Dây Bình Bát Và 10 Bài Thuốc Chữa Bệnh Tiểu đường, Tiểu Khó, Tiểu ...

Dây bình bát là một loại cây dại, mọc hoang rất thân quen với người dân quê. Cây có một loại quả có màu đỏ mộng trông rất bắt mắt, không chỉ là là thực phẩm ăn được mà còn là một vị thuốc hay trong Đông y.

Thông tin, hình ảnh dây hình bát
Thông tin, hình ảnh dây hình bát
  • Tên khác: dây bát, bát bát, mảnh bát, miếng bát ….
  • Tên khoa học: Coccinia grandis
  • Tên tiếng anh: Coccinia grandis
  • Họ: Bí (Cucurbitaceae)

Đặc điểm nhận dạng của dây bình bát

1. Mô tả dây bình bát

Dây bình bát là loài cây thảo thân leo, toàn thân nhẵn và mảnh, dài tới 5m hoặc có thể hơn. Lá của dây bình bát có hình trái tim, mọc so le với nhau; lá có cuống dài, có khía 5 thùy nông, ở mép lá có răng cưa; đối diện với lá có tua cuốn đơn.

Hoa của dây bát có hoa đực và hoa cái, hai hoa này đều giống nhau, mọc thành từng hoa ở nách lá; hoa có cuống dài 2cm, rộng khoảng 2.5cm. Quả khi chín có màu đỏ, bên trong chứa nhiều thịt. Dây bình bát ra quả, kết quả quanh năm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Dây bình bát mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Ở nước ta, loại cây này được tìm thấy ở trên các nương, rẫy, hàng rào, lùm cây từ đồng bằng đến miền núi.

  • Bộ phận dùng: Các bộ phận của cây (lá, thân, quả, củ)
  • Thu hái: Bát bát được thu hái quanh năm dùng để ăn hoặc làm thuốc. Tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất để thu hái loại thảo dược này là đầu xuân (khoảng tháng 2 – 3) và mùa thu (khoảng tháng 8 – 9).
  • Chế biến: Củ mảnh bát sau khi thu hái về sẽ rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi phơi khô.

3. Tính vị, Quy kinh, bảo quản

Dây bình bát có vị ngọt thanh, thơm nhẹ, tính mát. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói về con đường quy kinh của dây bình bát, tuy nhiên nó được biết đến với tác dụng thanh phế, giải độc, nhuận táo, thanh nhiệt, sinh tân dịch. Từ lâu, loại thảo dược này thường được dùng để chữa táo bón, mụn nhọt, miệng khô, tiểu buốt, bí tiểu,…

Bảo quản: Trong túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

4. Thành phần hoá học

Trong dây bình bát có nhiều thành phần hóa học khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, họ đã điều chế được một số loại cao từ loại cây thân thảo này, chẳng hạn như:

  • Cao etyl acetat
  • Cao hexan
  • Cao nước.

Tác dụng dược lý của dây bình bát

Y học cổ truyền cho biết, dây bình bát có tác dụng thanh phế, giải độc, nhuận táo, thanh nhiệt, sinh tân lợi. Vì thế, nó thường được dùng để chữa bệnh như: táo bón, mụn nhọt, miệng khô, bí tiểu, tiểu buốt,…

Trong khi đó, y học hiện đại chứng minh, trong bát bát chiết xuất được nhiều loại cao như etyl acetat, hexan, nước. Khi các cao này đem thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase  (một loại emzym gây thủy giải của cacbohydrat đồng thời làm glucose thẩm thấu vào mạch máu nhanh hơn khiến bệnh tiểu đường type 1 xuất hiện). Kết quả thu được từ nghiên cứu này đó là cho thấy khả năng ức chế enzym α-glucosidase để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Kết quả khảo sát này của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Đây có thể được coi là cơ ở để chứng minh dây bình bát có hiệu quả trong việc hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng dây bình bát

Công dụng dây bình bát chữa bệnh đái tháo đường
Công dụng dây bình bát chữa bệnh đái tháo đường

1. Chữa đái tháo đường kèm táo bón

Bài thuốc 1: Hái một nắm lá của dây bình bát non (khoảng 100gr) rửa sạch cho vào nấu canh. Mỗi tuần ăn vài lần. Hoặc người bệnh cũng có thể lấy lá này cho vào xay nước uống.

