Dây Curoa ( Belt) Và Những Thông Số Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sản phẩm
- Tin tức
- Diễn đàn
- Liên hệ
- Dây curoa là một trong những thiết bị truyền động và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và đời sống. Có các loại đai khác như: dây đai thang, dây đai răng, dây đai phi tròn, dây đai bản dẹt…
- Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp. Nó có một hình dạng đường dài, đen, liên tục (làm từ dầu mỏ). Bề mặt bên ngoài mịn màng, có thể được tùy chỉnh và bên trong gập ghềnh (vì mục đích chỉ để dính vào bề mặt tiếp xúc của puly tương ứng). Dây đai (curoa) chính hãng với độ đàn hồi tối đa giúp hoạt động ổn đinh trong điều kiện khắc nghiệt. Ví dụ: như nhiệt độ cao và ma sát lớn.
- Dây curoa truyền động được phân làm 3 loại chính.
- Dây curoa thang (V-belt)
- Dây curoa răng (Timing Belt
- Dây curoa dẹt (Flat belt)
- Dây đai thang V-belt các thông sô đều dựa trên tiêu chuẩn quốc tế DIN và tiêu chuẩn riêng của hãng như: BANDO, GATES, OPTIBELT…thông số dây đai thang V-belt khá đơn giản, ví dụ như B75.
- Các đai thông dụng trên thị trường VN hiện nay, có những bảng sau: FM, A, B, C, D, E với kích thước bề rộng tương ứng là 10, 13, 17, 22, 32, 38 (cũng có thể theo hệ inch: 3/8, 1/2, 21/32, 7/8, 1-1/4, 1-1/2). Dân thiết kế máy chuyên nghiệp hoặc công nhân tương đối lành nghề, hầu như ai cũng thuộc lòng luôn các giá trị này.
- Bản đai tiêu chuẩn là B=17, chu vi ( tùy tùng hãng có thể lấy kích thước trong Li, kích thước ngoài La, kích thước trung bình Ld) = 75″ ( 75 x 25,4 mm).
- Nhưng loại V-belt: Z,A,B,C,D,E chỉ là dòng đai cũ Classic belt hiệu suất truyền động không cao.
- Ngày nay, các hãng có dòng mới hiệu suất cao hơn đơn giản chỉ dựa vào thay đổi thông số chiều cao của thang để tăng hiệu suất.
- Dòng mới bao gồm :SPZ,SPA,SPB,SPC (loại này chu vi tính bằng mm – SPB 2000, chu vi 2000mm ).3V,5V,8V ( tính theo inch- 5V 1000, chu vi 100*25.4 inches = 2540 mm)
- Ví dụ : bản B và SPB Về bản thang vẫn là 17 mm nhưng chiều cao B = khoảng 10mm chiều cao của SPB = 13mm
- Nên hiệu suất của SPB cao hơn, đồng thời nếu bộ chuyền động bản thang B có 4 sợi mình thay bằng 3 sợi SP thôi, như vậy sẽ làm giảm khối lượng bộ truyền động, giúp tiết kiệm điện năng, nhưng chi phí mua dây SPB sẽ cao hơn so với bản B.
- Ngoài ra, các hãng trên thế giới còn sử dụng các loại vật liệu sản xuất khác nhau để tăng hiệu suất và tuổi thọ dây.
- Và các thiết kế tùy thuộc vào ứng dụng: các loại đai thang nhưng có răng – dùng cho bộ chuyền động tốc độ cao, nhiệt độ cao khoảng 90 độ C… Dây cho các bộ chuyền động khoảng cách trục dài và rung động – dùng các loại dây đai gắn liền lưng với nhau…
- Tùy theo từng loại dây đai và ký hiệu được tính theo hệ inch và hệ mm.
- Dây đai tính theo hệ (Inch): dây đai (M, K, A, B, C, D, E), (3V, 5V, 8V).
- Dây đai (M, K, A, B, C, D, E), cách đọc: Tên dây đai + chu vi ( inch)
- Dây curoa công nghiệp cho h iệu năng lớn (3V, 5V, 8V..), đọc: Tên dây đai + 10 x chu vi (inch)
- Dây curoa tính theo hệ (mm): (SPZ, SPA, SPB, SPC), (M, K, A, B, C, D, E) cách đọc: Tên dây đai + chu vi (mm).
- Ký hiệu trên dây đai thang (V-belt) tùy theo hãng và tiêu chuẩn áp dụng của họ. Không kể tên hãng, về cơ bản có 2 phần: Chữ + Số. Ví dụ A62, B67, C80…
- Hiện nay khi đi vào sử dụng do thời gian nên mã ghi trên dây curoa bị mờ không nhìn rõ được thông số của dây curoa. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của máy móc không thể dừng lại để đo chu vi dây curoa hay nhìn thông số dây curoa được. Do đó người làm kỹ thuật cần phải nắm được cách tính toán kích thước để chọn được dây curoa, dây đai thích hợp
- Dây curoa NP xin giới thiệu cách tính chiều dài dây curoa được xác định theo công thức:
- Trong đó:
- L: Chiều dài dây curoa.
- a: Khoảng cách tâm của 2 puly.
- d1: Đường kính của Puly 1
- d2: Đường kính của Puly 2
- Kích thước dây curoa, dây đai tính toán được là mm ta suy ra kích thước dây curoa hệ inch bằng công thức:
- L(inch) = L(mm)/25.4
- Khi có được chiều dài dây curoa, các bạn tiếp tục đo bề rộng dây curoa để xác định xem dây curoa đó là dây curoa thuộc bản nào: dây curoa loại nào bản A, Bản B, Bản C ….
- Từ việc xác định loại dây curoa đến chiều dài dây curoa ta suy ra được model của dây curoa một cách dễ dàng.
- Vì vậy, tôi đã hoàn thành việc tính toán và chọn loại dây đai thích hợp. Hy vọng phương pháp tính toán đơn giản và vành đai này sẽ giúp các kỹ sư đang làm việc trong nhà máy. Việc tính toán này rất quan trọng để bạn lựa chọn và mua loại dây đai thích hợp
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sản phẩm
- Tin tức
- Diễn đàn
- Liên hệ
Từ khóa » đường Kính Puly Tiêu Chuẩn
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 11078:2015 Cần Trục Và Tời - Chọn Cáp ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 11078:2015 (ISO 16625:2013) Về Cần ...
-
[DOC] TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
-
[PDF] Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 10837:2015 Iso 4309:2010
-
Cáp Thép, Puly, Tang Trống – Những Vấn đề Liên Quan
-
Thông Số Kỹ Thuật, Phân Loại Và Cách Chọn Dây Curoa
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 2342:1978 Về Bánh đai Thang - Yêu Cầu ...
-
Puly Dẫn Hướng Cáp Tải Cẩu Tháp, Puly Chuyển Hướng Cáp
-
[DOC] 289980_tcvn6968-c
-
PULY Gang 1 Rãnh Thăng Bảng A đường Kính Ngoài 80mm ... - Shopee
-
Puly Cáp Cẩu Tháp - Cẩu Tháp, Vận Thăng-Tân Kiến Tạo
-
TCVN 4244:2005 THIẾT BỊ NÂNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM ...