Dạy Học Kịch Bản Văn Học Bắc Sơn ở Lớp 9 Theo đặc Trưng Thể Loại

Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Sư phạm
Dạy học kịch bản văn học bắc sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 105 trang )

..ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMVÕ ĐỨC TRUNGDẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC “BẮC SƠN” Ở LỚP 9THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠIChuyên ngành: LL & PP DH Văn - Tiếng ViệtMã ngành: 60 14 01 11LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCNgười hướng dẫn khoa học: TS. Hồng Hữu BộiTHÁI NGUN - 2016Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN LỜI CAM ĐOANTơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đượcthể hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hữu Bội.Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trungthực và chưa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin, sốliệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.Thái Nguyên, tháng năm 2016Tác giả luận vănVõ Đức TrungXÁC NHẬNXÁC NHẬNCỦA TRƯỞNG KHOA CHUN MƠNSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNCỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪNi LỜI CẢM ƠNVới tất cả tấm lịng kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thànhcảm ơn sự hướng dẫn khoa học, tận tình và độ lượng của Thầy giáo . TS.HồngHữu Bội trong q trình thực hiện luận văn này.Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Ngữ văn trườngĐại học Sư phạm Thái Nguyên. Và các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Sưphạm Hà Nội, đã tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôitrong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài này.Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân u, đã ln bên tơi,động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong những ngày học tập ở trường.Thái Nguyên, tháng năm 2016Tác giả luận vănVõ Đức TrungSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii MỤC LỤCLời cam đoan ........................................................................................................ iLời cảm ơn ........................................................................................................... iiMục lục ............................................................................................................... iiiDanh mục từ viết tắt ........................................................................................... ivMỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........ 91.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 91.1.1. Loại thể văn học trong văn học ................................................................. 91.1.2. Kịch bản văn học - đặc trưng về thể loại ................................................ 111.1.3. Phương pháp dạy kịch bản văn học theo thể loại .................................... 181.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 201.2.1. Văn bản kịch Bắc Sơn ............................................................................. 201.2.2. Hiện trạng dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở trường THCS ...................... 29Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VĂN HỌC BẮCSƠN ................................................................................................................... 342.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn ................... 342.1.1. Nhận định của các nhà nghiên cứu văn học về giá trị nội dung và nghệthuật của kịch bản văn học Bắc Sơn .................................................................. 342.1.2. Nhận định của người làm luận văn về giá trị nội dung và giá trị nghệthuật của kịch bản văn học Bắc Sơn .................................................................. 442.2. Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn Bắc Sơn .......................... 552.2.1. Sách giáo viên .......................................................................................... 552.2.2. Sách tham khảo ........................................................................................ 572.3. Định hướng dạy học kịch bản Bắc Sơn do luận văn đề xuất ..................... 592.3.1. Trước giờ lên lớp ..................................................................................... 592.3.2. Tổ chức dạy đọc hiểu kịch bản văn học “Bắc Sơn” trong giờ học ......... 61Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii 2.3.3. Sau giờ học .............................................................................................. 662.4. Định hướng về nội dung dạy học ............................................................... 672.4.1. Đặc điểm của văn bản và mục tiêu bài học ............................................. 682.4.2. Hướng tiếp cận văn bản và nội dung bài học .......................................... 692.4.3. Phương pháp dạy học .............................................................................. 71Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 743.1. Thiết kế bài dạy .......................................................................................... 743.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ........................................................................... 823.2.1. Mục đích, ý nghĩa thực nghiệm ............................................................... 823.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .......................................... 