẽ; một số bé bắt đầu đặt tên các hình vẽ của bé. Đa số bé bắt đầu để ý các kí tự và vẽ chúng vào tranh.
4 đến 5 tuổi
Giai đoạn này, các hoạ sĩ nhí thích chọn màu ngẫu nhiên và vẽ các vật thể. Những ý quan trọng sẽ được bé vẽ to hơn, như là hình ba mẹ chẳng hạn. Bé có xu hướng vẽ những vật phức tạp theo kiểu x-ray – ví dụ như bạn sẽ thấy cảnh bên trong căn nhà từ bên ngoài. Bé cũng bắt đầu thích kể chuyện qua tranh bé vẽ.
Làm cha mẹ nên nhớ giai đoạn trên là giai đoạn trung gian – con bạn có thể trải qua nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bé vẽ thường xuyên và bao lâu.
>>Xem thêm: Rèn khả năng tập trung và tổ chức nhờ lập trình máy tính
Hướng dẫn bé tập vẽ như thế nào ?
Các nghiên cứu cho rằng sự có mặt của bạn là một cách giúp bé. Nghe có vẻ đơn giản nhưng tốt nhất là bạn ngồi cạnh bé, ngắm bé và lắng nghe, cho bé thấy bạn hứng thú với tranh bé vẽ và thích bé. Bạn có thể gợi ý bé tập vẽ ngôi nhà, vẽ người, bông hoa, ô tô hay con vật như con gà, con thỏ. Việc bạn hỏi han hay khen nên mang tính khuyến khích hành động của bé hơn là quan tâm kết quả bé vẽ. (Bạn sẽ thấy một số ví dụ bên dưới). Các câu hỏi như “đây là gì đây” sẽ làm bé cảm thấy thất bại vì vẽ mà bạn không hiểu.
Nên tránh so sánh tranh bé vẽ với các bé khác. Sẽ xảy ra 2 trường hợp: Các bé vẽ xấu hơn sẽ cố gắng bắt chước người vẽ đẹp hơn hoặc là bỏ cuộc.
Phản hồi tích cực:
- “Con thật chăm chỉ. Con đã vẽ nhiều chấm trên bức tranh này”.
- “Vẽ bút chì xoay vòng vòng vui không con?”.
- “Chúng ta sẽ dán tranh lên tủ lạnh để Ba về Ba xem nhé!”
- “Mình cho vào phong thư và gửi Bà xem nhé!”
Phản hồi kém hiệu quả:
- “Con vẽ gì vậy?”.
- “Con quên vẽ tay rồi”.
- “Con vẽ căn nhà giống như Jonny m
Khi bạn khuyến khích bé vẽ, bạn có thể tự hỏi đó có phải là tài năng không. Có thể đấy nhưng trước tiên có vẻ bé vẽ vì vui và đó là hoạt động trong sự phát triển của trẻ. Một số bé sẽ trở thành hoạ sĩ tài ba. Các hoạ sĩ nổi tiếng vẽ từ rất sớm. Khi còn là em bé, từ đầu tiên của Pablo Picasso là “bút chì” – không có gì ngạc nhiên cà vì ba mẹ ông là hoạ sỹ mà. Henri de Toulouse-Lautrec lúc 8 tuổi đã vẽ phác hoạ trong vở bài tập của ông. Claude Monet lúc 10 tuổi đã bán được những bức vẽ biếm hoạ cho người địa phương.
>> Xem thêm: 5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em
Vẽ có thể thúc đẩy những kỹ năng khác của bé
Khả năng vẽ liên quan đến khả năng viết chữ cái. Thời gian vẽ càng nhiều càng tốt. Một nghiên cứu (năm 1994) có 2 nhóm trẻ – nhóm trẻ dành thời gian vẽ và viết nhiều hơn sẽ có kỹ năng viết tốt hơn và những bức vẽ sáng tạo hơn.
Vẽ cũng liên quan đến khả năng nói của bé. Nghiên cứu năm 2006 cho thấy khả năng vẽ liên quan đến khả năng nhận biết sự vật nhanh. Nhiều bé thích vẽ với bạn bè và thảo luận những sáng tạo của nhau. Việc này giúp bé tăng cường kỹ năng giao tiếp. Việc vẽ và trao đổi với bạn hay với ba mẹ sẽ giúp phát triển kỹ năng viết cho bé.
Một số nghiên cứu còn cho thấy liên hệ giữa kỹ năng vẽ và khả năng học tập trong sự phát triển của trẻ.
