Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Kim Loại Lớp 9

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Lớp 9 Hóa 9 - Giải Hoá 9 Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại đầy đủDãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9 được VnDoc sưu tầm chia sẻ tới các bạn học sinh. Với tài liệu này hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để giải các bài tập Hoá lớp 9 một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo

Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại

  • I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
  • II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9
    • 1. Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải
    • 2. Tác dụng với O2 
    • 3. Kim loại tác dụng với nước
    • 4. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro
    • 5. Kim loại tác dụng với muối
    • 6. Mở rộng thêm 
  • III. Cách học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại
  • IV. Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại
    • 1. Bài tập vận dụng tự luận
    • 2. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan

I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

Như các em đã biết, kim loại chiếm một phần khá lớn trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Và ngay trong chương trình học, chúng ta cũng gặp khá là nhiều nguyên tố kim loại.

Tuy nhiên, các kim loại này không hẳn là khác nhau hoàn toàn mà chúng chia thành từng nhóm như: kim loại mạnh nhất, kim loại mạnh, kim loại trung bình, kim loại yếu.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự phụ thuộc mức độ hoạt động của kim loại:

Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

II. Cách học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại

Một số mẹo dùng để học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9

K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

  • Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
  • Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

  • Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu

III. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải

Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ K tới Au.

Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng (như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao) hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb...v..v

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

2. Tác dụng với O2 

Ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na, Mg

Ở nhiệt độ cao: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag

Khó phản ứng: Hg, Pt, Au

3. Kim loại tác dụng với nước

Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na

Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Phương trình hóa học:

Na + H2O → NaOH + 1/2H2 

Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2

4. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro

Tác dụng với axit thông thường giải phóng ra hiđro: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H)

Không tác dụng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:

  • Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học
  • Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

5. Kim loại tác dụng với muối

  • Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất (xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học)
  • Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau (tức là: Mg, Al, Zn...)

Ví dụ: Phản ứng giữa Magie với muối của sắt:

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

6. Mở rộng thêm

H2, CO không khử được oxit: Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn

Khử được oxit kim loại này ở nhiệt độ cao: Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt

IV. Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Bài tập vận dụng tự luận

Câu 1: Dãy hoạt động hóa học nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của dãy hoạt động hóa học:

a) Mg, Al, Ni, Sn, Au 

b) K, Ba, Na, Au, Fe

c) Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn 

d) Mg, K Cu, Al, Fe

Hướng dẫn giải bài tập

Ta cứ nhẩm câu thần chú rồi chọn đáp án đúng nhé. Và đáp án của bài tập này là:

a) Mg, Al, Ni, Sn, Au

Câu 2: Bạn An thực hiện các thí nghiệm sau, hỏi thí nghiệm nào phương trình tạo khí bay lên

a) Cho mẫu Natri vào nước

b) Nhúng thanh nhôm vào bể nước lớn

c) Cho bột nhôm vào nước

d) Cho dung dịch kiềm của Natri vào nước

Hướng dẫn giải bài tập

Bài tập trên nhằm giải đáp một số ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Đó là chỉ các kim loại mạnh mới tác dụng với nước ở điều kiện thường. Do đó đáp án đúng của câu này là:

a) Cho mẫu natri vào nước.

Giải thích thêm: Phương trình hóa học:

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

Câu 3: Cho 21 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 4,48 lít khí (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hóa học

b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng

Hướng dẫn giải bài tập

Ở các dạng bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit thì việc áp dụng dãy hoạt động hóa học vào là rất cần thiết. Ở bài tập này, vì đứng sau H trong dãy hoạt động nên Cu không phản ứng được với Axit, còn Zn lại phản ứng.

Phương trình hóa học:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (khí)

0.2 mol <--------- 0.2 mol

Khối lượng của kẽm là:mZn = 0,2.65 = 13 gam

Khối lượng của đồng là: mCu = 21 - 13 = 8 gam

Câu 4. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:

a) Kẽm vào dung dịch đồng sunfat 

b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat

c) Nhôm vào dung dịch đồng clorua

d) Kẽm vào dung dịch magie clorua

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có

Đáp án hướng dẫn giải 

a) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần:

CuCl2 (dd) + Zn (r) → ZnCl2 (dd) + Cu(r)

b) Chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng. Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối, màu xanh lam xuất hiện trong dung dịch

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + Cu

d) Không có hiện tượng xảy ra và không có phản ứng.