833.2.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 833.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 833.2.5. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 84KẾT LUẬN....................................................................................................... 86TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 88PHỤ LỤCSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTSTTTỪ, NGỮ VIẾT TẮTTỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ1GD-ĐTGiáo dục - Đào tạo2GVGiáo viên3HSHọc sinh4LLPTLập luận phân tích5PPDHPhương pháp dạy học6SBTSách bài tập7SGKSách giáo khoa8SGVSách giáo viên9THCSTrung học cơ sởSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNviv MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Lý do về lí thuyếtTrong q trình đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtheo đặc trưng thể loại đã có nhiều cơng trình bàn tới. Có thể kể đến một vàicơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:Cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của các tácgiả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hồng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm GiaCẩn, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971). Cuốn sách góp phần làm rõ nhiều vấn đềtrong mối quan hệ giữa loại thể và PPDH Văn.Các tác giả đi sâu vào ba thểloại: tự sự, trữ tình và kịch. Tác giả Trần Thanh Đạm khẳng định “Nhà vănsáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạycũng dạy theo loại thể” [5].Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương diện lớncủa việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức vànội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học,đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất.Cũng trong cuốn sách này, tác giả Huỳnh Lý có bài “Kịch và giảng dạykịch”, đã đề cập đến nhiều vấn đề khi giảng dạy kịch “Chúng ta khơng giảngdạy kịch với tính cách là một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bảnvề phương diện văn học” [dẫn theo 5].Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩmvăn chương theo loại thể” (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) cũng khẳngđịnh “Việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát triểnkhoa học phương pháp dạy học tác phẩm văn chương”[4].Trong bài “Một số vấn đề đọc - hiểu văn bản kịch (trích trong Đọc hiểuvăn bản Ngữ văn 8 - Nxb Giáo dục, 2009), tác giả Nguyễn Trọng Hồn đã nóiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 đến khái niệm kịch, những đặc trưng của kịch và khẳng định “Đọc - hiểu vănbản kịch cần chú trọng nhiều phương diện thuộc về đặc trưng của thể loạinày: từ loại hình nhân vật, bối cảnh trang trí sân khấu, các hướng dẫn trựctiếp về cử chỉ, hành động, các lớp nghĩa của lời thoại, các yếu tố phụ họa, cácyếu tố có tính ước lệ, … Tiếp nhận văn bản kịch bản văn học hết sức yêu tiêntính kịch” [14, tr. 9].Nhưng vận dụng lí thuyết trên vào việc dạy học các tác phẩm văn họccụ thể thì còn là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi vậy, chúngtôi chọn đề tài “Dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thểloại”, với mong muốn đóng góp thêm một điều gì đó vào phương pháp dạyhọc tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.1.2. Lí do về thực tiễnTừ khi vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng được đưa vàochương trình sách giáo khoa mơn Ngữ văn ở bận THCS đã có những tài liệuhướng dẫn dạy học văn bản được trích vào sách giáo khoa, nhưng trong thựctiễn dạy học ở trường phổ thông trung học, giáo viên và học sinh vẫn gặpkhơng ít khó khăn khi thực thi đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vậy chúngtôi chọn đề tài này với mong muốn đề xuất một phương án dạy học để khắcphục những khó khăn đó, hướng tới một giờ học có hiệu quả.Sinh năm 1912, mất năm 1940, tính cho đến nay Nguyễn Huy Tưởngđã đi xa 55 năm, nhưng những vấn đề của ông, về con người và tác phẩm củaơng thì vẫn cịn đó. Văn xi và kịch, chất văn trong kịch và chất kịch trongvăn. Các giá trị lịch sử và thời sự, các vấn đề về đấu tranh giai cấp và cáchmạng, các vấn đề tri thức và văn hóa dân tộc, dường như vẫn cịn là nhữngvấn đề để ngỏ.Nói đến Nguyễn Huy Tưởng trong hai thập niên sáng tạo của ơng phảitính đến kịch Bắc Sơn. Bắc Sơn đã cảnh tỉnh cho những người còn nghi ngờkịch cách mạng và xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trướcSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 đến nay. Kịch Bắc Sơn đã phản ánh sâu sắc cuộc khởi nghĩa vô cùng anhdũng của nhân dân Bắc Sơn chống lại chế độ thống trị Nhật- Pháp sau nhữngnăm dài chịu đựng cuộc đời tăm tối khổ đau.2. Lịch sử vấn đềKịch bản văn học “Bắc Sơn” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng là tácphẩm mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS từnăm học 2002 - 2003. Tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học bàntới và cũng đã có nhiều nhà sư phạm đề xuất phương pháp dạy học trích đoạntrong sách giáo khoa.2.1. Những ý kiến đánh giá về kịch bản văn học Bắc Sơn của các nhànghiên cứu văn học- Cuốn “Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm” (Nxb Giáo dục,1999), có một số bài viết nhận xét về kịch bản văn học Bắc Sơn:+ Trong bài “Kịch Nguyễn Huy Tưởng”, tác giả Hà Minh Đức nhậnxét: “Kịch Bắc Sơn đã phản ánh sâu sắc cuộc khởi nghĩa vô cùng anh dũngcủa quân dân Bắc Sơn chống lại chế độ thống trị Nhật - Pháp sau những nămdài chịu đựng cuộc