Dạy Học Là Gì? Quá Trình Dạy Học
Có thể bạn quan tâm
Dạy học và Quá trình dạy học là gì?
Mục lục ẩn Dạy học là gì? Các dấu hiệu của quá trình dạy học Hoạt động dạy và hoạt động học Hoạt động dạy: Hoạt động học: Nhiệm vụ của quá trình dạy họcDạy học là gì?
Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường, diễn ra theo một quá trình nhất định từ t0 đến tn gọi là quá trình dạy học (QTDH). Đó là một quá trình xã hội bao gồm và gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và hành động của người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Các dấu hiệu của quá trình dạy học
- Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của người học. Đó là sự vận động của một hoạt động kép, trong đó diễn ra hai hoạt động có chức năng khác nhau, đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định: hoạt động dạy và hoạt động học.
- Hoạt động học, chủ thể là người học, hướng vào đối tượng học, tiếp nhận và chuyển hóa nó, biến thành của riêng, qua đó phát triển chính bản thân mình.
- Hoạt động dạy, chủ thể là người dạy, hướng vào đối tượng dạy, làm cho nó trở thành đối tượng của sự điều khiển của mình. Vai trò và tính chất của hoạt động dạy cũng như vị thế của người dạy tuỳ thuộc vào việc hoạt động dạy có đối tượng là gì.
- Hoạt động dạy và hoạt động học đều phải được tiến hành trên bản thể của QTDH là nội dung dạy học (NDDH). NDDH là yếu tố khách quan, quyết định tiến trình và phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.
- Kết quả của QTDH là làm biến đổi ở người học những đặc tính nào đó đã được xác định từ trước và tương ứng với NDDH. Nói cách khác, phải thực hiện được mục tiêu dạy học của chính QTDH đó.
- Một QTDH bất kì bao giờ cũng phải được tiến hành trong khoảng không gian, thời gian nhất định (một tiết dạy, một bài, một khóa đào tạo bồi dưỡng,…) và chịu sự chế ước bởi các điều kiện kinh tế – xã hội – văn hóa nhất định. Nói cách khác, QTDH phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được.
Tóm lại quá trình dạy học hình thành và phát triển nhân cách của người học. Đó là sự vận động của một hoạt động kép dạy và học đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Kết quả của QTDH là làm biến đổi ở người học những đặc tính nào đó đã được xác định từ trước (xem hình sau)
Hoạt động dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy:
- Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng), xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục). Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt
- Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.
- Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà còn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên.
- Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực, hứng thú,…) của học sinh thì giáo viên mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động học đạt được kết quả mong muốn.
Hoạt động học:
- Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh bản chất người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người. Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan vào ý thức người học. Tuy nhiên nó chủ yếu hướng người học vào lĩnh hội những chân lí đã được loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới đối với họ.
- Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan.
Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau. Hoạt động dạy – học có các đặc trưng sau đây:
- Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên
- Là một hoạt động có mục đích rõ ràng
- Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể
- Diễn ra trong một môi trường nhất định (lớp học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm)
- Sử dụng các phương tiện đa dạng (ngôn ngữ, thiết bị, tài liệu)
- Đa dạng về hoạt động: nhận thức, trí tuệ, vận động, thao tác, …
- Kết quả hoạt động dạy được đánh giá thông qua kết quả hoạt động học tập.
Nhiệm vụ của quá trình dạy học
Giáo dưỡng học sinh
Làm cho HS nắm vững hệ thống tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, kỹ năng kỹ xảo lao động nghề nghiệp (người ta còn gọi là nhiệm vụ dạy nghề)
Chức năng giáo dưỡng bao gồm việc tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp.
Tri thức khoa học bao gồm các sự kiện, khái niệm, quy luật, lý thuyết … liên quan đến nghề nghiệp. Các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp bao gồm các kỹ năng, kỹ xảo đặc thù của nghề tương ứng. Kết quả của giáo dưỡng là tạo ra các năng lực hoạt động nghề nghiệp cho HS.
Giáo dục học sinh
Đồng thời với giáo dưỡng, QTDH còn thực hiện chức năng giáo dục, hình thành cho HS thế giới quan, quan điểm đạo đức, niềm tin, lòng mong muốn, hành vi ứng xử và hoạt động thích hợp trong xã hội…. Nghĩa là một tổng thể phẩm chất nhân cách tiêu biểu cho xã hội (người ta còn gọi là nhiệm vụ dạy làm người)
Thực hiện chức năng giáo dục bắt nguồn hữu cơ từ chính nội dung, phương pháp, phương tiện, nhưng đồng thời cũng từ sự giao tiếp, giao lưu giữa GV và HS.
Thực chất chức năng giáo dục của dạy học là chức năng làm cho quá trình dạy học mang tính mục tiêu và có tính giá trị của xã hội nhất định.
Phát triển học sinh
Dạy học là tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân như năng lực nhận thức và năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực tự học, tự thích ứng (người ta còn gọi là nhiệm vụ dạy phương pháp).
Nhiệm vụ phát triển sẽ có hữu hiệu hơn nếu có phương hướng rõ ràng lôi cuốn HS vào những loại hình hoạt động có tác dụng phát triển sự cảm thụ và lĩnh vực vận động trí tuệ, ý chí, cảm xúc, động cơ của cá nhân HS.
Cần nhấn mạnh rằng dạy học bao giờ cũng mang tính phát triển cá thể người học nhưng chúng ta chưa định hướng rõ rệt các phương pháp và nội dung dạy học theo hướng đó cho nên phạm vi những phẩm chất cần phát triển có phần nào bị thu hẹp. Với ý nghĩa đó, việc quá độ sang dạy học theo hướng phát triển có ý nghĩa là mở rộng phạm vi các ảnh hưởng phát triển, tăng cường các yếu tố sáng tạo trong hoạt động học tập.
Đặc điểm của nhiệm vụ phát triển là nó không tồn tại tự nó mà là kết quả của hai chức năng giáo dục và giáo dưỡng. Nhưng cường độ, mức độ đa dạng, chiều sâu của sự phát triển phụ thuộc vào giáo dưỡng và giáo dục.
Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ
Cả ba có mối quan hệ mật thiết với nhau: cái này đi trước cái kia, cái kia là hậu quả của cái này, nhưng đồng thời là điều kiện tích cực hóa nguyên nhân ban đầu. Hai nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục hợp lại thành cơ sở cho nhiệm vụ phát triển.
Nhiệm vụ thứ ba đến lượt mình, sau đó tích cực hóa hai chức năng đầu. Bởi vậy cần xét đến tính biện chứng thống nhất của ba chức năng ấy khi tiếp cận đến mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau.
Ba nhiệm vụ cơ bản này được thực hiện bằng cách lên kế hoạch tổng thể các nhiệm vụ của bài dạy (giáo dưỡng, giáo dục, phát triển), rồi lựa chọn nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, kết hợp với các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để giải quyết lần lượt các nhiệm vụ một cách thích hợp trong mỗi giai đoạn của bài học, cuối cùng kiểm tra, phân tích kết quả, đồng thời đánh giá tiến độ thực hiện ba chức năng trên.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Lý luận dạy học là gì? Mô hình, đối tượng, nhiệm vụ
- Mô hình dạy học thông báo
- Mô hình dạy học điều khiển hành vi
- Mô hình dạy học hành động học tập khám phá của Jerome Bruner
Lý luận dạy học là gì? Mô hình, đối tượng, nhiệm vụ
Bài viết sauTục ngữ là gì? Nguồn gốc, nội dung, đặc điểm thi pháp
Có thể bạn quan tâm
Đường trung trực là gì? Các tính chất và dạng toán liên quan
14/12/2023Hệ thống kỹ năng học tập
03/08/2021Học tập theo phương pháp POWER
03/04/2022Giáo dục đạo đức là gì?
07/08/2021Nhà trường là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động
09/11/2021Hệ thống các khoa học giáo dục học và mối quan hệ với các khoa...
14/07/2022Follow Us
Facebook Twitter Instagram Pinterest Linkedin YoutubeRecent Posts
Phương pháp sơ cứu người bị bỏng
30/05/2022Phương tiện và kĩ thuật chữa cháy
30/05/2022Những nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp đề phòng
29/05/2022Qui định điện trở nối đất
29/05/2022Quy định An toàn đối với đường dây, cáp điện
29/05/2022
Categories
- Ẩm thực (1)
- An toàn lao động và môi trường (19)
- Báo chí truyền thông (27)
- Bảo hiểm (11)
- Bất động sản (21)
- Chuyển Đổi (108)
- Du lịch (5)
- Đạo đức học (20)
- Địa lý kinh tế và xã hội (137)
- Giáo dục (34)
- Hệ thống thông tin (32)
- Hóa học (9)
- Khoa học Chính trị (66)
- Khoa học Công nghệ (14)
- Khoa học tư duy (22)
- Kiến trúc – Xây dựng (1)
- Kinh tế và Kinh doanh (310)
- Lịch sử (144)
- Logic học (16)
- Marketing (15)
- Mỹ học (18)
- Nghiên cứu khoa học (70)
- Nông nghiệp (29)
- Pháp luật (2)
- Phát triển bản thân (39)
- Quản trị hành chính (26)
- Quốc phòng An ninh (45)
- Sinh học (46)
- Tài chính Tiền tệ (104)
- Tâm linh (8)
- Tâm lý học (141)
- Thể dục Thể thao (33)
- Thể thao (210)
- Thiền học (19)
- Thiên văn học (69)
- Thuế (29)
- Tiếng Việt (33)
- Toán học (4)
- Tôn giáo học (12)
- Tổng hợp (34)
- Trái đất và môi trường (64)
- Triết học (142)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh (23)
- Văn hóa học (15)
- Văn học – Nghệ thuật (86)
- Vật liệu may (12)
- Vật lý (12)
- Xã hội học (94)
Lytuong.net – Contact: [email protected]
@2021 - All Right Reserved. Designed and Developed by PenciDesignTừ khóa » Khái Niệm Về Quá Trình Dạy Học
-
Khái Niệm Về Quá Trình Dạy Học - Tài Liệu Text - 123doc
-
Câu 9 Quá Trình Dạy Học - Giáo Dục Học - StuDocu
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC - TaiLieu.VN
-
Nêu Và Phân Tích Khái Niệm Quá Trình Dạy Học - Lý Luận Dạy Học
-
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH DẠY HỌC – VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC ...
-
Quá Trình Giáo Dục Là Gì? Đặc điểm Của Quá Trình Giáo Dục
-
Quá Trình Dạy Học Là Gì
-
[PPT] Động Lực Của Quá Trình Dạy Học Các Loại Mâu Thuẫn Của QTDH
-
[PDF] PHẦN MỘT: LÍ LUẬN DẠY HỌC - Du Học Úc
-
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
-
Tiến Trình Dạy Học Khái Niệm - Pdf,word,doc,docx