Lợi ích khi dạy bé tập vẽ
1. Nâng cao trí nhớ
Có lẽ khi nhìn thấy một đứa trẻ vẽ mà không có chút “cảm giác nghệ thuật” nào, phản ứng đầu tiên của người lớn sẽ là “sao vẽ nguệch ngoạc thế”, điều này không sai, nếu trẻ nhỏ vẽ hoàn toàn phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người lớn, vậy thì không còn là trí tưởng tượng nữa rồi.
Không phải tranh của trẻ không có ý nghĩa, chỉ là trong tư duy của người lớn chúng ta thiếu sự thấu hiểu đối với tác phẩm của trẻ. Đối với trẻ, một vòng tròn nhỏ là một đóa hoa, hình người, vài đường kẻ đậm nhạt chính là một căn nhà, vài cái cây v.v… Nếu chúng ta quan sát cẩn thận thì Giáp cốt văn mà người xưa dùng cũng giống như “ký ức vô ý thức” của trẻ.
Các bé nghĩ đến những ký ức về sự vật bên ngoài trong đầu mình, sau đó dùng cách non nớt, ngây ngô để thể hiện. Thậm chí có những nhà tâm lý học cho rằng, sức sáng tạo của trẻ trước 5 tuổi là cao nhất, gần như có thể đạt đến mức của các họa sĩ lớn. Nội dung mà các bé vẽ ra hoàn toàn không vô nghĩa, mà là lặp lại ký ức, chỉ là cách thể hiện không phải là cách mà người lớn chúng ta quen tiếp nhận.
2. Nâng cao khả năng quan sát
Khi con của bạn chỉ vào hình vẽ “kỳ lạ” trong tranh của mình và nói đó là nàng tiên, cổ tích, siêu nhân, vô địch…, đừng nhìn con bằng ánh mắt không tin tưởng.
Tranh con vẽ thường có chút khó hiểu, nhưng bạn có biết được những điều mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày xuất hiện với vai trò hoặc hình dáng như thế nào trong thế giới nhận thức của trẻ không?
Thật ra, đây chính là thể hiện khả năng quan sát của trẻ, các bé không phải chịu những sự hạn chế cố định nên có thể chú ý đến những chi tiết mà rất nhiều người lớn không thể chú ý đến, thế giới nội tâm của các bé đôi khi nhạy cảm hơn người lớn.
3. Nâng cao khả năng tưởng tượng
Đa phần các bức tranh của trẻ thường nghuệch ngoạc và khó hiểu. Tuy nhiên, bạn hãy thử nghe con giải thích các hình vẽ thì bạn sẽ thực sự ngạc nhiên.
Trẻ em có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Những sự vật xung quanh chúng ta tưởng chừng rất bình thường nhưng qua đôi mắt của trẻ lại trở nên rất có sức sống, hàm chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Những hình ảnh mà trẻ vẽ không chỉ đơn thuần là việc mô phỏng đối tượng thực mà trẻ đang vẽ ra trí tưởng tượng, những suy nghĩ của mình. Đây là phương pháp tốt để rèn luyện khả năng tư duy của bộ não, phát triển trí thông minh cho con.
4. Vẽ tranh giúp bày tỏ cảm xúc
Chuyên gia giáo dục Diester chỉ ra rằng: “Vẽ tranh một giờ đồng hồ đạt được nhiều thứ hơn là ngắm tranh 9 tiếng đồng hồ”. Đây cũng là lý do vì sao có rất nhiều chuyên gia tâm lý đôi khi yêu cầu người bệnh vẽ một bức tranh trước khi chữa trị cho họ. Trong tâm lý học, trẻ nhỏ cũng vậy, thông qua phân tích tranh của trẻ sẽ có thể rút ra được căn nguyên cảm xúc, bệnh tâm lý của các bé.
Trẻ nhỏ có sự yêu thích và mong muốn được bày tỏ rất mạnh mẽ, những cảm xúc vui buồn hờn giận của các bé đều rất sống động. Khi mà trẻ còn chưa sử dụng được vốn ngôn ngữ phong phú để bày tỏ thế giới nội tâm của mình thì trẻ sẽ thông qua cách kết hợp giữa tay và não – như vẽ tranh chẳng hạn. Cũng có nghĩa là, thật ra mỗi bức tranh đều viết nên tâm tư chân thật của trẻ, là cách mà trẻ thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.
Cho bạn biết một bí mật nhỏ: nếu tranh của con bạn nét vẽ cứng, chồng chéo, lộn xộn, màu sắc ảm đạm, điều này cho thấy khi ấy có thể tâm trạng của trẻ không tốt. Ngược lại, nếu nét vẽ mềm mại, phong phú, màu sắc rõ ràng thì cho thấy tâm trạng của trẻ rất ổn, cảm xúc cũng rất tốt.