Bài thuốc 2: Kết hợp lá bình bát, rau dền, rau sam (mỗi loại 50gr) cho vào nấu canh cua. Mỗi tuần ăn vài lần.

2. Chữa đái tháo đường kèm tăng huyết áp

Video hướng dẫn làm bài thuốc

Nguyên liệu: Dây bình bát, cỏ mần trầu, dền gai (mỗi loại 50gr).

Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nấu canh ăn. Hoặc cho vào sắc lấy nước uống hàng ngày.

3. Giúp ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Lấy lá đọt non dây bình bát rửa sạch, để ráo rồi cho vào nấu với thịt lợn, tôm, thịt bò, cá trê, cá lóc,… Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn giúp ổn định đường huyết, giảm triệu chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Video hướng dẫn làm bài thuốc

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường bằng cây xạ đen (bách giải)

4. Chữa trĩ đi ngoài ra máu

Nguyên liệu: Bình bát tươi (50gr); rau diếp cá (30gr); mào gà, xơ mướp (mỗi loại 5gr).

Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm sắc nước, chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

5. Chữa tiểu khó, tiểu buốt, bí đái, đái dắt

Bài thuốc 1: Hái một nắm lá bình bát non, rửa sạch nấu canh ăn.

Bài thuốc 2: Lấy dây bình bát (cả thân, lá, cành) cắt khúc nhỏ, phơi khô. Mỗi ngày lấy 1 lượng bình bát khô nhất định đem sắc nước, chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày. Hoặc có thể hãm với nước và dùng như nước trà hàng ngày.

Bài thuốc dây bình bát chữa bệnh da liễu

1. Chữa mụn nhọt, lở loét, vết côn trùng cắn

Lấy 1 vài lá bình bát tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào cối giã nhỏ, dùng là đã giã đắp lên chỗ bị mụn nhọt, lở loét.

Với người bị côn trùng cắn kèm sốt, bạn cần chú ý là nếu giã lá nát thì cần thêm 1 chút nước vào. Sau đó, phần bã thì đắp còn phần nước gạn được thì uống. Phần bã đem hơ nóng rồi xoa miết khắp người.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa mụn nhọt bằng cây trinh nữ hoàng cung

2. Loét trong miệng hoặc trên lưỡi

Công dụng dây bình bát chữa lở loét miệng
Công dụng dây bình bát chữa lở loét miệng

Bài thuốc 1: Lấy bình bát khô đem đun với nước rồi uống như uống trà hàng ngày.

Bài thuốc 2: Hái trái bình bát xanh, nhai sống.

3. Chữa rôm sảy cho bé trong mùa nắng

Lấy lá mảnh bát khô rửa sạch, cho vào ấm đun với nước rồi dùng nước tắm cho bé. Chỉ cần thực hiện 2 lần là các rôm sảy của bé sẽ hết.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Chữa trúng độc

Bài thuốc 1: Lấy rễ, củ bát bát tươi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống.

Bài thuốc 2: Lấy 30 – 50gr củ bát bát khô sắc với 200ml nước. Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn khoảng 50ml thì tắt bếp rồi uống 1 lần trong ngày.

2. Chữa miệng khô khát dù đã uống nhiều nước

Công dụng dây bình bát chữa miệng khô khát
Công dụng dây bình bát chữa miệng khô khát

Nguyên liệu: Rau bình bát, rau ngót, rau đay, trai đồng (hoặc hến)

Thực hiện: Trai đồng (hoặc hến) lấy lượng vừa đủ ăn, làm sạch rồi nấu canh cùng với rau bình bát, rau ngót, rau đay. Chỉ cần ăn món này vài lần sẽ chứng miệng khô khát sẽ hết.

Những lưu ý khi sử dụng dây bình bát trong việc chữa bệnh

  • Bình bát có tính mát nên những người thường xuyên bị đau bụng, lạnh bụng hạn chế sử dụng.
  • Hạn chế sử dụng bình bát vào buổi chiều hoặc tối.
  • Ngoài dây bình bát dạng thân leo còn có 1 cây khác cũng gọi là bình bát nhưng thân gỗ, với công dụng chính là điều trị lao phổi. Bạn cần phân biệt rõ hai loại cây này để không bị nhầm lẫn.

Bạn đã bao giờ sử dụng dây bình bát trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ dây bình bát? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng ThongTinThuoc chia sẻ bài thuốc hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

3/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Trai Binh Bat Giay