Dãy Điện Hoá Của Kim Loại - NgonAZ
Có thể bạn quan tâm
Để học tốt Hóa một phần dựa vào niềm say mê, yêu thích. Một phần khác bạn phải chịu khó ghi nhớ, vận dụng bảng tuần hoàn hóa học cũng như dãy điện hóa của kim loại. Dưới đây, NgonAZ sẽ phân tích cụ thể ý nghĩa cũng như mẹo học dãy điện hóa của kim loại đơn giản nhất. Sau này khi nhắc đến, bạn không cần “vò đầu bứt tai” mà nhớ ra ngay.
(Bảng Dãy Điện Hoá Của Kim Loại)
Dãy điện hóa của kim loại là gì?
Dãy điện hóa của kim loại (dãy hoạt động hóa học của kim loại) được đính nghĩa là một dãy các kim loại được sắp xếp cụ thể phụ thuộc vào mức độ hoạt động của chính kim loại đó.
Cụ thể, trong phản ứng hóa học, cation kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại và ngược lại. Nguyên tử kim loại có thể nhường electron tạo thành cation kim loại.
Ví dụ như phản ứng hóa học dưới đây:
- Cu2+ + 2e ↔ Cu
- Ag+ + 1e ↔ Ag
KẾT LUẬN: Dãy điện hóa của kim loại phản ứng những cặp oxi hóa – khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của kim loại.
– Tính oxi hóa của kim loại tăng:
- K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+
– Tính khử của kim loại giảm
- K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Au
Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại như thế nào?
Thực ra, dãu điện hóa của kim loại có vai trò rất quan trọng khi bạn phảo cân bằng các phản ứng hóa học.
– So sánh tính oxy hóa – khử
Nghĩa là: Tính oxy hóa của ion Mn+ càng mạnh thì tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại.
Ví dụ: Kim loại Na có tính khử mạnh do ion Na+ có tính oxy hóa yếu. Hay ion K+ có tính oxy hóa mạnh do kim loại K có tính khử yếu.
– Xác định chiều phản ứng oxi hóa – khử
Dãy điện hóa của kim loại cũng cho phép bạn dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxy hóa – khử theo quy tắc Alpha. Cụ thể: Phản ứng giữa 2 cặp oxy hóa – khử xảy ra theo chiều chất oxy mạnh hơn sẽ oxy hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
– Xét 1 phản ứng oxy hóa – khử có xảy ra hay không
Để biết phản ứng oxy hóa – khử có xảy ra hay không, bạn cần nắm được quy tắc Alpha. Nghĩa là: Chất khử mạnh + chất oxy hóa mạnh -> Chất oxy hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.
Tính chất hóa học cơ bản của kim loại
Dựa vào dãy điện hóa, bạn có thể xác định được tính chất hóa học của kim loại trong dãy. Theo đó, tính khử là tính chất hóa học nổi bật nhất của kim loại. Công thức chung cụ thể như sau:
M -> Mn+ + ne (với 1≤ n ≤ 3)
Phản ứng với những phi kim
Một số kim loại có thể phản ứng với phi kim, tạo ra muối tương ứng. Ngoài ra, một số phi kim thường gặp như oxy, lưu huỳnh, clo khi tác dụng với kim loại tạo ra muối kết tủa.
Ví dụ:
- Tác dụng của Nhôm (Al) với Oxy (O): 4Al + O2 -> 2Al2O3
- Tác dụng của Thủy Ngân (Hg) với Lưu Huỳnh (S): Hg + S -> HgS
- Tác dụng của Sắt (Fe) với Clo (Cl): 2Fe + Cl2 -> 2FeCl3 (phản ứng này sắt có hóa trị III)
Phản ứng với dung dịch axit
Nhiều kim loại kết hợp với dung dịch axit tạo thành muối, giải phóng khí hoặc nước. Tuy nhiên, một số kim loại sẽ không có phản ứng với axit.
Ví dụ:
- Khi HCl tác dụng với axit H2SO4 loãng thì kim loại khử H+ tạo thành H2. Phản ứng hóa học: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2.