đời tăm tối đau khổ. Qua năm màn kịch, Nguyễn HuyTưởng đã thể hiện được những ngày vui tươi sơi nổi trong khơng khí cáchmạng khi quân dân ta chiếm được Vũ Lăng. Cuộc đời đổi mới, quần chúngnáo nức, hồ hởi trong ngày hội lớn, nhưng rồi giặc trở lại khủng bố, người bịgiết, người bị bắt, người trốn chạy lang thang trong rừng. Nhưng tinh thầnBắc Sơn vẫn bất diệt, phong trào lại nhen lên, bùng cháy lên trong một cuộcchiến đấu mới”. [26, tr. 379]+ Ở bài “Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng” tác giả Nguyễn VănThành nhận xét: “Bắc Sơn, bơng hoa đầu rực rỡ của nền kịch nói cách mạngđã ra đời ngay ở buổi bình minh đầy phấn hứng và có phần bỡ ngỡ chốngngợp ấy của nước Việt Nam vừa mới bước vào kỷ nguyên độc lập. Cái mởSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 đầu bao giờ cũng mang chứa trong nó sự non nớt vụng về, nhưng thật bất ngờ,Bắc Sơn hiện ra, tức khắc được coi là một thành công đột xuất, ghi dấu sựtrưởng thành của Nguyễn Huy Tưởng về cả phương diện ý thức tư tưởng lẫntrình độ nghệ thuật”. [26, tr.389]+ Trong bài “Bắc Sơn” của hai tác giả Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ cónhận xét “Trong lúc phong trào kịch cách mạng còn bế tắc, lúng túng thì kịchBắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ra đời đã gây nên một tiếng vang lớn. Kịchđã được diễn ở Hà Nội, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An… và được công chúnghoan nghênh nhiệt liệt. Bắc Sơn đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong tràokịch cách mạng. Mặc dầu cịn có những chê bai mặt này mặt khác, nhưng nóichung các báo chí đều ca ngợi Bắc Sơn [26, tr. 483]. Báo Kiến thiết số ra ngày14-4-1946 cho rằng “Bắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những kịchtuyên truyền hạng ba xu. Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới”. Và Nguyễn HuyTưởng “đã cứu được cả một mùa kịch vừa qua”, “đã cho chúng ta một tintưởng ở tương lai kịch nước nhà” (Đồng minh số 7-4-1946). Bắc Sơn đã“cảnh tỉnh cho những ai còn nghi ngờ kịch cách mạng” và xứng đáng là “vởkịch cách mạng thành cơng nhất từ trước tới nay” (Vì nước số 5-4-1946).”- Trong cuốn “Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn” (Nxb Văn hóathơng tin, 2005), có một số bài viết nhận xét về kịch bản văn học Bắc Sơn:+ Bài “Các báo phê bình kịch Bắc Sơn”: Báo Kiến thiết số 8, 14-4-1946có viết: “Bắc Sơn khơng lấy đề từ ở những cuộc sống cá nhân chật hẹp và phùphiếm. Mà cũng không lấy ở cái quá vãng xã hội và hoang đường. Tác giả nócó tham vọng diễn tả lại một đoạn tranh đấu đau đớn và dũng cảm nhất trongcuộc cách mạng giải phóng mà ta đã sống ròng rã năm năm trời nay. Nhữngnhân vật mang vào trong kịch là những người dân tầm thường, hiền lành, chấtphác, sống ở một địa phương hẻo lánh miền rừng núi, mà cách mạng đã gọiđứng dậy…Vai chính khơng là ai cả; mà chính là dân chúng Bắc Sơn, biểuhiện ra ở một vài nhân vật tiêu biểu…Câu chuyện của kịch cũng vậy. Đây làSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 chuyện của dân chúng một miền hầm hố sôi nổi, kẻ trước, người sau, vùngdậy chống với quân thù…Thật là một đề tài rộng lớn”.Ngoài ra “Kịch BắcSơn đã khiến ta sống một phần cái khơng khí tưng bừng của cuộc cách mạngđang lên (màn I) rồi cái lớn lao đau đớn của cách mạng tan vỡ (màn III) và cáihy vọng của cuộc cách mạng nhóm trở lại (màn IV). Kịch Bắc Sơn đã vẽ đượcbằng những nét mạnh dạn, linh động, một vài nhân vật cách mạng: người cánbộ, người dân cày, người thanh niên, ông lão, người đàn bà…Kịch Bắc Sơnđã cho ta thấy cả sự tiến triển, biến động trong tâm hồn những nhân vật ấynhờ cuộc cách mạng như thế nào…” [13, tr.125].+ Trong Bài “Bắc Sơn vở diễn mở màn sân khấu cách mạng” tác giả PhanKế Hoành nhận xét “Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng muốn phản ánh mộthiện tượng quyết liệt của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và qua đó tác giả còn muốnkhẳng định ý nghĩa tiền đề của cuộc khởi nghĩa này trong tiến trình cách mạngngày càng rộng lớn, mãnh liệt hơn để tiến tới Cách mạng tháng Tám (1945)thành công, đưa dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới của lịch sử”[13, tr. 142].2.2. Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn Bắc Sơn2.2.1. Sách giáo viên“Sách giáo viên” Ngữ văn 9 tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục đã địnhhướng tìm hiểu trích đoạn Bắc Sơn như sau:- Về nội dung: Sách giáo viên hướng dẫn tìm hiểu văn bản trên bốnnội dung:+ Tóm tắt nội dung vở kịch, đọc đoạn trích, tìm hiểu xung đột và tìnhhuống kịch trong đoạn trích.+ Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.+ Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.+ Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của đoạn trích.- Về phương pháp: Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựatrên các câu hỏi ở mục “Đọc - hiểu văn bản” trong “sách giáo khoa” Ngữ văn9 tập 2. Bao gồm 5 câu hỏi dẫn dắt học sinh lần lượt khám phá diễn biến,hành động, tình huống, nhân vật và nghệ thuật viết kịch của tác giả.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 2.2.2. Sách tham khảo• Cuốn “Thiết kế bài giảng” Ngữ văn 9 tập 2 - Nguyễn Văn Đường (chủbiên) - Nhà xuất bản Hà Nội, định hướng tiếp cận trích đoạn Bắc Sơn như sau:- Về nội dung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 3 nội dung:+ Tìm hiểu mâu thuẫn - xung đột kịch trong hồi bốn, tình huống kịchtrong đoạn trích+ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm+ Các nhân vật khác- Về phương pháp: Được thực hiện bằng một hệ thống các câu hỏi gợidẫn phù hợp với nội dung của bài học.• Cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp” - Hồng HữuBội (NXB giáo dục 2004) đã đưa ra hướng tiếp cận trích đoạn Bắc Sơn như sau:- Về nội dung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 4 nội dung+ Giới thiệu về vở kịch, đoạn trích, tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột vàtình huống kịch trong lớp II, Lớp III của hồi bốn.+ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.+ Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.+ Tìm hiểu giá trị tư tưởng của vở kịch- Về phương pháp: Hướng dẫn học sinh thâm nhập vào từng lớp củađoạn trích bằng một hệ thống lời gợi dẫn để khơi gợi và dẫn dắt HS hoạt độngmột cách đa dạng.3. Mục đích nghiên cứu- Tìm ra cách tiếp cận, khám phá văn bản kịch Bắc Sơn phù hợp vớiđặc điểm thể loại của vở kịch và phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của bạn đọclà học sinh lớp 9 bậc THCS hiện tại.- Tìm ra một định hướng dạy học và một phương án dạy học cụ thể đốivới trích đoạn kịch bản Bắc Sơn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (tập 2)nhằm hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu kịch bản văn học nói chung vàkịch bản Bắc Sơn nói riêng.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐặc điểm của kịch bản văn học Bắc Sơn và hoạt động dạy học của thầyvà trò theo tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học văn bản Bắc Sơn củaNguyễn Huy Tưởng trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (tập 2) theo đặctrưng thể loại5. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài luận văn đặt ra, có 3nhiệm vụ nghiên cứu sau:5.1 Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết- Các đặc điểm lí thuyết về kịch.- Phương pháp giảng dạy văn học theo đặc trưng thể loại và cách tổchức học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo hướng đổi mới về phương phápdạy học.5.2 Nghiên cứu thực tiễn- Vị trí của tác phẩm Bắc Sơn trong chương trình ngữ văn cấp trung học.- Hoạt động dạy học (nội dung và phương pháp) của giáo viên về tácphẩm Bắc Sơn.- Hứng thú và sự hiểu biết của học sinh về tác phẩm này.5.3 Thực nghiệm sư phạm- Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm.- Luận văn sẽ đề xuất phương án dạy học cho tác phẩm này theotinh thần đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học thực nghiệmđể kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của những phương án màluận văn đề xuất.6. Phương pháp nghiên cứuĐể đạt tới mục đích nghiên cứu, trong q trình thực hiện nhiệm vụnghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 - Phương pháp tổng hợp lí luận: Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luậnnhằm đưa ra những đặc trưng của kịch, tìm hiểu đặc điểm cảm thụ của họcsinh trung học cơ sở để đưa ra nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học cụthể về văn bản kịch Bắc Sơn trong sách giáo khoa lớp 9 tập 2.- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để sử lý sốliệu thu nhập được trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm.- Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp này để điều trakhả năng cảm thụ và hứng thú của học sinh đối với việc học văn bản Bắc Sơn.- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp này trongquá trình thiết kế bài học và dạy thực nghiệm.- Phương pháp miêu tả: Được sử dụng để phân tích, miêu tả các nhânvật, hành động trong tác phẩm Bắc Sơn.7. Cấu trúc luận vănNgoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3chương sau:Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tàiChương 2: Định hướng dạy học kịch bản Bắc SơnChương 3: Thực nghiệm sư phạmNgồi ra đề tài cịn phần phụ lục và tài liệu tham khảoSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 Chương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Cơ sở lí luận1.1.1. Loại thể văn học trong văn họcKhái niệm “loại thể” cũng như mọi khái niệm khác trong lý luận vănhọc là kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế cụ thể, sinh độngcủa sáng tác văn học. Nền văn học của mỗi dân tộc cũng như toàn bộ nền vănhọc thế giới xưa nay là một kho tàng bao gồm rất nhiều tác phẩm văn học cụthể, con đẻ tinh thần của các nhà văn, nhà thơ thuộc các giai cấp, các dân tộc,các thời đại khác nhau. Mỗi tác phẩm văn học là một cơng trình sáng tạo độcđáo về nội dung và nghệ thuật. việc nghiên cứu văn học đòi hỏi nhiều cáchphân loại khác nhau: phân loại theo thời kỳ, trường phái, trào lưu, phươngpháp, phong cách v.v… và phân loại theo loại thể.Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của ba tác giả Lê Bá Hán, TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),(Nhà xuất bản giáo dục ViệtNam, 1996), có viết [12, tr 300]:Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn họcthành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằmtrong loại. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọnghơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có baloại: tự sự, trữ tình và kịch.Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Ví dụ: Loại tự sự có tiểu thuyết,truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca, ngụ ngơn,… loại kịch có bi kịch, hàikịch, chính kịch,… Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngồiđặc trưng của loại, các thể cịn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ vàvăn xi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn…).Các thể loại văn học “làmột phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất địnhcủa văn học và sau đó biến đổi và được thay thế.”Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 Tất cả những việc phân chia ấy đều dựa theo cách tổ chức kết cấu thểhiện tác phẩm: kể chuyện thuật lại cuộc sống con người trong những biểu hiệnít nhiều phức tạp của nó thì xếp vào loại tự sự. Loại tác phẩm này “tái hiệntrực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt, ở bên ngồi, đối vớitác giả, thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hồn cảnh, cósự phát triển tâm trạng, tính cách, hành động của con người”[5, tr 10].Trongtác phẩm tự sự, tác giả đóng vai người kể chuyện ở dạng tham dự (ngôi thứnhất), không tham dự (người kể tránh đi), thông suốt (biết tất cả), thơng suốtcó chọn lựa, khách quan (ống kính)…Tự sự được thể hiện bằng nhiều biệnpháp nghệ thuật, nhiều loại cấu trúc, tiết tấu…và càng ngày càng phong phú,đa dạng và phức tạp. “Miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới là đặctrưng của tự sự… và tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gianvà thời gian”. “Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt nhất” (so vớitrữ tình và kịch), lời nói trong tự sự có trực tiếp, có gián tiếp…Tác phẩm biểu hiện một cách ngắn gọn tâm trạng cá biệt của conngười, “bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tư, những trạng tháimạnh mẽ xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người” thì thuộcloại trữ tình. Ở loại này thế giới chủ quan của con người được biểu hiện rât rõqua hình tượng cảm xúc, tâm tư (của tác giả hay nhân vật trữ tình).“Sự rung động, truyền cảm của tác phẩm trữ tình khơng phải chủ yếudựa vào sức hấp dẫn của câu truyện về người, về việc mà chủ yếu dựa vào lờinói tràn đầy cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ… thốt ra “tự đáy lòng”[5, tr 13].“Loại trữ tình biểu hiện ở nhiều dạng cảm hứng: tụng ca, trào phúng, tâmtình tình yêu, tình bạn… trữ tình thiên nhiên phong cảnh, trữ tình thế sự, trữtình công dân… Loại này chủ yếu là thơ, “ngôn ngữ thường bão hịa cảm xúc”,lời thơ trữ tình cịn mang tính chất “mê hoặc”, giàu nhạc tính thể hiện qua sựcân đối, trầm bổng, trùng điệp…”[5, tr 13] và vần điệu ở nhiều dạng kiểu.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10 “Kịch thực ra không phải là một loại thể văn học đơn thuần”. Trongphạm vi nhà trường chủ yếu chúng ta quan tâm tới kịch bản văn học (ít cóđiều kiện quan tâm tới kịch đram). “Tính chất khách quan của sự phản ánh vàbiểu hiện ở tác phẩm kịch chặt chẽ, nghiêm khắc… tập trung cao độ của tìnhhuống cuộc sống” với ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật (chủ yếu), và ngôn ngữgián tiếp của tác giả (hạn chế). “Ngôn ngữ nhân vật trong kịch vừa tất yếu lạivừa tự nhiên, phải vừa điển hình lại vừa mang cá tính nhân vật”. Vấn đề cơbản của loại này là tình huống xung đột kịch giữa những tính cách và diễnbiến theo hành động và cốt truyện.1.1.2. Kịch bản văn học - đặc trưng về thể loại1.1.2.1. Kịch bản văn học* Khái niệm về kịchTheo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dung ở hai cấp độ.• Ở cấp độ loại hình“Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữtình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuốc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếuvừa để đọc. Vì vậy kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song, nóiđến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằnghành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói. (riêng kịch câm thì khơng diễn tảbằng lời)” [12, tr. 114].Như vậy, nói đến kịch là nói đến một hình thức nghệ thuật đặc biệt,được biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ và lờinói. Từ đó bộc lộ suy nghĩ, tính cách của nhân vật và qua lời nói của các nhânvật mà thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch.Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặcnhững xung đột muôn thuở mang tính tồn nhân loại. Những xung đột ấyđược thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của cácSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11 nhân vật và theo quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thườngchứa đựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đốivới nhân vật.Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễnbiến của chúng và theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật.Tuy nhiên cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫmvà chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo rasự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm chocái được trình diễn mang màu xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khácnhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấucủa kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quymô của những sự kiện biến cố được phản ánh trong kịch.• Ở cấp độ loại thể“Thuật ngữ kịch được dung để chỉ một thể loại văn học - sân khấucó vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cịngọi là chính kịch” [12, tr .115].Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con ngườibình thường nhưng mục đích chính khơng phải là để cười nhạo, chễ giễu cácthói hư tật xấu, mà là mơ tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịchtính với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâuthuẫn gay gắt, song những xung đột của nó khơng mang tính chất vĩnh hằngvà về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa. Cịn các tính cách của kịchthì khơng có gì đặc biệt, phi thường.Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng táccủa các nhà khai sáng ở Pháp và Đức. Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuốinhững năm hai mươi của thế kỉ XX. Kịch thực ra không phải một thể loại vănhọc đơn thuần, không nên đánh đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nóiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12 chung bao gồm: kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch…Bất cứ loại kịchnào, kể cả kịch câm cũng có kịch bản, nhưng chỉ có kịch hát, nhất là kịch nóimới có kịch bản văn học.* Kịch bản văn họcTheo cách chia ba truyền thống, kịch là một thể loại văn học. Nó tồntại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình. Nghĩa là kịch bản vănhọc vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngơn từ. Nógiống như có hai cuộc sống. Là vở diễn sân khấu, nó sống với cơng chúngkhán giả. Là tác phẩm văn học, nó sống với cơng chúng độc giả. Vì vậy, kịchbản khơng chỉ được xem là bản gốc dùng để biểu diễn trên sân khấu mà cịnđược xem là tác phẩm văn học có thể dung để đọc.Là đối tượng của lí luận văn học, kịch và trữ tình có sự khác nhau rất rõràng nhưng giữa kịch với tự sự có nhiều điểm tương đồng.Bêlinxki cho rằng: Tác phẩm kịch là “Sự dung hợp của các yếu tố đốilập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình”, khơng phải chỉ trongloại hình kịch mới có sự dung hợp các yếu tố của loại hình khác. Trong thơ,truyện, ký đều có, nhưng kịch có ưu thế trong sự kết hợp khả năng biểu hiệncủa tự sự và trữ tình. Kịch là một thể loại văn học nhưng lại gắn liền sinh tửvới sân diễn, sân khấu, vì thế kịch tất sẽ không bao giờ là một thể loại văn họcđơn thuần như tự sự và trữ tình. Kịch bản viết ra vừa để đọc vừa để diễn, dođó đọc kịch bản văn học nếu chúng ta tách hoàn toàn với nghệ thuật sân khấuthì ta khơng thể nào hiểu được.Như vậy, nhìn từ góc độ nào ta cũng thấy kịch bản văn học là một bộphận hợp thành của nghệ thuật sân khấu. Không phải ngẫu nhiên mà khi sángtác kịch bản, nhà văn bao giờ cũng tính đến các yếu tố không gian, thời gian,khả năng biểu hiện nghệ thuật của các phương tiện sân khấu nhất là sự diễnxuất của các diễn viên. Nhưng kịch bản văn học khơng chỉ có đời sống gắn bóvới nghệ thuật sân khấu mà nó cịn có đời sống độc lập riêng của nghệ thuậtngơn từ. Có thể xem “Kịch”, “Kịch bản văn học” hay “Văn học kịch” nhưnhững khái niệm đồng nghĩa chính vì thế.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN13 1.1.2.2. Đặc trưng về thể loạiTheo cuốn giáo trình “Lí luận văn học” tập II, nhà xuất bản Giáo dục(1996), kịch bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau:a. Xung đột kịchKịch bắt đầu từ xung đột. "Xung đột là cơ sở của kịch" (Pha đê ép).Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhấtsự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện haymột diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch. Có thểcó rất nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện của sự đè nén,giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sựđấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lílẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng...Do tính chất sân khấu quiđịnh cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bướcvào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏiphải được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Vì vậy, có thể nói, xungđột là đặc điểm cơ bản của kịch. Hégel cho rằng "tình thế giàu xung đột là đốitượng ưu tiên cảu nghệ thuật kịch".Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hộivà thời đại, nói cách khác là ln mang tính lịch sử cụ thể. Ơí những thời đạikhác nhau có những xung đột khác nhau. Ở thời cổ đại, đó là sự xung độtgiữa thế giới quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiênnhiên, làm chủ bản thân của con người. Trong xã hội nơ lệ, đó là xung độtgiữa những người nơ lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nơ. Trongxã hội phong kiến, đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa,quan lại với người dân bị áp bức và địi được giải phóng. Trong thời kì hiệnđại, các xung đột thưịng xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản cáchmạng, cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu...Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN14 Xung đột kịch do tính chất sân khấu qui định đồng thời xung đột làmcho kịch có tính sân khấu. Sức hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ nhà văn phảiphát hiện, nêu ra và giải quyết các xung đột lớn nhỏ trong vở kịch. Các yếu tốkhác của kịch phải góp phần tơ đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâu sắc,gần gũi với những vấn đề của cuộc sống.b. Hành động kịchTrong ngôn ngữ của nhiều nước châu Âu, chữ “kịch” đều có nguồn gốctừ tiếng Hy Lạp (đrama) mà nghĩa của nó là hành động. Và hơn hai nghìnnăm nay, phạm trù “hành động” bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm của cáchệ thống lý thuyết kịch.Hành động là đặc trưng của kịch. Hêghen cho rằng: “Nội dung chủ yếucủa tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch là hành động”.Trong kịch, nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tácphẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Hànhđộng là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch. Vì vậy, hành động làyếu tố đặc trưng không thể thiếu đối với bất kì một kịch bản văn học nào.Hành động kịch được thể hiện qua suy nghĩ, hành vi, động tác, ngônngữ của nhân vật. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiềuvới xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì hành động càng trở lên quyếtliệt. Như vậy, hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắtquãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Hànhđộng kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất,chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật.c. Nhân vật kịchKịch là nghệ thuật thể hiện hình tượng con người một cách sống độngnhất, nhưng trong cuộc đời thực, người bình thường khơng thể nói to trướcđám đơng những toan tính xấu xa, những dục vọng thấp hèn của mình giốngnhư các nhân vật trên sàn diễn. Cho nên, hình tượng con người trong kịchSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN15 cũng thuộc loại hình tượng mang tính ước lệ cao nhất. Nó là nhân vật của trịdiễn mà diễn viên là người đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu. Tác phẩmtrữ tình, nhất là tác phẩm tự sự, làm đủ mọi cách để mờ tính chất trị diễn củanghệ thuật. Tính chất trị diễn lại thường xun được tô đậm, không cần cheđậy trong kịch văn học và nghệ thuật sân khấu. Đây là đặc điểm ta dễ dàngphân biệt nhân vật kịch với hình tượng trữ tình và hình tượng tự sự.Nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ. Nghĩa là, tác giảxây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không bằng ngôn ngữ miêutả. Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình. Qua lời đối thoại, độc thoại,nhân vật kịch tự bộc lộ nội tâm bí mật của mình. Nhân vật kịch là một phươngthức chiếm lĩnh hiện thực bằng nghệ thuật độc đáo.Tác phẩm kịch viết được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạnchế bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiềunhư trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt.Do đó, tính cách nhân vật trong kịch tập trung, nổi bật và xác định nhằm gâyấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả. Hiển nhiên sự nổi bật, tập trungđó khơng có nghĩa là đơn giản, một chiều. Xoay quanh một nét tính cáchkhác, vừa liên đới, vừa biến thái làm cho gương mặt của nhân vật sinh độngvà đa dạng.Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Dođặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, conngười bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người khơng thể khơng đắn đo,suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt…Dĩ nhiên đặc trưng này cũng đượcthể hiện trong các loại văn học khác nhưng rõ ràng được thể hiện tập trung vàphổ biến nhất trong kịch. Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả kịch đã dùngbiện pháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm củachính nhân vật đó.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN16 d. Ngôn ngữ kịchSo với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang đặc thù rõ rệt. Đốivới một tác phẩm kịch tất cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong“Ngơn ngữ nhân vật”. Đó là hình thái tồn tại duy nhất của ngơn ngữ kịch.Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của kịch. Ngôn ngữđối thoại là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ngôn ngữ kịch bao gồm: đốithoại, độc thoại và bàng thoại.Đối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Đâylà dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắcsảo, sinh động và có tác dụng hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.Độc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặtnội tâm và những ý nghĩa thầm kín. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằmbiểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Để biểuhiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phútyên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế…Bàng thoại là nói với khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vậtkhác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu đểphân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia sẻ. một điềubí mật, loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch.Dù là đối thoại, độc thoại hay bàng thoại, ngôn ngữ kịch đều nhằmkhắc họa tính cách, nội tâm nhân vật.Ngơn ngữ kịch là một hệ thống ngơn ngữ mang tính hành động. Hệthống ngơn ngữ ấy có nhiệm vụ mơ tả chân dung nhân vật kịch bằng hàng loạtcác thao tác hành động. Vì vậy, tính hành dộng là đặc điểm nổi bật của ngônngữ kịch, là cơ sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lí thích hợp cho hành độngcủa nhân vật trên sân khấu.Ngơn ngữ kịch là một hình thái ngơn ngữ hội thoại gần gũi với đờisống: súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ. Ngơn ngữSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN17 nhân vật kịch địi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết phong phú vàsâu rộng về quần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quần chúng, điềunày quan trọng đối với mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là đối vớingười viết kịch.1.1.3. Phương pháp dạy kịch bản văn học theo thể loạiTheo cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của cáctác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hồng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và ĐàmGia Cẩn, (Nhà xuất bản Giáo dục, 1971) [5, tr. 44]viết:• Loại thể văn học là một thành phần quan trọng của hình thức nghệthuật tác phẩm. Giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại chính là mộtphương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhấtgiữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với