Câu 5. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng 

Chỉ có Zn phản ứng với H2SO4, Cu không phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải

nH2 = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

0,1 ← 0,1 mol

mZn = 0,1.65 = 6,5 gam

Khối lượng chất rắn còn lại là:

=> mCu = 10,5 – m­Zn = 10,5 – 0,1.65 = 4 gam

2. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan

Câu 1. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Na, Mg, Zn

B. Al, Zn, Na

C. Mg, Al, Na

D. Pb, Al, Mg

Xem đáp ánĐáp án A

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:  Na, Mg, Zn

Câu 2: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4?

A. MgSO4

B. Al2(SO4)3

C. H2SO4 loãng

D. H2SO4 đặc, nóng

Xem đáp ánĐáp án D

A, B loại vì Cu là kim loại hoạt động yếu hơn Mg và Al nên không thể phản ứng được vời 2 muối MgSO4,Al2(SO4)3

Loại C H2SO4 loãng vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với H2SO4 loãng

Từ Cu và hoá chất được dùng để thu được CuSO4 là: H2SO4 đặc, nóng

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

Câu 3: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại

A. Zn

B. Mg

C. Fe

D. Cu

Xem đáp ánĐáp án B

Dùng kim loại Mg đẩy Zn ra khỏi muối.

Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn

Lọc bỏ chất rắn thu được dung dịch MgSO4 tinh khiết.

Câu 4: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

A. Al , Zn, Fe

B. Zn, Pb, Au

C. Mg, Fe , Ag

D. Na, Mg , Al

Xem đáp ánĐáp án A

Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:  Al , Zn, Fe vì là các kim loại hoạt động mạnh hơn Cu, do đó các kim loại đó có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối đồng

Phương trình phản ứng minh họa

Al  + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 5: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HCl dư

D. Dung dịch HNO3 loãng.

Xem đáp ánĐáp án A

Sử dụng một lượng dư dung dịch NaOH

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Lọc lấy kim loại rửa sạch thu được Fe tinh khiết

Câu 6. Để sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu, không cần làm thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại phản ứng với nước

B. Cho kim loại phản ứng với dung dịch HCl

C. Cho kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 và Fe2(SO4)3

D. Cho kim loại phản ứng với dung dịch NaOH

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 7. Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

A. Al và CuCl2

B. Fe và Al(NO3)3

C. Cu và AgNO3

D. Zn và AgNO3

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 8. Dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ được CuCl2 khỏi dung dịch muối AlCl3

A. Fe

B. Al

C. Al(NO3)3

D. NaOH

Xem đáp ánĐáp án B

Để làm sạch muối nhôm, ta phải loại bỏ đồng ra khỏi dung dịch và không đưa tạp chất khác vào.

Chất đó là nhôm, vì Al hoạt dộng hóa học mạnh hơn Cu, đẩy đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành đồng kim loại Cu.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓

....................................

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan

  • Phản ứng tráng gương là gì? Cách viết phản ứng tráng gương
  • Bài tập Hóa học 9: Chương 2 Kim loại
  • Trắc nghiệm hóa học 9 bài 17: Dãy hoạt động hóa học
  • Hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

...........................

Ngoài Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tham khảo thêm

  • Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học

  • Phản ứng tráng gương của glucozơ

  • Bản tường trình hóa học 9 bài 6

  • Công thức tính nồng độ đương lượng

  • TOP 15 Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 có đáp án

  • Bài tập hóa học lớp 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ

  • Phản ứng tráng gương là gì? Các chất tham gia phản ứng tráng gương

  • Hóa 9 bài 45: Axit axetic

  • Tính chất hóa học Oxit Bazơ

  • Hóa 9 bài 47: Chất béo

Chia sẻ, đánh giá bài viết 5 3.399 Bài viết đã được lưu
  • Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 16/09/2022
Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9 dãy hoạt dộng hóa học của kim loại dãy hoạt động hóa họcSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để Gửi 🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Công thức tính nồng độ đương lượng

  • TOP 12 Viết thư cho ông bà để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4

  • Chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

  • Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online

  • Bản tường trình hóa học 9 bài 6

  • Oxit lưỡng tính là gì? Các oxit lưỡng tính

  • Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1

  • Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?

  • Tính chất hóa học Oxit Bazơ

  • TOP 15 Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 có đáp án

Xem thêm
  • Lớp 9 Lớp 9

  • Hóa 9 - Giải Hoá 9 Hóa 9 - Giải Hoá 9

🖼️

Hóa 9 - Giải Hoá 9

  • TOP 15 Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 có đáp án

  • Phản ứng tráng gương của glucozơ

  • Phản ứng tráng gương là gì? Các chất tham gia phản ứng tráng gương

  • Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học

  • Công thức tính nồng độ đương lượng

  • Bài tập hóa học lớp 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ

Xem thêm

Từ khóa » Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Kim Loại Lớp 9 Tăng Dần