Dạy Con Nói Lời Xin Lỗi Dễ Hay Khó? - Hệ Thống Trường Quốc Tế Tây Úc
Có thể bạn quan tâm
Ở nước ngoài, việc trẻ em lễ phép, biết “Cảm ơn” khi có ai đó giúp đỡ, “Xin lỗi” lúc phạm sai lầm là chuyện thường tình ở huyện. Trong khi đó trẻ em Việt Nam rất ngượng ngùng khi nói 2 từ này, đặc biệt là câu xin lỗi. Một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, vậy dạy con nói lời xin lỗi dễ hay khó? Nhiều người vẫn nhầm tưởng xin lỗi là một hành động mang nét tế nhị xã hội chứ không phải là một lễ nghi quan trọng. Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Lời xin lỗi nếu phát ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của lỗi lầm.
Với người lớn, nói lời xin lỗi đã khó thì với trẻ nhỏ càng khó hơn. Bởi trẻ thường rất bướng bỉnh hoặc hay ngại ngùng nên rất khó nói ra lời xin lỗi. Để giải quyết vấn đề này, giúp con nói ra lời hay ý đẹp cha mẹ phải dạy con nói lời xin lỗi ngay từ khi còn nhỏ.
1. Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ con rất hay quan sát và bắt chước bố mẹ, ông bà trong cách nói năng, cư xử hàng ngày. Vì thế, nếu không làm một tấm gương sáng để trẻ noi theo thì các bậc làm cha làm mẹ không thể yêu cầu trẻ có được sự văn minh lịch sự trong giao tiếp.
Trẻ con tiếp thu rất nhanh và ghi nhớ cũng rất giỏi, chính vì vậy nếu không thực hiện được lời hứa với trẻ bạn nhất định phải nói lời xin lỗi. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ, xoa dịu cảm xúc và giúp có được những bài học đáng quý từ những chi tiết nhỏ. Từ đó dần hình thành nên thói quen nói lời xin lỗi mỗi khi trễ hẹn hoặc mắc sai lầm.
2. Dạy con từ thuở còn thơ
Não của trẻ con có khả năng ghi nhớ và sao chép mọi thứ chúng nhìn và nghe thấy. Thay vì đợi trẻ lớn, có nhận thức để dạy những bài giảng lớn lao cha mẹ nên dạy con cách nói lời xin lỗi ngay từ lúc vỡ lòng. Khi trẻ mắc sai lầm, hãy dạy trẻ cách khoanh tay và nói lời xin lỗi. Nếu trẻ không đồng ý, tỏ ra bướng bỉnh thì nhẹ nhàng khuyên giải trẻ. Tùy vào độ tuổi của con mà cha mẹ có thể đưa ra những lời giải thích hợp lý để bé hiểu được cái sai của mình. Đôi khi phải tạo ra các tình huống tương tự mà trẻ là người “bị hại” để trẻ có thể hiểu được cảm giác khó chịu là như thế nào. Kiên trì từng chút một là cách hay nhất để dạy con nói lời xin lỗi.
3. Hiểu đúng về lời xin lỗi chân thành
Lời xin lỗi không phải chỉ được dùng trong mối quan hệ gia đình, giữa trẻ và những người thân yêu mà sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời. Mỗi lời nói phát ra đều mang một ý nghĩa nhất định, thay vì dạy con nói lời xin lỗi như câu cửa miệng, hãy giúp trẻ biết ý thức được hành động của mình, biết xin lỗi đúng người, đúng việc.
4. Lời xin lỗi chân thành
Lời xin lỗi không phải chỉ được dùng trong mối quan hệ gia đình, giữa trẻ và những người thân yêu mà sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời. Người Nhật có thói quen nói lời xin lỗi trong mọi ngữ cảnh, dù ngay cả khi đó không phải là lỗi của họ. Tuy đó là một nét đẹp thể hiện sự lịch sự nhưng chưa hẳn đã tốt. Mỗi lời nói phát ra đều mang một ý nghĩa nhất định, thay vì dạy con nói lời xin lỗi như một câu cửa miệng, hãy giúp trẻ biết ý thức được hành động của mình, biết xin lỗi đúng người, đúng việc.
Để việc dạy con xin lỗi hiệu quả hơn, cha mẹ cần giải thích cho bé vì sao phải nói lời xin lỗi. Điều này sẽ giúp bé hiểu khi nào thì một lời xin lỗi là cần thiết, chứ không phải là một thói quen phản xạ. Chịu nhận lỗi và xin lỗi lấy lệ là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Hãy dạy trẻ cách nhìn thẳng vào người đối diện, nói xin lỗi rõ ràng và chân thành. Như vậy sau này, trẻ sẽ có thói quen thật thà với người lớn chứ không phải xin lỗi để đối phó.
Sau một quá trình dạy dỗ, hãy để trẻ tự làm quen với việc này. Nếu trẻ vẫn quên, bướng bỉnh không chịu nhận sai khi mắc lỗi bạn không nên la mắng, đánh đập, … hãy tiếp tục kiên nhẫn với trẻ. Giáo dục bằng vũ lực cũng là một điều sai trái mà cha mẹ cần xin lỗi con của mình.
Dạy con nói lời xin lỗi còn khó hơn dạy con học giỏi một môn học. Cha mẹ cần kiên trì đồng hành cùng trẻ trong mọi chặng đường, uốn nắn từng chút một. Noi theo tấm gương sáng của bố mẹ, lời xin lỗi sẽ là một hành trang đẹp đi theo trẻ suốt cả cuộc đời.
Ái Linh
Từ khóa » Học Sinh Cần Biết Nói Cảm ơn Và Xin Lỗi
-
TOP 14 Bài Nghị Luận Văn Hóa Cảm ơn Và Xin Lỗi Siêu Hay
-
"Cảm ơn" Và "xin Lỗi" Là Biểu Hiện Của ứng Xử Văn Hóa - TDTU
-
Nghị Luận Về Lời Cảm ơn Và Xin Lỗi: Văn Mẫu & Dàn ý Chọn Lọc
-
Nghị Luận Về ý Nghĩa Của Việc Xin Lỗi Và Cảm ơn
-
Suy Nghĩ Về Lời Xin Lỗi Và Cảm ơn 2023
-
Nghị Luận Xã Hội Về Văn Hóa Cảm ơn Và Xin Lỗi – Văn Mẫu Lớp 12
-
Tản Mạn Về Văn Hóa "cảm ơn" Và "xin Lỗi" - Sapuwa
-
Bài Nghị Luận Về Lời Cảm ơn Và Xin Lỗi- Văn Mẫu Hay Nhất Lớp 12
-
Suy Nghĩ Về Lời Xin Lỗi Và Cảm ơn - Thủ Thuật
-
Nghị Luận Xã Hội Về Văn Hóa Cảm ơn, Xin Lỗi - THPT Sóc Trăng
-
Dàn ý Nghị Luận Về Văn Hóa Cảm ơn Và Xin Lỗi
-
Luyện Tập Thao Tác Lập Luận Bình Luận - Củng Cố Kiến Thức
-
Viết Một Bài Văn Nêu Suy Nghĩ Của Em Về Hiện Tượng Ngày Nay Học ...
-
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lời Xin Lỗi Và Cảm Ơn, Suy Nghĩ Về ...