Dạy Chim Sáo Nói Tiếng Người - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Dạy chim sáo nói tiếng người như thế nào? Những bí kíp dạy chim sáo nói tiếng người chuẩn nhất.
Chim sáo
Sáo là một loài chim trong thiên nhiên, nó có nhiều tính năng như biết bắt chước giong nói của con người vì trong não chúng có bộ phận tiếp thu và bắt chước(lập lại) I. Phương pháp chọn :
1) Chọn nuôi sáo:nên chọn con to khỏe..đầu to.mỏ đẹp móng đẹp trong đàn 2) Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to khi đút thực ăn nó ăn và rụt cổ lại ( chim trống thường thế ) 3)Nên nuôi từ lúc đút., điều này làm chủ và chim quen nhau hơn..nên dễ dàng huấn luyện.cũng như nuôi dạy hơn. 4) Xem trong đàn con nào to con mà cuống lông đuôi to nhất, long đuôi lại trông ngắn nhất là bắt ( thông thường sáo mái long đuôi phát triển sớm nên dài hơn sáo trống và sáo mái mọc long đuôi rất đều nhau còn sáo trống lại không thế ) 5) Lựa chọn loại nuôi : sáo nói thường phổ biến 3 loại : Sáo đen, sáo nâu, cà cưỡng ( sáo sậu)
II. Đặc điểm một số loài sáo nói phổ biến :
II.1 Sáo đen : A,Chân vàng mỏ vàng, mắt đen kịt, không có tròng trắng loại này thuần chủng không tạp giao sức khỏe cực tốt như không thông minh lắm học nói kém, kém t/c với chủ nhìn vào mắt hơi dữ và vô cảm B,Chân ngà mỏ ngà, tròng mắt có màu vàng và con ngươi nhỏ tí có thể co giãn đc, loại này học nói nhanh, có t/c với chủ. C,Mỏ ngà chân vàng tròng mắt màu vàng và con ngươi đồng tử co giãn đc> lúc to lúc nhỏ theo biểu hiện t/cảm đặc biệt có sức khỏe rất tốt và thông minh, mau nói, nói nhiều (theo các cụ chuyên bắt sáo bảo là: Bố nó mỏ vàng chân vàng, mẹ nó mỏ ngà chân cước nên hội tụ đc sức khỏe của bố và thông minh của mẹ> chưa đi bắt sáo nên k rõ các cụ nói vậy đúng k?) Con này e đương nuôi Ngoài ra 2 loài này thỉnh thoảng tạp giao nên sinh ra nhiều F1, F2... tạp chủng nhưng ít ưu điểm... ( Trong sáo đen nên chọn loại B và C loại A bỏ ) II.2 Sáo Nâu - Đặc tính của sáo nâu là thông minh và cũng khá dữ dằn. Nó có thể sẽ cắn sứt tay của bất cứ ai - trừ chủ của nó - dám thò tay vào lồng. Sáo ăn uống ít vương vãi hơn Nhồng và Vẹt, tuy nhiên phải thay nước hằng ngày vì bị nó làm dơ. Sáo sau một thời gian nuôi dưỡng có thể nuôi thả nếu nhà không có mèo: nó sẽ tự động về tổ khi đói bụng - Sáo nâu nói rất sõi và học nói cũng rất nhanh, nhưng nhược điểm về sáo nâu lại nằm ở chỗ khi lớn lên rất ít con cho chủ sờ vào người mặc dù chủ đi đâu nó đi theo đấy, ngoài ra sáo nâu trông mã không đẹp bằng sáo đen III.3. Cà cưỡng : - là loài chim rất thích bắt chước tiếng động, Bản tính của con Cưỡng là vậy, chưa biết nói thì nói gió, mà khi biết nói tiếng người thì… nói cả ngày. Chính nhờ vào cái tật hay nói đó mà con chim tầm thường khắp đồng quê nội cỏ này mới được người đời ưa chuộng, đem về nhốt lồng nuôi nấng, săn sóc tử tế như các giống chim hót, chim cảnh đắt tiền khác. - Chim trống thì miếng da vàng ở đuôi mắt vừa to, vừa dài, có thể dài 1cm. Trong khi chim mái có miếng da ở đuôi mắt vừa nhỏ, vừa ngắn. Mặt khác, ở chim trống hai cánh có lông trắng nhiều hơn, trong khi ở hai cánh con mái thì lông xám đen nhiều hơn. IV. Nuôi dưỡng, chăm sóc + Lồng chim: nuôi sao người ta dùng lồng lớn như nuôi Nhồng vậy. Con chim này thích nhảy nhót trong lồng, nên được ở lồng rộng nó đỡ bị tù túng. Nên dùng lồng inox hoặc lồng sắt loại lồng của TAIWAN. Vì sáo cũng rất giống vẹt hay cắn mọi thứ xung quanh nếu nuôi bằng lồng tre sáo sẽ cắn làm hỏng… vả lại lồng sắt hạn chế được sự xâm lấn của mèo và chuột + Thức ăn : Sáo là 1 loài ăn tạp, ăn rất khoẻ và ị cũng rất nhiều, hầu như nó không kén chọn thức ăn lắm Ngoài thiên nhiên sáo ăn cào cào, sâu bọ, trùn, ếch nhái và các loại hột như đậu, mè, cùng trái cây chín có vị ngọt như chuối chín. Nuôi trong lồng thì nó ăn được cơm, chuối, cào cào. Tuy nhiên để đủ dinh dưỡng cho sáo cũng như để sáo có 1 bộ lông mượt mà nhất thì nên cho ăn như sau :