- Khi Đồng (Cu) tác dụng với dung dịch HNO3 tạo thành NO ở dạng khí. Phản ứng hóa học: 3Cu + HNO3 -> 3CuSO4 +2NO + 4H2O.
Phản ứng với nước
Kim loại nhóm IA, IIA phản ứng với nước sẽ tạo ra một dung dịch kiềm và khí hidro.
Ví dụ:
- 2Na + 2 H2O -> 2NaOH + H2 (khí)
Phản ứng với dung dịch muối
Khi kim loại tác dụng với muối thể hiện tính chất kim loại mạnh hơn sẽ đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối đó và tạo ra muối mới và kim loại mới.
Ví dụ:
- Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
Cách ghi nhớ dãy điện hóa của kim loại
Để ghi nhớ dãy điện hóa của kim loại, bạn cần hiểu bản chất của các kim loại, những kiến thức quan trọng trong hóa vô cơ. Ngoài ra, nhớ học thêm bài ca về dãy điện hóa dưới đây nhé.
Bài thơ về dãy điện hóa kim loại 1 | Bài thơ về dãy điện hóa kim loại 2 |
Dãy điện hóa O sau khử trước (1) Phản ứng theo quy ước alpha Nhưng cần phải hiểu sâu xa Trước sau ý nghĩa mới là thành công Kali, Can, Nát tiên phong Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn Sắt rồi Cô đến Niken Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân, Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau. Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”. Khí bay, muối lại gặp kiềm, Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi. Các kim loại khác dễ rồi, Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau. Với axit, nhớ bảo nhau: Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng. Từ Đồng cho đến cuối hàng, Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào. Vài lời bàn bạc, đổi trao, Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn | – K Na Ba Ca Mg Al Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài – Fe Ni Sn Pb H Phái Người Sang Phố Hỏi – Cu Hg Ag Pt Au Cửa Hàng Á Phi Âu – K Na Li Ba Ca Mg Al Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy – Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ – H Cu Bi Hg Ag Pt Au Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng
|
Lời kết
Như vậy, bạn đã hiểu cụ thể ý nghĩa của Dãy Điện Hóa Kim Loại. Thực ra, chịu khó học vài mẹo ở trên sẽ giúp mọi người nhớ được kiến thức nhanh chóng, dễ dàng hơn.
5/5 - (2 votes)Từ khóa » Dãy điện Hóa Kim Loại được Sắp Xếp Theo Chiều Tăng Dần
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại được Sắp Xếp Theo Chiều:
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại đầy đủ, Chi Tiết | Cách Nhớ Nhanh Dãy ...
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại được Sắp Xếp Theo Chiều - OnLuyen365
-
[CHUẨN NHẤT] Dãy điện Hóa Của Kim Loại - Toploigiai
-
Bài Giảng Dãy điện Hóa Của Kim Loại đầy đủ, ứng Dụng Làm Bài Tập
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại, Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 12 - Baitap123
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại Là Dãy Các Cặp Oxi Hóa - Khử được Sắp ...
-
Dãy Cation Kim Loại được Xếp Theo Chiều Tăng Dần Tính Oxi Hóa Từ
-
Dãy Các Kim Loại được Xếp Theo Chiều Hoạt động Hoá Học Tăng Dần Là
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại. Ý Nghĩa, Tính Chất Và Mẹo Ghi Nhớ
-
Dãy Điện Hóa Của Kim Loại Đầy Đủ Nhất Lớp 12 Cùng Mẹo Nhớ Lâu
-
Top 14 Dãy điện Hoá Của Kim Loại
-
Top 15 Dãy Kim Loại được Sắp Xếp Theo Chiều Tăng Dần Tính Khử
-
Tính Chất Của Kim Loại. Dãy điện Hóa KL - Thầy Dũng Hóa
-
Dãy điện Hóa Của Kim Loại - Học Hóa Online
-
Dãy Điện Hóa Là Gì ? Cách đọc Dãy Điện Hõa Kim Loại Dễ Thuộc