5. Hội họa khiến não trái và não phải cùng hoạt động
Trong cuộc sống thường ngày, mọi hành động chủ yếu là dùng não trái. Suy nghĩ vẽ gì, vẽ như thế nào cũng như kiểm soát vận động của tay, những điều này đều sẽ thúc đẩy não trái hoạt động.
Khi vẽ, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng nhận biết đối với màu sắc, hình dáng, không gian một cách vô thức, những điều này đều có rất nhiều lợi ích đối với não phải.
Vì vậy, hội họa có thể đồng thời sử dụng cả não trái và não phải. Trong quá trình vẽ, trẻ sẽ không ngừng đột phá tư duy và những định thức vốn có. Khi tiếp nhận những điều mới từ thế giới bên ngoài, tìm được cảm hứng, não trái và phải sẽ đồng thời hoạt động.
6. Quá trình vẽ sẽ rèn luyện nhiều khả năng của trẻ
Bắt đầu từ việc tô màu đơn giản, trẻ sẽ không ngừng sáng tạo, từ những nét vẽ ban đầu đến khi hình ảnh mang ý nghĩa, rồi đến màu sắc, nội dung, khả năng sáng tạo sẽ được phát huy vô hạn.
Từ những tác phẩm hội họa cũng như quá trình vẽ của các bé, chúng ta có thể hiểu được rằng vẽ là quá trình tăng cường trí nhớ, thúc đẩy khả năng quan sát, rèn luyện trí tưởng tượng của trẻ. Chúng được hình thành từ sự quan sát tinh tế, khả năng tư duy đối với hình ảnh, trí nhớ tốt, khả năng tưởng tượng sáng tạo, thêm vào đó là sự vận động hài hòa của tay và năng lực biểu đạt phong phú. Những khả năng này là điều mà các loại thuốc bổ không thể làm được!
7. Hội họa là một phương pháp biểu đạt tư tưởng
Hội họa là một loại hình nghệ thuật, có sức lôi cuốn giống như âm nhạc và vũ đạo, có thể nói đây là một cách biểu đạt tư tưởng của con người. Dù là các tác phẩm hội họa của trẻ nhỏ hay người lớn đều mang yếu tố tình cảm cá nhân, nếu không tác phẩm sẽ rất cứng nhắc, không có sức sống. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình từ nhỏ đã có ‘tế bào nghệ thuật’ thì hãy dạy bé tập vẽ thử xem!
Xem thêm:
- Chuyển ảnh thành tranh vẽ top ứng dụng siêu hot
- Toán tư duy – Giúp trẻ “đánh thức” khả năng tiềm ẩn – Teky
- Top 10 phần mềm chỉnh sửa ảnh
Từ khóa » Dạy Bé Vẽ Tranh
-
Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Học Tập Vẽ Phong Cảnh Ngôi Nhà Của Bé
-
Dạy Bé Học Vẽ Tranh Phong Cảnh Cực đẹp | Vẽ Và Tô Màu Kim Tuyến
-
Dạy Bé Vẽ Con Ong - How To Draw A Bee - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Học Tập Vẽ Phong Cảnh Ngôi Nhà Của Bé
-
Dạy Bé 5 Tuổi Vẽ Tranh: 7 Lợi ích Có Thể Mẹ Chưa Biết - Monkey
-
Các Bước Dạy Bé 4 Tuổi Học Vẽ Kích Thích Sáng Tạo - Monkey
-
Cách Dạy Bé Vẽ Con Vật Siêu đơn Giản (Phần 1)
-
Dạy Bé Vẽ Tranh đơn Giản đẹp Mà Dễ Thương - Special Kid
-
Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Vẽ Tranh Phong Cảnh Ngôi Nhà - DongnaiArt
-
Dạy Bé Vẽ Tranh Theo Chủ đề Những điều Gần Gũi Quanh Bé - 123doc
-
Top 14 Dạy Bé Vẽ Tranh
-
5 Cách Vẽ Con Người Cực đơn Giản Cho Bé Mới Học - Byhien
-
Dạy Bé Vẽ Tranh Con Chó | MN Hoa Thủy Tiên
-
Tổng Hợp Cách Vẽ Các Con Vật đơn Giản Cho Bé
-
DẠY BÉ VẼ TẠI NHÀ SIÊU ĐƠN GIẢN | Trung Tâm Vẽ Sáng Tạo ...
-
Dạy Vẽ Con Vật, Chữ Cái, Tập Tô Màu Tranh Cho Bé 3 4 5 Tuổi - MySun