Dạy Học Tập Viết Theo Hướng Phát Triển Năng Lực HS
Có thể bạn quan tâm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỤM CHUYÊN MÔN 3 – CẤP TIỂU HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2
-----0-----
CHUYÊN ĐỀ TẬP VIẾT
VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TẬP VIẾT
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
VÀO THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO?
Năm học 2017-2018
Quận 2, ngày 22 tháng 03 năm 2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình giáo dục Tiểu học, việc hình thành những kiến thức, kỹ năng cơ bản là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất như: KN nghe, KN nói, KN đọc và KN viết nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập của học sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh còn hạn chế về KN viết rất cao.
Việc rèn chữ viết đúng và đẹp vẫn đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên, nhất là giáo viên dạy các lớp đầu cấp. Do đó, để giúp học sinh có được KN viết đúng kỹ thuật, chữ viết rõ ràng, đẹp và nhằm phát triển được năng lực học tập củatừng em, chính là việc giáo viên phải rèn luyện cho học sinh từ những nét bút cơ bản đầu tiên của môn Tập viết.
Vậy, vận dụng “Dạy học Tập viết theo hướng phát triển năng lực cho học sinh” vào thực tế như thế nào để đạt hiệu quả cao?
II. NỘI DUNG
Năm học 2017-2018, được sự cho phép của Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 2 khuyến khích các trường Tiểu học sử dụng quyển “Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - Vui cùng chữ viết” (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam do thầy Hoàng Trường Giang chủ biên) ở tiết chính khóa. Trường Tiểu học Mỹ Thủy là một trong những trường thực hiện 100% từ lớp 1 đến lớp 5.
. Sơ lược về quyển “Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - Vui cùng chữ viết”
- Phối hợp trò chơi học tập
- Hình thức ghi nhớ hấp dẫn
- Bảng quy ước về biểu tượng ICON
- Hướng dẫn viết từng bước (Lớp 1, 2)
- Học như chơi – Lớp 1, 2, 3
- Bài tập rèn kỹ năng viết
2. Một số biện pháp cụ thể
2.1. Ban Giám hiệu
- Nhận thức đúng về tầm quan trọng của phân môn Tập viết, “nét chữ, nết người”.
- Tìm nguồn tài liệu, sách bổ trợ phù hợp để phát triển năng lực của từng HS (được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định).
- Xây dựng kế hoạch cụ thể việc giám sát, kiểm tra công tác giảng dạy phân môn Tập viết của GV; việc chấm vở sạch, chữ đẹp hàng tháng của GV; tổ chức các ngày hội “Em tập viết đúng, viết đẹp”, “Nét chữ, nết người”…
- Mở lớp luyện viết chữ đúng, đẹp cho các GV, đặc biệt là GV mới ra trường, GV chuyển khối.
- Thành lập CLB viết chữ đúng, đẹp; giao cho 01 GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác VSCĐ làm chủ nhiệm. Hình thức hoạt động như sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ học.
-Tổ chức Hội thi “GV viết chữ đúng, đẹp” nhằm phát triển phong trào rèn chữ.
- Ban Giám hiệu cũng cần rèn chữ để nêu gương.
- Có chế độ ưu tiên với các GV làm tốt công tác rèn chữ, giữ vở: khen thưởng, điểm cộng khi xét thi đua, phân công lớp đầu năm, …
- Dành riêng khu vực trong lớp học, ngoài sảnh trường để trưng bày sản phẩm chữ đẹp của HS nhằm tôn vinh các em.
2.2. Giáo viên
- Quán triệt về nhận thức: Phân môn Tập viết là nền tảng, tiền đề cho các phân môn, môn học khác.
- Nắm vững cấu trúc của vở “Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - Vui cùng chữ viết”
- Nghiên cứu kỹ bài dạy, soạn giảng chi tiết, cụ thể, ước lượng thời gian để cân đối nội dung tích hợp và chuẩn bị chu đáo trước tiết dạy.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu của bài dạy.
- Vận dụng tốt CNTT vào tiết dạy với các phần mềm hướng dẫn viết chữ.
- Mạnh dạn thoát ly khỏi sách GV, đề xuất hướng vận dụng sự sáng tạo của từng cá nhân để tiết dạy hiệu quả hơn.
- Chịu khó tìm tòi tài liệu, biện pháp nhằm tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
- Cá thể hóa học sinh (thành phần nào, số lượng bài viết cho từng cá nhân, nội dung cần rèn kỹ, …); HS tập viết theo năng lực là cần thiết.
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài thật kỹ, xem trước nội dung bài sẽ học ở tiết sau, mối liên hệ giữa tiết liền trước và bài hôm nay, hoặc bài hôm nay với bài liền sau.