Công thức thức ăn cho sáo :
+ Cám Ba vì ( 1 gói 500gram/gói ) hoặc Cám cò loại dùng cho gà con 0.5 kgs + Trứng gà : lấy 4 lòng đỏ trứng ( trộn sống ) + Mật ong : 1 chén uống trà + Vitamin B complex + Thịt bò xay nhuyễn 1 lạng Cách làm : Lấy lồng đỏ trứng gà + thịt bò xay + Mật ong đánh nhuyễn thành 1 hỗn hợp, sau đó trộn đều với cám. Để khoảng 30 phút cho ngấm và sau đó vẩy 1 tí nước lên trên rồi sấy nhẹ cho khô, nếu nhà có lò vi sóng thì để vào lò bật nắc 500W và vặn nút thời gian 4, để nguội hẳn trộn + Vitamin B complex vào rồi bảo quản NGOÀI RA : Nên bổ sung thêm hoa quả cho sáo, và mồi tươi ( cào cào châu chấu, dế….thịt..VV ) khi cho ăn mồi tươi thì bắt buộc cầm tay cho ăn, để sáo tuân lệnh và vâng theo lời chủ Bảo quản : Vì Miền bắc khí hậu rất ẩm nên cho vào tủ lạnh là tốt nhất, khi nào cho ăn thì bỏ ra Tóm lại, giống chim này rất dễ nuôi cho ăn gì cũng sống cả. Có người cho ăn cơm trộn ớt, nghĩ rằng ăn như thế sẽ mau biết nói, nó cũng ăn luôn không hề hấn gì cả. Nhưng chú ý khi cho ăn ớt phải theo dõi xem nó có hợp khẩu vị không nhé ko thì nó tuyệt thực là ra đi luôn ( nên cho ăn tuần 1 lần ) + Tắm táp : Tối thiểu tuần phải cho tắm 2 lần + Phương pháp dạy nói : Cái này là cái quan trọng nhất, nuôi sáo mà không biết nói khác chi nuôi con cóc… Vì vậy phải có chương trình dạy nói ngay, + Thời gian dạy nói ngay từ tháng thứ 2 -- Mặc dù nó chưa biết nói cũng phải dạy ( giống như trẻ sơ sinh ) càng nói chuyện với nó nhiều thì nó càng nhanh biết nói + Dạy sáo từ những từ đơn giản như : Xin chào, Hê lô, cụ ơi…..vv chỉ dậy từ có 2 từ và chọn 1 từ cho nó học, không nên hôm nay dạy cái này mai dạy cái khác nó ko nhớ được đâu. Dạy biết từ này mới dạy từ khác, khi nó nói được 1 từ rồi thì học từ khác dễ dàng lắm + Khi nó biết nói rồi thì kết hợp dậy nó với âm thanh như bấm chuông ( ai đấy ), nghe tiếng xe máy (ông chủ về )… chuông điện thoại reo ( a lô, a lô …) VV + Sáo nhiệt tâm học bài nhất là lúc : Sáng sớm ( các loài chim đều mở miệng vào sáng sớm ) và lúc giữ trưa ngủ gật hay lúc xế chiều buồn ngủ… Lúc ấy là nó hoạc bài tốt nhất ta nên dạy nó lúc này cho nhanh thuộc + Đặc biệt chú ý : Khi cho ăn mồi tươi cầm trên tay chịu khó dạy nó nói + Sáo rất mau nói tuy nhiên không dạy từ bé thì đến quá 6 tháng tuổi rất khó dạy và trên 1 năm thì gần như không dạy được + Mua cái đài USB thâu giọng nói vào và bật nho nhỏ đủ nghe cho nó nghe liên tục sẽ mau biết nói nhanh
|
1. Chọn sáo để nuôi dạy nói nên chọn loại chim sáo có mỏ màu trắng, không chọn chim mỏ vàng. Chim sáo có loại: Loại mỏ màu vàng nhìn rất đẹp, to con, bắt mắt nhưng chậm nói. Chim Sáo mỏ trắng nhỏ con nhưng rất mau nói.Trong một lồng chim thì nên chọn con nào to, chân to, cao, mượt mà (Vì sáo con chưa mọc mào nên khó tìm con đực- phải chọn như vậy). Còn nếu bắt được tổ thì nên chọn con thứ hai (Nhìn sự trưởng thành của chim con mà chọn) vừa dễ nuôi vừa mau nói. Đừng ham chọn con già lông nhất.
2. Khi sáo đã biết tự mổ thức ăn để sáo mau nói phải cách ly người, trùm áo lồng thật kín. Tốt nhất là để nơi ít người qua lại và thật yên tĩnh.Ở phố thì không được để tiếng rao của người bán hàng rong lọt vào tai nó. Nếu không nó sẽ rao lại ngay lời rao đó.
Bạn định dạy sáo câu gì, ví dụ: Chào Bác, hoặc Ai đấy, hay Bác ơi kẻ cắp... để mai này đặt lồng nơi góc cửa có ai vào nó sẽ hét toáng câu đó lên thì nên lựa chọn, cân nhắc để dạy.
3. Ngoài lúc cho sáo ăn và vuốt ve, tắm táp, sưởi nắng phải chùm áo lồng thật kín bằng vải dày tối màu. Khi lại gần lồng chim bạn hãy rón rén, nhẹ chân (Vì loài sáo rất tinh) hét thật to câu mình dạy nó nói. Hiệu quả nhất là vào chiều tối lúc sáo ngủ gà, lúc sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi khoái khẩu nhử cậu ta. Ví dụ sáo rất tích ăn cào cào và thịt nạc trần, bạn dứ dứ và liên tục nói rõ ràng, rành rọt như dạy em bé nói, hiệu quả sẽ rất nhanh.
4. Bạn cứ kiên trì, đảm bảo sau năm, sáu tháng (kể từ ngày con sáo thôi không kêu choéc choéc) bạn sẽ có con sáo nói đúng câu bạn dạy. lưu ý nếu giọng bạn khàn khàn con sáo cũng sẽ khàn khàn. Để em bé giọng trong trẻo dạy con sáo cũng sẽ nói giọng trong vắt như ý muốn.
Khi sáo đã nói sõi bạn để lồng ở góc cửa ra vào có người lạ nó sẽ nói ngay câu bạn dạy, vì giống này nó giữ nhà tốt lắm. Con nào không chịu nói khi có người lạ bạn hãy nhờ trẻ nhỏ hàng xóm hàng ngày lấy ngón tay chọc tức cho nó xù mào lên, dần dần thấy người lạ nó sẽ rất ghét.
Những trường hợp nhà ở độc lập, ít người qua lại hoặc bạn nhốt kín trong nhà, không phải là nuôi trong phòng khách hoặc cho nó nhìn thấy người đi lại ngoài phố, khi thả ra khỏi lồng, đang chơi tha thẩn trong nhà thấy người lạ là nó xông đến mổ túi bụi đấy. Nguy hiểm nhất là khi các em bé lạ đến chơi mà nó xổng lồng là nó mổ ngay, rất nguy hiểm.
Kinh nghiệm nuôi chim họa mi hót hay
Kinh nghiệm nuôi chim vành khuyên
Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy
phương pháp nuôi sâu gạo
(St)
Từ khóa » Cách Nuôi Sáo Mau Biết Nói
-
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Sáo Nói Giỏi để Trông Nhà - Báo Mới
-
Cách Luyện Chim Sáo Biết Nói – Dạy Sáo Nói Chào Khách
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Và Cách Dạy Chim Sáo Nói Chuyện
-
Mách Bạn Cách Dạy Chim Sáo đen Nói Tiếng Người | Pet Mart
-
CẬN CẢNH CÁCH LỘT LƯỠI CHIM SÁO. - YouTube
-
Cách Dạy Chim Sáo Nói Như Người. - YouTube
-
Chăm Sóc Sáo Non, Dạy Sáo Nói Nhanh Nhất , Sáo đen Và Sáo Nâu ...
-
Cách Làm Cho Chim Sáo Siêng Nói | Thú Vui Tại Gia - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Chim Sáo Hót Hay – Thuần đét – Nói Như Người
-
Cách Luyện Chim Sáo Biết Nói – Dạy Sáo Nói Chào Khách
-
Chim Sáo Nuôi Bao Lâu Thì Biết Nói - Thả Rông
-
Chim Sáo Nâu Có Biết Nói Tiếng Người Không ? Dạy Chúng Nói Như ...
-
Cách Nuôi Chim Sáo Biết Nói - Dogily Petshop
-
Cách Nuôi Sáo Đen Mỏ Vàng Mau Biết Nói Ai Cũng Thích