Dây Cóc Trị Bệnh Gì? Liều Dùng Và Công Dụng Của Cây Kí Ninh - Onplaza
Có thể bạn quan tâm
Cùng đọc bài viết để biết thêm các thông tin chi tiết về dây cóc, liều dùng và những công dụng của loại dược liệu này.
Contents
- I. TÊN GỌI
- II. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CÂY
- 1. Mô tả hình dáng Dây cóc
- 2. Phân bố
- 3. Bộ phận làm dược liệu
- III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
- 1. Trong thân cây dây cóc:
- 2. Trong rễ cây dây cóc:
- IV. CÔNG DỤNG CỦA DÂY KÝ NINH
- 1. Theo khoa học hiện đại
- 2. Theo y học cổ truyền
- V. LIỀU DÙNG
- VI. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ DÂY KÝ NINH
- VII. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DÂY KÝ NINH
I. TÊN GỌI
- Tên tiếng Việt: dây thần thông, dây ký ninh, dây sốt rét
- Tên khoa học: Tinospora crispa Miers
- Họ khoa học: Menispermaceae (Tức họ Tiết dê)
Hình ảnh cây ký ninh
II. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CÂY
1. Mô tả hình dáng Dây cóc
Dây cóc tức là dây Ký ninh. Đây là một loài cây dây leo. Bởi thân cây xù xì tựa như da cóc nên thường được gọi với cái tên Dây Cóc trong nhân gian.
Thân cây dây cóc dài khoảng 6m đến 7m, đôi khi dài hơn 10m. Bề ngoài thân cây lúc non có màu xanh, khi già chuyển sang màu nâu nhạt. Từ thân chính mọc ra các nhánh phụ, leo rất khỏe.
Lá dây cóc có hình trái tim, mép lá nguyên, tựa như lá trầu không. Phiến lá dày, chiều dài khoảng từ 8cm đến 12cm, rộng chừng 5cm đến 6cm. Cuống lá dài, khá gầy. Các lá đơn mọc so le, màu lục.
Cây dây cóc trổ hoa ở kẽ lá. Các hoa tập hợp thành các chùm, không mọc đơn lẻ. Kết quả có màu đỏ khi chín. Mỗi quả dài chừng 12mm, bên trong có một hạt dẹt.
2. Phân bố
Trên thế giới, người ta tìm thấy cây dây cóc ở các nước Lào, Campuchia, Việt Nam, Philipin…
Tại Việt Nam, cây dây cóc đa số là mọc hoang dại. Cây được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía bắc như: Tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hà Giang, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ, có cả ở vùng núi Hà Tây (thuộc Hà Nội)…
Ngày nay, cây dây cóc cũng đã được người dân trồng để lấy dây làm thuốc chữa bệnh. Loài cây này rất dễ trồng: Chỉ cần cắt phần thân già với chiều dài khoảng 10cm đến 15 cm rồi giâm vào nơi đất ẩm vào mùa nồm thì phát triển rất nhanh. Có tài liệu ghi nhận, nếu dây cóc gặp thời tiết thuận lợi, đất giàu dinh dưỡng có thể dài ra từ 20cm đến 24 cm trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
3. Bộ phận làm dược liệu
Cây dây cóc cho ta phần thân cành, tức là phần dây để làm dược liệu. Dây cóc lúc tươi có chất nhầy, vị khá đắng.
Người dân tiến hành cắt dây cóc quanh năm, chọn những đoạn già, màu nâu xám. Sauk hi thu hái cần làm sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn chừng 0,5 cm đến 1 cm, phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu.
Dược liệu dây cóc (dây ký ninh)
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1. Trong thân cây dây cóc:
Tác giả L. Beau Quesne đã tìm thấy chất ancaloid trong thân cây. Ông cho rằng đây là panmatin. Tuy nhiên, có một số nhà khoa học khác lại cho rằng đó không phải là panmatin, mà là chất berberin. Ở dây cóc khô, thì tỉ lệ ancaloid đạt 0,10%.
Ngoài ra, tác giả L. Beau Quesne còn chiết xuất từ thân dây cóc khô ra một chất đắng với tỷ lệ là 0,60-0,80. Chất đắng chính là một glucozit không có tinh thể, khó thuỷ phân bằng axit. Trong chất này, tác giả L. Beau Quesne xác định phần đường có thể là một metyl pentoza, phần không đường cho phản ứng Liebermann.
