Dây đai Dẹt Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Dây đai dẹt là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống mà tại sao lại được đông đảo khách hàng quan tâm thắc mắc về loại dây đai này đến như thế? Trong chuyên mục của bài viết sau đây chúng tôi xin được từ từ lật mở thông tin liên quan đến loại dây đai này. Mời bạn đọc cùng theo dõi để rõ hơn sản phẩm dây đai dẹt nhé.
Mục Lục [Ẩn]
2. Cấu tạo dây đai dẹt ra sao? 3. Đặc điểm nổi bật của dây đai dẹt là gì? 4. Ưu và nhược điểm dây đai đẹp ra sao? 5. Chức năng và ứng dụng của dây đai dẹtSản phẩm dây đai dẹt còn có nhiều tên gọi khác như dây đai bản dẹt, dây curoa dẹt… Nó chính là phụ kiện quan trọng giúp cho những chuyển động tốc độ cao, lực kéo lớn và đồng thời chịu được yếu tố lực uốn, vấn đề ma sát lớn. Sản phẩm có tuổi thọ cao và độ dày thông thường rơi vào khoảng từ 0.8 đến 6mm.
Ngoài ra sản phẩm dây đai dẹt còn giúp kết nối nhằm truyền năng lượng cho bánh răng cùng với hệ thống máy móc thiết bị. Thiết kế hình dạng đường dài liên tục khép kín được làm từ chất liệu cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo. Nhờ bề mặt bên ngoài mịn màng nên có thể tùy chỉnh, bên trong còn có độ nhám hoặc gập ghềnh mục đích tăng cao ma sát cùng puly. Sản phẩm còn được đánh giá cao bởi hoạt động ổn định dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2. Cấu tạo dây đai dẹt ra sao?
Như đã nói dây đai dẹt là phụ kiện có độ dày rơi vào khoảng từ 0.8mm đến 6mm. Nó được cấu tạo bởi vật liệu cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) và đai da hình thành với 3 lớp như sau:
- Lớp trên cùng: Đây chính là lớp được làm từ cao su hoặc PU, da bò… Tùy thuộc vào ngân sách cùng yêu cầu của từng dây chuyền và băng tải nhằm chọn lựa chất liệu sao cho phù hợp.
- Lớp giữa: Đây chính là lớp rất quan trọng, nó quyết định khả năng chịu lực của dây. Thường thì lớp giữa này được làm từ chất liệu polyamide hoặc polyester.
- Lớp dưới: Đây chính là lớp tiếp xúc trực tiếp cùng những động cơ và thiết bị truyền động. Do vậy nó còn được gọi với tên là Pulley side. Thường lớp dưới này được làm từ chất liệu cao su hoặc từ các loại da. Pulley side tồn tại dưới dạng bề mặt nhám hoặc bề mặt trơn nhằm ứng dụng phù hợp trong những dây chuyền sản xuất.
3. Đặc điểm nổi bật của dây đai dẹt là gì?
Dây đai dẹt có một số những đặc điểm nổi bật khác nhau bao gồm:
- Thoải mái điều chỉnh chu vi dây đai: Mục đích sao cho vừa vặn cùng thiết bị hoặc dây chuyền vận chuyển.
- Giảm thiểu tiếng ồn: Giúp giảm thiểu tiếng ồn của động cơ khi hoạt động.
- Tối ưu hóa hoạt động: Vì dây đai dẹt có thể chạy được với tốc độ cao. Nhờ vậy góp phần tối ưu hóa hoạt động dây chuyền sản xuất.
- Một số những đặc điểm khác:
- Là một trong số các loại dây đai mang đến đặc điểm kháng hóa chất tốt.
- Có thể chống cháy, chống tĩnh điện, chống phóng xạ ở môi trường sản xuất đặc biệt.
- Độ co giãn của dây đai ít hơn nữa không bị bong tróc trong điều kiện tác động thời tiết cùng nhiệt độ.
- Dễ dàng trong quá trình vệ sinh, thay mới hay bảo dưỡng. Chính đặc điểm này giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn khi sử dụng.
- Có nhiều chủng loại dây đai dẹt khác nhau như dây đai cấp giấy, vào giấy, màu xám, màu xanh, màu đen, màu xanh vàng.
- Lớp giữa của dây đai dẹt là nilon và bọc ngoài là lớp cao su hay vải da. Vì vậy độ bền và độ dẻo dai khá cao.
4. Ưu và nhược điểm dây đai dẹt ra sao?
Về ưu điểm: Dây đai dẹt có khả năng chịu được lực kéo mạnh, lực uốn tốt, có độ bền ổn định tốt hơn dây đai pp. Hơn nữa nó còn chạy được ở tốc độ cao, có khả năng chịu tác động mạnh từ những puli khi máy bắt đầu quá trình khởi động. Ngoài ra độ ma sát chịu được của dây đai dẹt rất tốt, cao. Khi chạy bằng loại dây đai này thì độ ồn khá thấp.
Về nhược điểm: Tỷ số truyền thấp và cần phải có máy cùng keo để dán. Chu vi bé nên cũng khá khó nối.
5. Chức năng và ứng dụng của dây đai dẹt
Về chức năng: Sản phẩm dây đai dẹt giúp truyền đột cơ đến những cơ cấu truyền động khác, có thể truyền động puli mà không cần nhờ đến bánh răng. Hơn nữa còn có thể vận chuyển sản phẩm từ vị trí này đến vị trí khác dựa vào độ nhám có ma sát của dây đai dẹt.
Về ứng dụng: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh tế do đó hiện nay hoạt động sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cực nhanh mà đặc biệt là ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Chính vì lẽ đó nhu cầu sử dụng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt là dây đai dẹt không thể nào thiếu được trong quá trình sản xuất.
Nhờ có dây đai dẹt giúp cho dây chuyền sản xuất hiệu quả, giúp các doanh nghiệp gia tăng năng suất, chất lượng cũng như thúc đẩy hiệu quả công việc và nâng cao năng suất lao động. Có nhiều ngành nghề ứng dụng dây đai dẹt vào quá trình sản xuất như: Ngành dệt may, ngành gỗ, ngành bao bì đóng gói, ngành cơ khí…
Trên đây chúng ta đã cùng nhau điểm qua những thông tin liên quan đến sản phẩm dây đai dẹt. Hy vọng rằng kiến thức này thực sự hữu ích và nhớ đón xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật nhiều tin tức thú vị liên quan bạn nhé!
Xem thêm các loại dây đai khác:
- Dây đai pet
- Dây đai nhựa
- Dây đai đóng hàng
Từ khóa » Thông Số Dây đai Dẹt
-
DÂY ĐAI DẸT - Băng Tải Doanh Trí
-
Thông Số Kỹ Thuật, Phân Loại Và Cách Chọn Dây Curoa
-
DÂY ĐAI DẸT TRUYỀN ĐỘNG HIỆU SUẤT CAO - BELOTA
-
Dây đai 1ly, 2 Ly, 3ly, 4ly, 5ly...( đai Dẹt), Dây đai Xanh Vàng
-
DÂY CUROA ( BELT) VÀ NHỮNG THÔNG SỐ CẦN BIẾT - Ngô Phan
-
Định Nghĩa, Phân Loại Và Top 5 Thông Số Kỹ Thuật Dây Curoa Công ...
-
Dây Curoa Và Những Thông Số Cần Biết - Bảo An Automation
-
Dây đai Dẹt - Ghim Băng Tải
-
Dây đai Dẹt Ammeraal - Hà Lan Chất Lượng Cao
-
Thông Số Dây Curoa đai Thang Và đai Răng
-
Cách Tính Toán Chiều Dài Dây đai ( Dây Curoa, Dây Belt)
-
Dây đai Da, Curoa đai Dẹt Bằng Da, Dây Hai Mặt Da - 675 Giải Phóng
-
CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ DÂY CUROA CHUẨN NHẤT