Dây đau Xương - Loài Thảo Dược Quý - Thầy Thuốc Việt Nam

Nhắc đến cây Dây Đau Xương, chúng ta có thể hiểu ngay được công dụng của nó, chắc hẳn, tác dụng của loài cây ấy phải thật hiệu nghiệm, người ta mới đặt cho nó một cái tên như vậy.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Tên gọi dây đau xương
  • 2. Mô tả dây đau xương
    • Đặc điểm thực vật dây đau xương
    • Thu hoạch dây đau xương
    • Vùng trồng, cách trồng dây đau xương
  • 3. Các thành phần hóa học dây đau xương
  • 4. Tác dụng dược lý (đang cập nhật) dây đau xương
  • 5. Tính vị quy kinh dây đau xương
  • 6. Công dụng – chủ trị dây đau xương
    • Công dụng dây đau xương
    • Chủ trị dây đau xương
  • 7. Liều dùng – kiêng kỵ dây đau xương
  • 8. Ứng dụng lâm sàng dây đau xương
    • 8.1 Chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông)
    • 8.2 Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông) dây đau xương
    • 8.3 Thuốc thấp khớp dây đau xương
    • 8.4 Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu dây đau xương
    • 8.5 Chữa đau nhức xương khớp: viêm khớp vùng cổ và thắt lưng dây đau xương

1. Tên gọi dây đau xương

Tên khác: Dây đau xương còn được gọi là cây Khoan cân đằng, tiếng Trung Quốc có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh.

Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora tomentosa Miers, Timospora malabarica Miers, Menispermun malabarilum Lamk)

Họ khoa học: Thuộc họ Tiết đề Menispermaceae.

2. Mô tả dây đau xương

Đặc điểm thực vật dây đau xương

Cây đau xương là một cây thuốc nam quý dạng dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.

day-dau-xuong Hình ảnh cây Dây đau xương

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.

Thu hoạch dây đau xương

Thu hái quanh năm.

Vùng trồng, cách trồng dây đau xương

Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ.

3. Các thành phần hóa học dây đau xương

  • Dây đau xương có chứa nhiều Ancaloit.
  • Trong dây đau xương, người ta đã tách và xác định cấu trúc một glucosid phenolic là tinosinen (I). (E) – 1 – (3 hydroxy – 1 – propenyl) – 3 – 5 – dimethoxyphenyl) 4 – 0 – beta – D apio furanosyl – (1 – 3) – beta – D glucopyranosid (CA, 122,1995 156312 b). Trong cành người ta tìm thấy 2 chất dinorditerpen glucosid ; tinosinesid A và B. Tinosinesid A: [2S – (2alpha, 4a.alpha, 7beta, 9beta, 10beta, 10alpha.beta, 10b.alpha] – 10 acetoxy – 2 (3 furanyl) – 7 (beta – D – glucopyranosyloxy – dodecahydro – 4a, 9 – dihydroxy – 10b – methyl – 4H – naphto [2 – 1- C] pyra – 4 on. Tinosinesid B: (2 – 0 – acetyltinosinesid A)

4. Tác dụng dược lý (đang cập nhật) dây đau xương

  • Dây đau xương có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
  • Dây đau xương có ảnh hưởng trên huyết áp động vật thí nghiệm, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của động vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu.

5. Tính vị quy kinh dây đau xương

  • Tính vị: Dây đau xương có vị đắng, tính mát.
  • Quy kinh: Quy vào kinh can

6. Công dụng – chủ trị dây đau xương

Công dụng dây đau xương

  • Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.
  • Dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, còn được dùng làm thuốc bổ.

Chủ trị dây đau xương

Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp.

7. Liều dùng – kiêng kỵ dây đau xương

  • Dùng dưới dạng sắc nước 10-12g kết hợp với các vị thuốc khác
  • Dùng ngoài xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn

8. Ứng dụng lâm sàng dây đau xương

8.1 Chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông)

  • Lá dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sồi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà (Opuntia dillenii), lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế.
  • Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm.

8.2 Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông) dây đau xương

Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.

8.3 Thuốc thấp khớp dây đau xương

  • Cao bào chế từ 2 vị: dây đau xương, củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g cao.
  • Cao chế từ các vị dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất.

8.4 Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu dây đau xương

Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

8.5 Chữa đau nhức xương khớp: viêm khớp vùng cổ và thắt lưng dây đau xương

1, Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.

2, Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.

Thaythuocvietnam.vn

Từ khóa » Công Dụng Cây đơn Xương