2. Trong rễ cây dây cóc:
Nhiều nhà khoa học đã tìm thấy trong rễ cây dây cóc có chứa: chất ancaloit berberin, chất đắng columbin (khoảng chừng 2,2%) và chất picroretin.
IV. CÔNG DỤNG CỦA DÂY KÝ NINH
1. Theo khoa học hiện đại
Một số nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của ký ninh (tức dây cóc) dựa trên các thành phần hóa học trong loại dược liệu này và các thực nghiệm lâm sàng.
- Tác dụng chữa tiêu chảy: Trong dây cóc có chứa ancaloit berberin, columbine và picroretin. Các chất này có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh tiêu chảy và chứng đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, các ancaloid còn có tác dụng giảm đau và gây tê.
- Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư: Trong dây cóc có chứa nhiều thành phần hóa học chuyển hóa. Bao gồm: Alkaloid, diterpenoid, phenolic, tinocorside, lactone,… Những chất này có khả năng ức chế sự di căn của những tế bào thần kinh đệm. Bên cạnh đó, hoạt chất polysaccharide trong dây cóc còn có khả năng cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Đặc biệt, dây cóc hay dây ký ninh được ghi nhận có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng.
- Tác dụng tích cực đối với xương: Chiết xuất chất methanol từ dây cóc có khả năng làm gia tăng tế bào bạch cầu và các tế bào tủy trong xương; Chất này làm cho hệ xương khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
- Ngăn chặn quá trình oxy hóa: Các nhà khoa học đã chiết xuất ra dịch ethanol từ dây cóc. Chất này có tác dụng tăng cường hoạt động của các chất chống ô xy hóa trong cơ thể con người.
- Hạ đường huyết: Chiết xuất dây cóc ta được dịch ethanol và chloroform. Hai chất này có tác dụng làm giảm glucose, dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, một số hoạt chất khác có trong dây cóc còn có khả năng kích thích giải phóng insulin từ tuyến tụy, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Kháng khuẩn: Các hoạt chất ethanol và methanol có trong dây cóc là những chất có thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của một số vi khuẩn đường ruột, hô hấp, sốt rét và lao phổi.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra dây cóc có khả năng bảo vệ tế bào gan, và giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
2. Theo y học cổ truyền
2.1 Tính vị
Dây cóc là loại dược liệu được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Dược liệu dây cóc có vị đắng, tính mát; tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiêu hóa, lợi tiểu.
2.2. Dây cóc chữa bệnh gì?
Các thầy thuốc y học cổ truyền nước ta thường sử dụng dây cóc để chữa một số bệnh sau:
- Trị cảm sốt, phát ban, sốt rét, ho
- Chứng tiêu hóa kém
- Ghẻ lở, mụn nhọt ngoài da.
Ngoài ra, trong dân gian, người Việt Nam vẫn sử dụng nước sắc dây cóc để dùng cho người bị mất ngủ lâu năm, người bị bệnh nhức mỏi vai gáy...
Thân dược liệu dây cóc (dây ký ninh)
V. LIỀU DÙNG
Các thầy thuốc y học cổ truyền có thể dùng dây cóc dưới nhiều dạng bào chế khác nhau để trị bệnh. Ở mỗi dạng bào chế khác nhau, liều lượng dược liệu dây cóc cũng được chỉ định khác nhau:
- Dùng thuốc sắc: Khoảng 4 gram đến 5 gram dược liệu khô cho một người trong ngày
- Dạng cao: Khoảng 0,5 gram tới 1,5 gram cho một người trong ngày
- Dạng viên hoàn: Khoảng 2 gram tới 3 gram cho một người trong ngày 2 – 3g/ngày.
- Dùng ngoài da: Liều lượng tùy thuộc vào vị trí da bị mụn nhọt hoặc tổn thương.
VI. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ DÂY KÝ NINH
Dây ký ninh chữa đau nhức xương khớp, mất ngủ
- Nguyên liệu: Dây ký ninh tức dây cóc khoảng 12 gram
- Cách làm: Đem rửa sạch dây ký ninh rồi cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước sạch. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi cô đặc còn khoảng 0,3l nước thì dừng.