- Loại bỏ tư tưởng: HS chỉ cần rèn chữ trong giờ Tập viết.
- Tổ chức các hoạt động theo mô hình VNEN, HS phát huy được năng lực của bản thân.
- Tạo nề nếp trong học tập và sinh hoạt cho từng HS.
- Tăng cường nghiên cứu, sưu tầm các loại nhạc hòa táu (về bài hát thiếu nhi), sử dụng dàn nhạc cụ dân tộc => Lồng ghép “âm nhạc dân tộc” vào tiết dạy.
2.3. Học sinh
- Có ý thức về việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Mạnh dạn, tự tin, tích cực trong các hoạt động của tiết dạy.
- Có chính kiến khi tham gia hoạt động, nhất là khi phân tích con chữ về nét, độ cao, độ rộng…
- Hiểu kỹ năng viết phải được vận dụng trong nhiều tình huống khác nhau, không chỉ trong giờ tập viết.
- Có kỹ năng: viết đúng kỹ thuật để chữ viết rõ ràng, người xem dễ nhìn, dễ đọc, tốc độ viết sẽ nhanh hơn.
III. KẾT LUẬN
1. Một số ưu điểm khi sử dụng vở “Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - Vui cùng chữ viết”
- Với phân phối bài luyện viết song hành cùng chương trình, tạo nhiều thuận lợi cho GV và HS khi tập viết.
- HS dễ dàng sử dụng vì vở tập viết có dòng kẻ sẵn; thiết kế sẵn những điểm đặt bút; cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp, số lượng chữ cần luyện viết vừa sức; tích hợp phân môn Tập làm văn và LT&C; có rèn nối nét với những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc; giấy dày, không lem mực.
2. Một số năng lực được phát triển khi dạy học Tập viết theo vở Luyện viết Tiếng Việt cho HS Tiểu học
Kiến thức | Năng lực |
Quan sát chữ mẫu | Nhận biết con chữ qua phân tích các nét cấu tạo |
Viết theo chữ mẫu | Hiểu các nét cấu tạo nên con chữ và viết lại |
Viết chữ theo điểm chấm gợi ý | Biết viết con chữ theo điểm tựa (chấm gợi ý) có sẵn |
Viết chữ không có điểm chấm gợi ý | Tự xác định vị trí để bắt đầu viết con chữ mà không có điểm tựa (chấm gợi ý) |
Viết trong bài Luyện từ và Câu | Phát triển, vận dụng vốn từ khi viết |
Viết kết hợp với các hiện tượng chính tả | Viết đúng chính tả |
Viết trong bài Tập làm văn | - Viết đúng chính tả khi muốn diễn đạt suy nghĩ - Vận dụng chữ viết vào việc trình bày ý tưởng |
IV. TRÌNH TỰ TIẾT DẠY MINH HỌA (Lớp 1)
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Trò chơi
- Giới thiệu bài mới:
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu bài
+ Hoạt động 2: Học sinh thực hành viết
- Củng cố: Rèn viết trong Luyện từ và Câu (bài tự chọn)
- Dặn dò
Từ khóa » Dạy Học Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Tiểu Học
-
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT ...
-
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Theo định Hướng Phát Triển Năng Lực ...
-
Phát Triển Năng Lực - TẠP CHÍ GIÁO DỤC
-
Phân Tích đặc Trưng Cơ Bản Của Dạy Học Phát Triển Năng Lực Và Phẩm ...
-
Dạy Học Theo định Hướng Phát Triển Năng Lực Là Gì? - Luận Văn 2S
-
Hỏi - đáp Về Dạy Học Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
-
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Nhằm Phát Triển Năng Lực Học Toán ...
-
Như Thế Nào Là Dạy Học Phát Triển Năng Lực? - Thế Giới Thủ Thuật
-
Chuyên đề "Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Theo định Hướng Phát ...
-
CHUYÊN đề Các PHƯƠNG PHÁP Dạy Học THEO ĐỊNH HƯỚNG ...
-
Phát Triển Năng Lực Tự đọc Cho Học Sinh Tiểu Học - 123doc
-
Dạy Học Phát Triển Năng Lực Môn Toán Tiểu Học - Tiki
-
Top 15 Dạy Học Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Tiểu Học
-
5+ Cách Dạy Học Phát Triển Năng Lực Môn Toán ở Tiểu Học Cho Bé Tại ...
-
Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Tiểu Học - Học Tốt
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Cực để Phát Triển Phẩm Chất Năng Lực ...
-
Phát Triển Năng Lực Cảm Xúc – Xã Hội Cho Học Sinh Lớp 3 Thông Qua ...