qui luật và bảnchất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất.Nếu tác phẩm thuộc loại tự sự thì người giảng cần phải nắm cho đượcvà nêu cho được trình tự diễn biến lơ gich phát triển của câu chuyện với cácsự biến các nhân vật qua các chặng thời gian và các lớp không gian.Nếu là tác phẩm thuộc loại trữ tình thì người giảng phải nắm cho đượcvà nêu cho được trình tự diễn biến lô gich phát triển của tâm tư tác giả haycủa nhân vật trữ tình với mọi sắc thái và mọi biểu hiện của nó qua các chặngthời gian cũng như qua các lớp không gian.Kết cấu nội bộ của tác phẩm kịch rất gần với tác phẩm tự sự, có điều làtình tiết tập trung, căng thẳng, gay gắt hơn nên cần nắm và nêu cho được trìnhtrự diễn biến của hành động kịch thơng qua các tình huống sân khấu và quangơn ngữ đối thoại của nhân vậtNói cho đúng thì ở trường phổ thơng khơng giảng dạy kịch mà chỉgiảng dạy một số kịch bản hay, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học:Chúng ta khơng giảng dạy kịch với tính cách là một loại hình nghệ thuật màchỉ giảng dạy kịch bản về phương diện văn học.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN18 Nhưng vì người ta cảm thụ, thưởng thức cũng như phê bình, đánh giávở kịch trong khi xem diễn, lại vì tác giả kịch bản viết với ý thức thường trựclà viết để diễn, dó đó hình tượng, ngơn ngữ, kết cấu trong vở kịch có phầnkhác với các loại văn viết để đọc, để xem, cho nên thầy giáo, cũng tức là mộtnhà phê bình, phải nắm những đặc thù của diễn xuất ở mức độ nhất định mớigiảng kịch tốt được, tuy không phải giảng về biểu diễn. Thầy giáo không amhiểu biểu diễn, chỉ khai thác kịch bản khơng thơi, thì dù nghiên cứu kĩ cũngcó thể mắc những sai lầm khi nhận xét phê phán một vở kịch y hệt như mộttác phẩm truyện, ký, thơ trữ tình.Cũng vì chúng ta giảng dạy kịch về phương diện văn học cho nênchúng ta chỉ nói đến những thể tài trong đó ngơn ngữ giữ vai trị quyết địnhhoặc chủ yếu, còn những thể loại sân khấu biểu hiện chủ yếu bằng nhạc, múa,hình ảnh v.v… thì khơng phải là đối tượng giảng dạy của trường phổ thônghiện nay.Kịch là sự tái diễn nghệ thuật hóa (chứ khơng phải bắt chước, rậpkhuôn, khôi phục một cách tự nhiên) một sự kiện cho rằng đã xảy ra, bằngcách tái hiện các nhân vật trong những quan hệ giữa họ với nhau, với hànhđộng và lời nói của nhân vật, khiến khán giả có cảm giác là mình thấy vànghe trực tiếp chứ không thông qua ngôn ngữ của một “người thứ ba” diễnthuật (người đó là tác giả của truyện, kí, thơ tự sự).• Bởi vậy, dạy kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại là hướng dẫnHS tìm hiểu từ các yếu tố:1, Cốt truyện (giống như tự sự): Câu chuyện trong vở kịch đưa đến chongười xem bức tranh cuộc sống với những mâu thuẫn, xung đột gì? Ở vàothời nào?2, Hệ thống nhân vật: Được miêu tả qua lời thoại và hành động trongvở kịch đem đến cho người xem những hiểu biết gì về con người Việt Namthời ấy? Họ sống như thế nào và tâm tư, tình cảm của họ ra sao?Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN19

Tài liệu liên quan

  • Dạy học đoạn trích “tình yêu và thù hận” trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại Dạy học đoạn trích “tình yêu và thù hận” trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại
    • 20
    • 3
    • 13
  • dạy học đoạn trích  tình yêu và thù hận trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại dạy học đoạn trích tình yêu và thù hận trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại
    • 126
    • 1
    • 6
  • Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm kí chương trình chuẩn lớp 11 theo đặc trưng thể loại Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm kí chương trình chuẩn lớp 11 theo đặc trưng thể loại
    • 25
    • 471
    • 0
  • Dạy học truyện ngắn lão hạc trong chương trình ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại Dạy học truyện ngắn lão hạc trong chương trình ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại
    • 116
    • 1
    • 7
  • Dạy học kịch bản văn học “tôi và chúng ta” ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại Dạy học kịch bản văn học “tôi và chúng ta” ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại
    • 117
    • 953
    • 0
  • Dạy học kịch bản văn học “Tôi và chúng ta” ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ) Dạy học kịch bản văn học “Tôi và chúng ta” ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)
    • 117
    • 336
    • 0
  • Dạy học kịch bản văn học tôi và chúng ta ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại Dạy học kịch bản văn học tôi và chúng ta ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại
    • 115
    • 209
    • 0
  • Dạy học trích đoạn tiểu thuyết ông già và biển cả trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại Dạy học trích đoạn tiểu thuyết ông già và biển cả trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại
    • 108
    • 391
    • 0
  • Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ) Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)
    • 105
    • 314
    • 1
  • Dạy học đọc   hiểu thơ đường ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (tt) Dạy học đọc hiểu thơ đường ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (tt)
    • 21
    • 215
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.4 MB - 105 trang) - Dạy học kịch bản văn học bắc sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Tác Phẩm Kịch đã Học Lớp 9