- Cách dùng: Chia nước thuốc trên làm 3 phần, mỗi phần chừng 10ml uống làm 3 lần trong ngày. Duy trì uống liên tục trong vòng nửa tháng.
Dây ký ninh chữa sốt rét
- Nguyên liệu:
- Dây ký ninh gồm cả rễ và thân khô - 5 gram - Củ ấu khô – 5 gram - Gừng khô – 5 gram
- Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi kèm theo 0,5 lít nước sạch. Đun trên lửa nhỏ khi cạn còn 0,25 lít nước thì dừng.
- Cách dùng: Lọc lấy nước thuốc chia làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày. Duy trì từ 2 đến 3 ngày.
Ngoài ra, cũng có thể dùng dây kí ninh, vỏ cây tra thỏ và lá xuyên tâm sắc nước uống để trị bệnh sốt rét theo kinh nghiệm dân gian.
Dây kí ninh chữa viêm loét dạ dày
- Nguyên liệu: Dây có khô 50 gram.
- Cách làm: Rửa sạch dây cóc rồi cho vào nồi thêm 1 lít nước, đun dưới lửa nhỏ trong vòng 30 phút rồi ngừng.
- Cách dùng: Để nước trên nguội rồi uống hàng ngày thay nước lọc. Uống trước khi ăn. Duy trì trong vòng 1 tháng. Khi uống không được ă đồ cay nóng.
Dây kí ninh chữa bệnh ngoài da
Lấy dây kí ninh nấu nước. Dùng nước này để tắm rửa, hoặc bôi lên các vết lở loét, mụn nhọt sẽ có tác dụng sát khuẩn, chống nhiễm trùng. Các bệnh ngoài da nhanh chóng bị đẩy lùi, mang lại sự khỏe mạnh cho làn da của bạn.
Rượu ký ninh bồi bổ cơ thể
Lấy dây ký ninh khô và rượu với tỷ lệ 1kg dây ký ninh tương ứng 3 lít rượu trắng 35 độ. Ngâm trong vòng 1 tháng thì sử dụng được. Để càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trong bữa ăn, giúp tiêu hóa tốt, bồi bổ sức khỏe.
VII. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DÂY KÝ NINH
Dây cóc có tên là dây kí ninh nhưng không phải là loài cây để điều chế thuốc ký ninh. Thuốc ký ninh tức Quinine được chiết xuất từ vỏ cây Canh Ki Ma (tên khoa học là Cinchora). Đây là cây thân gỗ cao khoảng từ 5m lên tới 15m, lá xanh quanh năm. Còn cây ký ninh là loại cây dây leo, thân cây xù xì tựa da cóc. Hai loài cây này hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn trong sử dụng.
Dây cóc là loại nam dược dùng trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên khi dùng cần phải thận trọng, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai. Những thông tin về cây dây cóc, tức cây ký ninh và các bài thuốc bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần dùng ký ninh để chữa bệnh, bạn cần phải được sự thăm khám, tư vấn và chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền. Không tự ý sử dụng dây cóc làm thuốc chữa bệnh gây hậu quả khôn lường.
=> Giải đáp thắc mắc của quý vị: Rau má có tác dụng gì? Uống nước rau má có tốt không?
Từ khóa » Cây Ký Ninh Chữa Bệnh Dạ Dày
-
Dây Ký Ninh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Ký Ninh: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng
-
Cây Da Cóc Hay Ký Ninh: Trị Sốt Rét, Hỗ Trợ điều Trị Covid-19? - YouTube
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) Và Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Dây ...
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) - Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Thần Kỳ
-
Dây Ký Ninh: Cây Thuốc Có Nhiều Tiềm Năng
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) – Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Thần Kỳ
-
Dây Ký Ninh (dây Cóc) Và Bài Thuốc Dân Gian điều Trị Bệnh Sốt Rét
-
Dây Ký Ninh
-
Thảo Dược Cây Dây Cóc | Shopee Việt Nam
-
Hỗ Trợ Tiêu Hoá, ăn Ngon Miệng Hơn Với Cây Dây Ký Ninh
-
Công Dụng Của Dây Thần Thông (dây Ký Ninh) đối Với Sức Khỏe
-
Cây Dạ Cẩm: Thuốc Chữa Dạ Dày "thần Kỳ" Của Người Lạng Sơn
-
Dây Ký Ninh - Phòng Khám An Chánh Kiện Khang